Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 60)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN XÍN MẦN, HUYỆN ĐÀ BẮC

3.2.2Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.2.1 Phương pháp tiếp cận

* Tiếp cận có sự tham gia

Đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá “sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động PTKT để giảm nghèo” có sự tham gia của cán bộ địa phương bao gồm cán bộ các cấp: huyện, xã, thông bản và thành viên cộng đồng các dân tộc có tham gia các hoạt động PTKT trong các chương trình giảm nghèo. Bằng các phương pháp đánh giá như: phỏng vấn, PRA, thảo luận… Qua đó thu thập ý kiến và xác định các giải pháp phát huy vai trò sức mạnh của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động PTKT để XĐGN.

Đề tài sẽ tiếp cận cộng đồng các dân tộc theo nhóm dân tộc để phân tích sự khác nhau trong quá trình tham gia của từng nhóm dân tộc vào các hoạt động phát triển kinh tế, từ đó tìm ra tồn tại, hạn chế sự tham gia của từng cộng đồng nhóm dân tộc làm căn cứ đề xuất giải pháp đối với từng dân tộc.

* Tiếp cận theo giới

Đề tài cũng sẽ đề cập đến vấn đề giới tham gia trong các hoạt động PTKT liên quan đến sự tham gia của các thành viên vào các hoạt động PTKT để xóa đói giảm nghèo. Từ đó xác định vai trò của giới trong PTKT để giảm nghèo và xác định giải pháp phát huy cộng đồng các dân tộc đối với mỗi giới tính trong PTKT.

* Tiếp cận theo vùng

Giữa các vùng miền khác nhau sẽ có sự chênh lệch nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội và phong tục tập quán. Đề tài sẽ xác định đối với mỗi vùng vai trò của cộng đồng trong các hoạt động PTKT có sự khác nhau như thế nào từ đó đề cập đến giải pháp cụ thể phù hợp với từng vùng.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp

Dựa vào các tài liệu có sẵn, đề tài xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và đánh giá tổng quát về thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động PTKT tại các điểm nghiên cứu. Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội; chính sách cơ sở… Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin; tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại cơ quan cung cấp thông tin; kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát và kiểm tra chéo.

* Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua: Điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp các cán bộ huyện, cán bộ xã, cán bộ thôn bản và người dân trong mẫu chọn nghiên cứu. Tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, thông qua các bước:

(1) Điều tra thử: nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra thử tại 4 huyện nhóm cán bộ và thành viên cộng đồng. Chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm một số người để điều tra, kiểm tra sự phù hợp của các bảng hỏi. Điều chỉnh, bổ sung bảng hỏi.

(2) Đánh giá có sự tham gia (Pariciptory Rapid Appraisals - PRA) được triển khai các cấp huyện, xã, thôn bản và cộng đồng, thông qua phuơng pháp thảo luận. Lấy ý kiến của các bên liên quan, nhấn mạnh ý kiến về sự tham gia của cộng đồng nhằm đánh giá vai trò của cộng đồng trong các hoạt động PTKT nhằm XĐGN.

(3) Phỏng vấn: Dựa trên phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu theo mẫu đã chọn tại các cấp đã chọn tại mục 2.1.

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 60)