KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 135)

5.1 Kết Luận

Sau nhiều nỗ lực XĐGN nước ta đã đạt được kết quả lớn trong công cuộc XĐGN. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 giảm xuống 12,6%, tuy nhiên kết quả này chưa bền vững; tỷ lệ hộ sống ở sát mức nghèo rất lớn, dễ bị tổn thương và dễ quay trở lại đói nghèo khi gặp rủi ro, bất định. Vấn đề đặt ra là phải giảm nghèo nhanh và bền vững, bằng việc phát huy nội lực cộng đồng trên phương diện nhà nước chỉ hỗ trợ phần mà cộng đồng không thể có, còn lại cộng đồng phải tích cực tham gia các hoạt động PTKT nỗ lực giảm nghèo thì kết quả mới bền vững.

Có nhiều CT, DA, chính sách, hoạt động phát triển kinh tế của Nhà nước, địa phương nhằm hỗ trợ người dân XĐGN, nhưng sự tham gia của người dân trong các hoạt động PTKT, CT, DA hay chính sách này rất hạn chế, chủ yếu họ đóng vai trò thụ hưởng chính sách là chính, chưa tham gia đóng góp nhiều, cũng chưa có tinh thần trách nhiệm đối với công cuộc XĐGN. Điều này vô tình tạo ra tâm lý ỷ lại vào chính sách, người nghèo thờ ơ, cộng đồng ngoài cuộc mọi hỗ trợ trở thành tự biên tự diễn. Đặt ra nhiệm vụ cần huy động sức mạnh từ cộng đồng các dân tộc tại chỗ tham gia đóng góp, phát triển kinh tế và nỗ lực giảm nghèo.

Trên thực tế có rất nhiều nghiên cứu trong nước, cũng như ở nước ngoài về phát triển có sự tham ra. Huy động cộng đồng tham gia các hoạt động PTKT đã rất thành công ở một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... và ở Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh nhiều CT, DA thành công tốt đẹp nhờ vào đóng góp không nhỏ của cộng đồng. Đóng góp có thể bằng tiền, hiện vật... nhưng huy động hiệu quả nhất là đóng góp bằng sức lao động và các vật tư cộng đồng đang có, giảm nhẹ chi phí, tránh nặng phí thuế cho người dân.

Quá trình khảo sát thực tế tại hai huyện Xín Mần và Đà Bắc cho thấy: đây là hai huyện khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, là huyện nghèo lại có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, là hai huyện được triển khai thực hiện nhiều CT, DA nhằm hỗ trợ giảm nghèo. Kinh tế xã hội hiện nay ở hai huyện có nhiều khởi sắc, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, có nhiều hoạt động phát triển kinh tế của hộ, của địa phương và trong các CTMTQG để giảm nghèo, tuy nhiên vẫn chưa huy động được tối đa sự tham gia của cộng đồng.

Hoạt động phát triển kinh tế hộ của hai huyện bao gồm: hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và khai thác lâm sản; hoạt động kinh doanh buôn bán và cung cấp dịch vụ; và các hoạt động buôn bán khác. Các hoạt động này ở quy mô kinh tế hộ nên người dân nỗ lực thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu LT-TP của gia đình cũng như phát triển kinh tế của hộ. Cộng đồng dân tộc Kinh thiên về kinh doanh buôn bán, các cộng đồng dân tộc khác thiên về sản xuất nông nghiệp mà điển hình là trồng trọt và chăn nuôi là chính, tuy kinh tế có khởi sắc nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao, người dân chưa biết làm ăn và hầu hết phụ thuộc thiên nhiên. Ở Xín Mần chính người dân cũng chưa tha thiết với việc phát triển kinh tế của chính họ, cũng không có nhu cầu hay tâm lý giảm nghèo.

Ở cả Xín Mần và Đà Bắc đều có phát động nhiều hoạt động PTKT ngoài các CT, DA như: phát động quỹ sản xuất cho người nghèo, phát động quỹ khuyến học, vay vốn tín dụng bằng tiền quỹ đoàn thể, đào tạo nghề cho người nghèo, quỹ vì người nghèo (ở Đà Bắc là quỹ tình thương), huy động được hầu hết cộng đồng các dân tộc sẵn sàng tham gia. Tuy nhiên ở huyện Xín Mần thì người dân sẵn sàng tham gia hơn huyện Đà Bắc, vì ở huyện Xín Mần sự huy động chủ yếu sức lao động, một số ít góp tiền, ở huyện Đà Bắc thì 100% là đóng tiền, dẫn đến tâm lý, thuế phí nặng và người dân chán nản với chính sách.

Ở hai huyện có các CT, DA chính là: CT167, CT134, CT135I&II, NQ30a, một số dự án phi chính phủ khác hỗ trợ giảm nghèo. Trong các CT, DA này có nhiều hoạt động PTKT như: xây dựng CSHT địa phương; nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng; cho vay vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo; hỗ trợ đào tạo khuyến nông, xây dựng mô hình, phát triển ngành nghề; hỗ trợ đầu vào sản xuất; hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo …. Hầu hết các nhóm dân tộc đều biết, và tham gia các bước như: họp xác định nhu cầu; lập kế hoạch; triển khai thực hiện; giám sát đánh giá; sử dụng hưởng lợi; quản lý sản phẩm. Tuy nhiên các khâu GSĐG, lập kế hoạch và quản lý... có chọn lọc, người tham gia phải là những người có nhận thức tốt, trình độ học vấn cao, cán bộ cộng đồng. Các hoạt động này ở hai huyện luôn cố gắng có 100% hộ nghèo được hưởng lợi từ CT, DA. Quá trình khảo sát cũng cho thấy hầu hết các hộ đầu tư bằng vốn của gia đình tự có, một số ít được vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức khác, họ có tham gia các lớp tập huấn khuyến nông nhưng chủ yếu là nam giới tham gia, chủ hộ là nam chiếm số lượng rất lớn… với lý giải thì “chủ hộ phải là người nắm được

mọi thông tin và hoạt động, cũng như quyết định mọi việc trong gia đình”tư tưởng này làm cản trở sự tham gia của nữ vào các hoạt động phát triển kinh tế, lãng phí một lực lượng lao động lớn, hữu ích tạo ra bất bình đẳng xã hội lớn.

Quan điểm định hướng của địa phương cũng như các CT, DA là phát huy sức mạnh từ cộng đồng, nâng cao năng lực và trao quyền để họ tự PTKT, tự vươn lên XĐGN. Tuy nhiên cách làm, giải pháp áp dụng ở mỗi huyện không giống nhau: huyện Xín Mần có xu hướng huy động cộng đồng đóng góp sức lao động, vật liệu sẵn có như: tre nứa, đất đá, gạo,... cho các CT, DA. Bên cạnh đó là việc phân cấp đầu tư đến xã, thôn/bản, xét thấy khả năng có thể đảm nhiệm, xã hoặc thôn bản sẽ được phân cấp làm chủ đầu tư, mọi cuộc họp đều công khai, tài chính minh bạch, người dân được đóng góp ý kiến. Cán bộ huyện, xã có sự quan tâm lớn dành cho người dân... Việc làm này có hiệu quả rất cao, người dân rất sẵn sàng tự nguyện đóng góp, hứng khởi tham gia các hoạt động bởi ở đó họ được làm chủ thật sự. Còn huyện Đà Bắc lại huy động cộng đồng đóng góp bằng tiền việc thi công sẽ tổ chức đấu thầu, giám sát, đánh giá do bên thi công làm việc với huyện, xã. Người dân đóng góp tiền và hưởng lợi, sử dụng, có thể đóng theo khẩu, theo hộ với mức đóng góp chia bình quân, một số đóng góp ngày công nhưng rất ít. Việc đóng góp bằng tiền sẽ có thêm nguồn vốn đầu tư, nguồn lực thực hiện, dễ huy động và quản lý. Tuy nhiên nó tạo tâm lý khó chịu cho người dân đặc biệt là nhóm hộ nghèo, vô hình chung nó làm mức phí, thuế và các khoản phải đóng góp đội lên cao, người dân đóng góp bị bắt buộc nhiều hơn là tự nguyện, với hộ nghèo thì mức đóng góp là quá cao, sự tham gia của cộng đồng bị giảm sút, chưa huy động được tinh thần trách nhiệm từ cộng đồng.

Giải pháp để huy động cộng đồng tham gia PTKT là:

Với hoạt động phát triển kinh tế hộ cần tạo động lực và cơ hội cho cộng đồng các dân tộc có điều kiện phát triển kinh tế. Với hoạt động PTKT do địa phương phát động nên tạo môi trường thuận lợi cho họ tham gia đóng góp, thực hiện, giám sát và sử dụng, hưởng lợi cũng như quản lý bảo vệ sản phẩm.

Với hoạt động PTKT trong các CTMTQG về giảm nghèo

- Về hoạt động hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương: cần xem xét nên huy động những điều kiện mà người dân có khả năng đóng góp chứ không phải huy động cái công trình cần cho xây dựng CSHT.

- Về hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng: nâng cao năng lực cán bộ thực thi chính sách tại chỗ, trước hết cần phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cán bộ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, khả năng nhận thức... của cán bộ có đáp ứng được yêu cầu

Cùng với đó là nâng cao năng lực thành viên cộng đồng: khuyến khích đi học: động viên con em đồng bào đi học, hỗ trợ ngoài học phí cần có chi phí ăn ở, đi lại, trường học cần được đầy đủ thiết bị, gần nơi ở và đủ số lượng phục vụ nhu cầu. Có thể thực hiện bằng cách: lồng ghép với quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển, các hạng mục đầu tư giáo dục trong các CT, DA, nên đào tạo người tại chỗ, ngành nghề thiết thực. Cũng như các lớp khuyến nông, cần mở nhiều, áp dụng các giống mới, ngôn ngữ địa phương, mô hình trình diễn, ruộng mẫu.

Trao quyền: Bên cạnh nâng cao năng lực là trao quyền, khi cộng đồng có đủ năng lực và họ được nắm trong tay quyền tự quyết, họ sẽ có quyết định đúng đắn hơn để đạt lợi ích tối ưu của họ. Trong từng công trình, hạng mục nên phân cấp và trao quyền cho chính cộng đồng làm chủ quản lý, đầu tư và

- Về hoạt động hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo: xét duyệt công bằng hợp lý với điều kiện hiện tại, đơn giản thủ tục vay vốn, tránh thủ tục ngoài, phân định rõ mức lãi suất đối với từng mục đích vay vốn, khuyến khích, ưu tiên vay sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu rủi ro vay vốn. Định hướng sử dụng vốn cho người dân giúp họ sử dụng hiệu quả, giảm thủ tục.

- Về các lớp tập huấn khuyến nông, xây dựng mô hình và phát triển ngành nghề nông lâm ngư nghiệp: bước đầu tiên cần phải xem người dân đang có nhu cầu về cái gì? Lĩnh vực nào? Xây dựng mô hình trình diễn và hỗ trợ ngành nghề nên lựa chọn điều kiện phù hợp để người dân tìm thấy cái giống và khác với gia đình mình nâng cao khả năng ứng dụng vào thực tế

- Về hỗ trợ đầu vào sản xuất NN, LN, TS: hỗ trợ đúng, đủ, kịp thời và phù hợp, hỗ trợ công bằng và cần có biện pháp phát triển lâu dài, tránh tạo tâm lý ỷ lại. Việc hỗ trợ cũng cần trải qua nghiên cứu, xem xét điều kiện sinh thái của địa phương với các đầu vào được hỗ trợ cho người dân, khả năng sống, năng suất, chất lượng của giống, khả năng sử dụng vật tư nông nghiệp khác phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai, khí hậu và nguồn nước của địa phương.

Và các giải pháp khác: thay đổi cơ chế chính sách, huy động cái người dân có, Nhà nước hỗ trợ cái cộng đồng không thể gánh vác. Lập kế hoạch chi tiết, nên phân cấp, trao quyền cho cơ sở có đủ năng lực làm chủ đầu tư, huy động đồng bộ cộng đồng. Bên cạnh đó: phát triển cơ sở vật chất đầy đủ, nâng cao năng lực cho cộng đồng, tăng cường tuyên truyền, thông tin, tăng cường cán bộ có chất lượng, số lượng và cán bộ là người dân tộc thiểu số, huy động nữ giới cùng tham gia. Với huyện Xín Mần: giải quyết các khó khăn nguồn lực, tăng cường đất đai, vốn, nhận thức... cho cộng đồng tự PTKT, với huyện Đà Bắc: nên thay đổi cách thức huy động nguồn lực từ cộng đồng, huy động cái cộng đồng có, phân biệt hộ nghèo, tăng cường các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giảm tích tụ lao động cũng như đất nông nghiệp.

5.2 Khuyến nghị

* Đối với Nhà nước:

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cải cách cách thức thực hiện cũng như huy động nguồn lực cho phù hợp với từng địa phương, từng hạng mục công trình. Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa như các huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang và Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình. Hỗ trợ cơ bản cho đối tượng chính là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, những người gặp rủi ro, người không có khả năng cải thiện đời sống của mình xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của họ - tức là hỗ trợ cái họ cần thiết nhất. Quá trình hình thành chính sách cần phải có khảo sát nhu cầu của người được thụ hưởng chính sách, cần xem bản thân họ cần cái gì để PTKT, cũng như cải thiện đời sống của mình, hỗ trợ này mang tính công bằng xã hội. Kế hoạch thực hiện các CT, DA hay chính sách giảm nghèo cần được lập cụ thể, chi tiết đến từng đối tượng, lồng ghép nguồn hỗ trợ với khả năng đóng góp của cộng đồng. Hỗ trợ của Nhà nước không phải là chìa khóa vạn năng, cần có kế hoạch tài chính và kế hoạch nguồn lực huy động nguồn lực từ cộng đồng thì hiệu quả hỗ trợ sẽ cao hơn. Trong đó chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, kinh tế cho địa phương đó. Hỗ trợ phát triển sản xuất không nên cung cấp theo kiểu cứu đói, bảo trợ, cần phải để người dân tự có kế sinh nhai của mình và hỗ trợ họ làm tốt hơn. Nên đảm bảo toàn bộ người nghèo, dân tộc thiểu số được hưởng chế độ chăm sóc y tế, giáo dục, đời sống toàn diện, chính sách dành cho họ nên phù hợp với điều kiện mà không đánh đồng với nhóm hộ khác.

Tạo môi trường pháp lý hấp dẫn thu hút nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài tham gia hỗ trợ người nghèo, dân tộc thiểu số ở các vùng kinh tế khó khăn. Tạo điều kiện thuận lợi cho họ đầu tư PTKT tại chỗ, tận dụng lao động, nguồn lực sẵn có để PTKT-XH địa phương. Phát triển sản xuất đa ngành nghề, cung cấp hàng hóa sản phẩm tại chỗ.

Tăng cường chính sách đào tạo lao động, đào tạo nghề cho người nghèo, dân tộc thiểu số để họ có thể tham gia các thành phần kinh tế khác. Tập huấn kỹ thuật, đưa TBKT mới vào sản xuất, tăng cường khả năng áp dụng của người dân. Tăng cường tuyên truyền, hội thảo để người dân có được thông tin và hiểu được chính sách, nâng cao năng lực cho cán bộ tại chỗ, cải thiện cán bộ cả về số lượng chất lượng, giảm nhẹ các công việc hành chính để cán bộ chuyên tâm hơn thực hiện nhiệm vụ của mình. Tăng cường đào tạo cán bộ tại chỗ, phát triển đội ngũ cán bộ là người địa phương, người dân tộc thiểu số, tận dụng sự hiểu biết của họ về cộng đồng, để họ tham gia huy động cộng đồng thì việc gần dân, huy động nguồn lực từ dân thực hiện CT, DA hay công tác XĐGN sẽ có hiệu quả tốt hơn.

* Đối với Tỉnh:

Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế các vùng khó khăn, rà soát các đối tượng cần hỗ trợ. Chỉ đạo huyện, xã thực hiện các CT, DA, có chủ trương chính sách huy động nguồn lực từ cộng đồng sao cho phù hợp với điều kiện mà cộng đồng có thể đáp ứng. Nên phân cấp đầu tư các hạng mục công trình, dự án, chính sách mà huyện, xã thậm chí thôn bản có đủ năng lực làm chủ đầu tư, trao quyền cho cộng đồng thì họ mới có tinh thần trách nhiệm tốt nhất. Cần có chính sách đồng bộ, thống nhất và sâu sát đến từng huyện, xã và đối tượng. Thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, huy động sức đóng góp từ cộng đồng đúng, đầy đủ, phù hợp. Kết hợp PTKT, XĐGN lồng ghép với bảo vệ môi trường,

Một phần của tài liệu nghiên cưu sự tham gia của dân tộc (Trang 135)