Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 48)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN XÍN MẦN, HUYỆN ĐÀ BẮC

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

* Vị trí địa lý

Huyện Xín Mần là huyện thuộc vùng cao biên giới phía Tây Bắc của tỉnh

Hà Giang, có vị trí địa lý từ 22027’55” đến 23040’45” vĩ độ Bắc, 104010’12” đến 104040’45” kinh độ Đông. Trung tâm huyện là thị trấn Cốc Pài, cách khoảng 146 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 2 và đường tỉnh lộ 176, cách ngã 3 Bắc Quang (trung tâm giao thông đi Hà Nội) khoảng 60 km có đường giao thông và đường ô tô vào trung tâm huyện và tới các trung tâm xã. Có vị trí giáp ranh như sau: phía Bắc giáp huyện Mã Quan nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Tây giáp huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang; phía Nam giáp huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang.

Huyện Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm phía Tây Bắc Việt Nam, là một

huyện vùng cao với những điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, trung tâm huyện là thị trấn Đà Bắc cách TP.Hòa Bình 20km theo tỉnh lộ 433 và Hà Nội 92km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý ở 21008’ vĩ tuyến Bắc, 104051’ kinh tuyến Đông, có vị trí: phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La; phía Nam giáp huyện Cao Phong và Tân Lạc tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp Thành phố Hòa Bình cách khoảng 20 km; phía Tây giáp huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình và huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, ngăn cách bởi sông Đà.

Với vị trí địa lý như vậy thì: huyện Xín Mần sẽ có điều kiện trong mối bang giao PTKT, khoa học kỹ thuật với TP Hà Giang, các tỉnh lân cận và nước Trung Hoa. Còn huyện Đà Bắc giao thông thuận lợi hơn huyện Xín Mần, có điều kiện giao lưu kinh tế hàng hóa với TP Hòa Bình, Hà Nội. Giao thông đến trung tâm huyện và các xã cũng dễ dàng và thuận lợi hơn ở huyện Xín Mần. Ngược lại huyện Xín Mần cách xa trung tâm, địa hình chia cắt, hiểm trở, đường xá chưa thuận lợi, giữa các xã còn nhiều tuyến đường chưa đảm bảo giao thông khi mưa nên việc đi lại rất khó khăn.

* Đặc điểm địa hình

Huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang là huyện vùng núi cao đất, có địa hình

khá phức tạp, núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh theo các khe suối, có độ dốc lớn. Khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam được hình thành trên nền đá granít, biến chất thành gơnai, đá phiến kết tinh, đá phiến mica thạch anh và đá quăczit. Địa hình phổ biến ở Xín Mần là dạng vòm hoặc nửa vòm xen kẽ các dạng địa hình dốc, nhiều nếp gấp, xen kẽ với những dải núi cao là thung lũng với những dải đất hẹp, độ cao nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, toàn huyện chia làm 3 dạng địa hình chính là: địa hình núi cao: độ cao từ 800 – 1.600m; địa hình núi thấp: độ cao từ 800 – 900m; địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các núi đồi có độ cao trung bình 500m. Sông suối đều ở dạng hẻm, độ dốc lớn và chảy xiết, sườn núi quá dốc khiến đất đai bị xói mòn và rửa trôi mạnh, lại không có sự bồi tụ nên tầng đất mỏng. Phần lớn đất nông nghiệp canh tác đều dựa vào nước trời, thậm chí mùa mưa cũng thiếu nước, nên chỉ thích hợp với các cây công nghiệp như: chè, đậu tương và chăn nuôi đại gia súc và ong.

Huyện Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình là một phần chặng mở đầu của kiểu địa

hình vùng núi cao Tây Bắc với đặc trưng cho địa hình núi cao trung bình. Địa hình dốc thoai thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc bình quân khoảng 34 – 350, phân chia thành 2 vùng, phía Tây Bắc là núi cao và phía Đông Nam vùng núi thấp, độ cao trung bình 560m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất là Phu Canh cao 1.373m. Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn. Địa hình Đà Bắc nổi bật phân cách mạnh bởi các dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và sông suối dày đặc, chênh lệch nhau khá lớn, trên bề mặt đa số là núi đá tai mèo, độ dốc lớn và hiểm trở. Do địa hình có sự phân bố không đồng nhất và lối canh tác theo phong tục tập quán của từng vùng, địa phương nên các sản phẩm nông nghiệp cũng có tính chất đa dạng và phong phú. Về đất lâm nghiệp, ngoài diện tích đất lâm nghiệp có rừng còn lại là đồi núi trọc và núi đá không có cây cối.

Với điều kiện địa hình như vậy: huyện Xín Mần có điều kiện giao thông đi lại, việc giao lưu với bên ngoài và giữa các xã với nhau rất khó khăn, gây cản trở phát triển kinh tế xã hội cũng như hạn chế giao lưu giữa cộng đồng các dân tộc với bên ngoài, gián tiếp làm giảm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào các hoạt động PTKT. Còn Đà Bắc, địa hình tạo sự ngăn cách rất lớn trong giao

lưu hàng hóa, khoa học kỹ thuật giữa các cộng đồng trong nội huyện với nhau cũng như giao lưu với bên ngoài, mặc dù giao thông tới trung tâm huyện cũng có phần thuận lợi, nhưng đường đến các xã còn bị chia cắt mạnh bởi sông suối, và hệ thống đường giao thông huyện lộ. Tuy nhiên đặc điểm địa hình của Đà Bắc có sự thuận lợi hơn cả về độ dốc, đất đai, giao thông thủy lợi so với Xín Mần.

3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

Huyện Xín Mần nằm trong vùng khí hậu có tính chất nhiệt đới và á nhiệt

đới, mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè nóng mưa nhiều; khí hậu nhìn chung mát và lạnh hơn các tỉnh vùng Đông Bắc nhưng lại ấm hơn các tỉnh vùng Tây Bắc.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,80C; nhiệt độ cao nhất là 26,90C vào tháng 6, thấp nhất là 11,20C vào tháng 1; biên độ dao động nhiệt độ năm là 120C và ngày đêm là 6 - 70C. Tổng lượng nhiệt từ 8.300 - 8.5000C/năm. Nhìn chung nhiệt độ vùng dao động theo mùa, chỉ có sự biến động lớn khi chính mùa, vào mùa hè đôi khi nhiệt độ lên quá cao, mùa đông lại có những đợt rét đậm kèm theo sương muối kéo dài gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

- Độ ẩm: Xín Mần là một huyện có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm; độ ẩm bình quân là 80%, trong đó tháng lớn nhất là 84% (tháng 1), thấp nhất là 74% (tháng 4). Độ ẩm cao diễn ra vào các tháng cuối mùa đông, đầu mùa xuân.

- Lượng mưa: Mùa mưa ở Hà Giang kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tập trung nhiều vào tháng 6 và 7, nhưng Xín Mần là huyện có lượng mưa ít, ngoài ra còn có hiện tượng mưa phùn (khoảng 32 ngày/năm), ít có bão; bên cạnh đó là sương mù bao phủ, nhất là những nơi có độ cao lớn. Tuy nhiên vào mùa mưa thường mưa nhiều nên dễ gây lụt lội, lũ quét cục bộ ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của địa phương.

- Nắng: Do cấu tạo phức tạp của địa hình nên ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô ở huyện Xín Mần có sự khác nhau rất lớn. Số giờ nắng bình quân khoảng 1.359,8 giờ, trong đó tháng 7 nhiều nhất là 192 giờ và tháng 3 ít nhất là 52 giờ.

- Gió: Các hướng gió chính ở Hà Giang nói chung và huyện Xín Mần nói riêng phụ thuộc vào địa hình thung lũng; gió trong các thung lũng thường yếu với tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5 m/s. Ngoài ra số ngày có dông trong năm cao (103 ngày), sương mù trong năm khá nhiều (khoảng 40 ngày) và đặc biệt là ít bị sương muối hơn các vùng khác.

- Thủy Văn: Huyện Xín Mần có 2 con sông là sông Chảy và sông Nậm Yên chảy qua địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Hệ thống thủy văn của huyện tương đối phong phú, mạng lưới sống suối của huyện khá đồng đều, có sông Chảy là sông lớn chảy qua với lưu lượng nước tương đối lớn. Ngoài ra còn có hệ thống các suối nhỏ và khe lạch cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, do địa hình huyện có độ dốc lớn, chia cắt mạnh nên khả năng khai thác nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, khó giữ nước, đồng thời dễ bị cạn kiệt nước trong mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Huyện Đà Bắc nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa với hai mùa

rõ rệt: mùa khô lạnh từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau, mùa nóng ẩm từ tháng 5 tới tháng 10. Đà Bắc có đặc trưng khí hậu sau:

- Nhiệt độ: Đà Bắc có nhiệt độ tương đối ổn định, đặc trưng thấp hơn so với các vùng lân cận. Nhiệt độ cao nhất là 28,90C vào tháng 6 và thấp nhất là 12,60C vào tháng 1 trung bình là 26,50C, nhiệt độ trung bình năm là 21,9oC. Biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm thay đổi rất lớn.

- Độ ẩm: Ở Hòa Bình nói chung và Đà Bắc nói riêng có độ ẩm cao, độ ẩm cao nhất là 87% vào tháng 9, thấp nhất là tháng 12 (79%). Chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không cao, do đặc trưng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thấp hơn, có nhiều đồi núi, diện tích rừng lớn giúp không khí giữ độ ẩm tốt hơn.

- Lượng mưa: Mùa mưa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10, chiếm tới 80-85% lượng mưa cả năm. Cường độ mưa lớn, đặc biệt là từ tháng 6 tới tháng 9 có mưa lớn kèm lốc xoáy, lũ quét, ngập lụt, sạt lở, gây nhiều thiệt hại. Mùa khô lạnh từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn, giá rét. Lượng mưa vào rất ít chỉ chiếm 15- 20% lượng mưa cả năm, vì vậy tình trạng hạn vào mùa khô thường xuyên xảy ra. - Nắng: do địa hình phức tạp, khác biệt các biểu hiện của khí hậu cũng rất khác biệt, mùa nắng nóng kèm mưa nhiều từ tháng 5 cho đến tháng 11, mùa khô, ít mưa, lạnh từ tháng 12 cho tới hết tháng 4 năm sau. Tháng 8 nắng nhiều nhất là 213,9 giờ, tháng 1 nắng thấp nhất là 6,5 giờ, cũng là tháng có nhiệt độ thấp nhất.

- Gió: Khí hậu Đà Bắc tương đối phong phú, bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng gió khác nhau. Mùa đông bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc, gió mùa hoạt động thường xuyên ảnh hưởng làm cho khí hậu của Đà Bắc biến động rất lớn. Mùa hè ít

nhiều chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng, xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 9, có kỳ xảy ra 2 - 3 ngày, bình quân 5 - 10 ngày trong 1 năm. Những biến động bất thường của thời tiết cũng gây nhiều trở ngại cho sản xuất và đời sống.

- Thủy văn: Huyện Đà Bắc nằm trong vành đai của hệ thống sông Đà, nguồn nước và phù sa bồi đắp hàng năm lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra hệ thống suối, kênh ở Đà Bắc phong phú khá thuận lợi về nguồn nước. Chiều dài sông Đà qua huyện 70 km với lưu lượng bình quân cả năm 1.600m3/s. Trữ lượng nước hồ sông Đà khoảng 9 tỷ m3. Nguồn nước ngầm mùa khô ở độ sâu khoảng 5m, mùa mưa khoảng 2-3m đã có nước. Với điều kiện này rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu và nước sinh hoạt trong huyện.

Với điều kiện khí hậu thủy văn của hai huyện ta nhận thấy Đà Bắc có đặc trưng của khí hậu nóng ẩm gió mùa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hơn Xín Mần, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và số giờ nắng ở Đà Bắc đều cao hơn huyện Xín Mần. Đặc điểm tương đồng ở hai huyện là thời tiết có 2 mùa, mưa nóng ẩm và khô hanh lạnh rõ rệt, điều kiện khá thuận lợi cho cây cối phát triển, tuy nhiên khi mùa đông tới huyện Xín Mần nhiệt độ thấp hơn, chịu nhiều thiệt hại cả vật nuôi và cây trồng rất lớn, cản trở phát triển kinh tế nông nghiệp của nông dân (Điều kiện khí hậu thủy văn của hai huyện thể hiện trong bảng 3.1 phụ lục 1).

3.1.1.3 Đặc điểm đất đai

Huyện Xín Mần: hình thành trên nền địa chất cổ sinh và nguyên sinh,

phiến thạch, sa thạch, đá biến chất, đá kết von … Đất được hình thành chủ yếu do sự phong hóa từ đá mẹ, toàn huyện có 4 loại đất chính như sau:

Nhóm đất phù sa phân phối chủ yếu hai bên bờ sông Chảy, sông con và

các suối, thích hợp với trồng lúa nước, hoa màu. Đây là loại đất pha cát và thịt nhẹ, đã được khai thác nhiều nhưng kỹ thuật canh tác còn kém, năng suất cây trồng chưa cao. Cần có đầu tư thủy lợi, chủ động tưới tiêu, phân bón hữu cơ, giống mới, tăng vụ, tăng năng suất giải quyết một phần lương thực cho vùng;

Nhóm đất đỏ vàng trên đá sét phân bố trên địa hình đồi núi cao phía Bắc,

thành phần cơ giới thịt nhẹ tới sét nặng thích hợp với cây dài ngày hoặc với cây ngắn ngày. Tuy nhiên đất chủ yếu phân bố ở nơi có độ đốc lớn dễ xói mòn;

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi phân bố trên các đỉnh núi cao, chất đất tốt,

nhiên. Do địa hình cao nên loại đất này chỉ sử dụng cho lâm nghiệp, khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ các nguồn nguyên sinh;

Nhóm đất mùn vàng trên núi cao và dốc, hàm lượng mùn trong đất cao

nhưng nằm trên địa hình núi cao và dốc nên chỉ có ý nghĩa lâm sinh, đây cũng là một trong những kế sinh nhai quan trọng của nhiều người dân tộc thiểu số.

Huyện Đà Bắc: Quá trình hình thành đất chịu tác động của kiến tạo địa

hình Phanxiphăng và Sầm Nưa. Do quá trình cacxtơ và trầm tích mạnh, phần lớn đất đai của huyện được hình thành từ các đá mẹ có nguồn gốc đá vôi, sa thạch, phiến thạch, diệp thạch... Đất có tầng dày trung bình 50 - 80cm, riêng các thung lũng có tầng dày trên 1m, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nhẹ. Rải rác có những cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, thích hợp cho việc quy hoạch các vùng sản xuất lớn các loại cây luồng, quế, hồng, chè tuyết, chăn nuôi bò sữa, cây rừng,... có nhiều loại đất phù hợp với loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và dược liệu.

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w