Những kinh nghiệm trong quản lý và phát triển của các đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trung tâm khuyển nông tỉnh nghệ an (Trang 33)

nghiệp công lập trong nƣớc và quốc tế.

* Kinh nghiệm trong quản lý và phát triển của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Vườn Quốc gia Cúc Phương là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đây là một trong những đơn vị được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo chủ trương chung của Chính phủ, tại Quyết định số 3416/QĐ-BNN-TC ngày 19/10/2007 ổn định trong 3 năm giai đoạn 2007-2009 và tiếp tục được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đến nay.

Sau khi được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ và tổ chức tập huấn, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã phổ biến, quán triệt trong toàn đơn vị, qua đó mọi cán bộ công nhân viên chức hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc đầu tiên ngay sau khi triển khai, là đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trên nguyên tắc công khai, dân chủ và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện

hành. Hàng năm đều tiến hành tổng kết, đánh giá, bổ sung hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thực tế để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời làm cơ sở cho việc thực hiện các chỉ tiêu khoán chi như: điện thoại, xăng dầu, công tác phí, vật tư văn phòng, điện nước, chi tiếp khách trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính và quy định của Nhà nước. Đặc biệt quy chế chi tiêu nội bộ c ng làm rõ cách phân chia tiền thu nhập tăng thêm cho các đối tượng trong đơn vị, đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch, kích thích thi đua lao động sản xuất và công tác trong toàn đơn vị.

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm mục đích tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng đơn vị, tạo quyền chủ động cho cán bộ viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao; là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của BNN, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra kiểm toán theo quy định; sử dụng tài sản đúng mục đích có hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; đảm bảo công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu tiết kiệm chi. Nguồn thu tài chính của đơn vị hàng năm có xu hướng tăng lên rõ rệt; cơ cấu nguồn thu c ng khá phong phú, đa dạng: thu từ NSNN cấp; thu từ hoạt động sự nghiệp (phí, lệ phí; thu từ hoạt động SX D dịch vụ du lịch và chăn nuôi); thu khác (dự án viện trợ nước ngoài).

Qua công tác tổng kết đánh giá hàng năm Vườn Quốc gia Cúc Phương đều có nhận định chung về một số kết quả đạt được như sau:

- Cơ chế tự chủ tài chính đã kích thích đơn vị chủ động tìm kiếm nguồn thu, mở ra nhiều loại hình kinh doanh: ngắn hạn, dài hạn, liên doanh liên kết với đơn vị dịch vụ, từ đó tăng nguồn thu, cải thiện đời sống CBCNVC, đồng thời có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn cho hoạt động của Vườn.

- Trụ sở và cơ sở vật chất của Vườn bước đầu đã được tu sửa, nâng cấp khang trang với các trang thiết bị và điều kiện làm việc tốt hơn, tạo điều kiện có thêm thu nhập giúp cho người lao động gắn bó hơn với nghề rừng. Điển hình là cán bộ ở các trạm kiểm lâm...

- Đơn vị đã dùng nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên và nguồn thu khác nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bá, thu hút khách du lịch cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan học tập....

- Cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP c ng đã khuyến khích cán bộ viên chức của đơn vị chủ động liên hệ, khai thác các hợp đồng dịch vụ với bên ngoài để tăng thu nhập cho bản thân mỗi người và góp phần vào nguồn thu chung của đơn vị.

- Nâng cao trách nhiệm của Ban lãnh đạo, tăng cường giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên chế, kinh phí hoàn thành nhiệm vụ được giao; từng bước khắc phục tình trạng can thiệp quá sâu vào công việc cấp dưới, cấp dưới chờ sự chỉ đạo cấp trên. Sử dụng kinh phí tiết kiệm được chi trả thu nhập cho CB CNVC; thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị…

- Việc chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả đã giúp cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp giao. Đồng thời được chi trả thu nhập cho cán bộ công chức góp phần ổn định, bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên chức, người lao động; thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị…

- Chủ động hơn trong việc mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nâng cấp một số tài sản phục vụ công tác, quản lý tài sản trong hoạt động để tăng nguồn thu.

* Kinh nghiệm trong công tác quản lý và sử dụng Quỹ Khuyến nông của Thành phố Hà Nội.

Quỹ huyến nông Thành phố à Nội được thành lập theo Quyết định số 26/2002/QĐ-UB ngày 27/2/2002 của UBND Thành phố à Nội, ban hành kèm theo quy chế quản lý và sử dụng quỹ. Nguồn vốn NSNN cấp ban đầu cho quỹ khi thành lập là 5 tỷ đồng. Từ khi Thủ đô mở rộng địa giới hành chính, quy mô sản xuất nông nghiệp Thành phố lớn hơn, ngành nghề đa dạng hơn đối tượng có nhu cầu vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất nhiều hơn; hàng năm Quỹ đều được ngân sách Thành phố cấp bổ sung; đến năm 2012 Quỹ đã được cấp 93 tỷ đồng, cùng với vốn được bổ sung từ nguồn phí quản lý Quỹ là 6,184 tỷ đồng; Quỹ đã giải ngân cho các hộ vay vốn là 99,184 tỷ đồng.

Sau hơn 10 năm hoạt động, Quỹ đã đồng hành cùng nhân dân Thủ đô, để mở rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả thành các vùng hàng hoá tập trung, phục vụ nhu cầu nội tiêu và hướng tới xuất khẩu.

- Về xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Quỹ: Ban đầu thành lập do nguồn vốn ít nên bộ máy của Quỹ do một số cán bộ các phòng ban chuyên môn và một số trạm khuyến nông kiêm nhiệm; khi nguồn vốn tăng dần thì bộ máy quản lý c ng từng bước kiện toàn. Từ năm 2008, tổ chức bộ máy chỉ đạo hoạt động của Quỹ được tăng cường thêm:

+ ội đồng thẩm định cấp Thành phố: do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT à Nội làm chủ tịch, Giám đốc Quỹ khuyến nông là Phó chủ tịch, các thành viên là lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính à Nội. ội đồng thẩm định và quyết định cho vay vốn đối với các phương án có mức vay từ 100 triệu đồng trở lên.

+ Giám đốc Quỹ (là Giám đốc TT N) được thẩm định và quyết định cho vay vốn đối với các phương án có mức xin vay dưới 100 triệu đồng. Giám đốc Quỹ thành lập các bộ phận hỗ trợ và giúp việc: ội đồng thẩm định cấp cơ sở, Tiểu ban quản lý Quỹ huyến nông thuộc các trạm huyến nông quận, huyện, thị xã.

Để công tác triển khai hoạt động của Quỹ thuận lợi, đảm bảo giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích và tránh rủi ro, thất thoát; hàng năm Quỹ đều xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết trình Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính à Nội thẩm định, phê duyệt.

- Để xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, ngay từ cuối năm trước TT N đã chỉ đạo các trạm trực thuộc phối hợp với chính quyền, hợp tác xã nông nghiệp điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn sản xuất của các hộ trên địa bàn, báo cáo về TT N tổng hợp. Trên cơ sở vốn đăng ký, căn cứ vào khả năng đáp ứng của nguồn vốn (do NSNN cấp bổ sung hàng năm và vốn các hộ trả nợ khi đến hạn), TT N phân bổ kế hoạch giải ngân vốn cho từng trạm, theo từng tháng, quý trong năm; chỉ để lại từ 15-20% tổng nguồn vốn hàng năm ưu tiên giải ngân cho những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng chuyển đỏi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch.

- Tổ chức tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, xã, phường trong quá trình quản lý, sử dụng và bảo toàn Quỹ.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng, tìm hiểu kiến thức pháp luật cho đội ng cán bộ tham gia công tác quản lý Quỹ; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản…cho nông dân, chủ trang trại đang vay vốn và các đối tượng nông dân khác đang có định vay vốn.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống tài liệu, mẫu biểu phục vụ công tác hướng dẫn các hộ lập hồ sơ vay vốn của Quỹ.

- Cử cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên quản thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

- TT N đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất với sự phối hợp của các sở ban ngành Thành phố; đồng thời thực hiện tốt chế độ báo cáo tháng, quý.

ết quả giải ngân Quỹ huyến nông cho các hộ nông dân và chủ trang trại trong 10 năm (2002-2012) như sau:

Bảng 1.1: Kết quả giải ngân Quỹ Khuyến nông Thành phố Hà Nội từ năm 2002-2012. TT Ngành Số phƣơng án đƣợc vay Tỷ lệ % Số vốn đƣợc vay (tỷ đồng) Tỷ lệ % 1 Chăn nuôi 962 46,27 122,89 47,37 2 Thuỷ sản 613 29,49 62,85 24,23 3 Trồng trọt 215 10,34 31,125 12,00 4

Nông thôn và mô hình SX

kinh tế VAC 289 13,90 42,56 16,4

Tổng cộng 2.079 100 259,425 100

(N uồn: B o c o quyết to n tài c ín Quỹ K uyến nôn T àn p ố Hà nội)

Hiệu quả sử dụng vốn vay từ Quỹ khuyến nông Thành phố: - Hiệu quả về mặt kinh tế:

+ Vốn vay đã được sử dụng để phát triển mạnh các ngành sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản theo định hướng của Thành phố.

+ Khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề, khoa học kỹ thuật. + Thúc đẩy hình thành kinh tế trang trại, khuyến khích tích tụ ruộng đất, đầu tư máy móc, trang thiết bị. Góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

+ Tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động có thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng. Tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cung cấp cho thị trường Hà Nội.

- Hiệu quả về mặt xã hội:

+ Các phương án vay vốn đã tạo ra nhiều mô hình điểm, thu hút đông đảo cán bộ khuyến nông và nông dân các nơi đến tham quan học tâp, trao đổi kinh nghiệm.

+ Góp phần tạo ra nhiều việc làm mới, ngành nghề mới ở nông thôn.

+ Do hoạt động của Quỹ với không vì mục tiêu lợi nhuận, số lượng vốn và thời gian vay phù hợp nên đã góp phần tạo ra hoạt động tín dụng lành mạnh trên địa bàn, từn bước làm giảm hiện tượng cho vay năng lãi, tạo điều kiện cho các hộ nông dân và chủ trang trại vơn lên phát triển sản suất, phát huy nội lực làm giàu từ nông nghiệp.

- Bài học kinh nghiệm:

+ Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ của đơn vị từ đó nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.

+ Tuyển chọn các cán bộ có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên quản Quỹ.

+ Tăng cường công tác hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, khen thưởng, xử lý kịp thời dứt điểm các sai phạm.

+ Có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với các cơ quan, chính quyền địa phương. + Thực hiện tốt công tác kế hoạch tài chính theo đúng quy định.

* Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An.

Trung tâm Khuyến nông Long An được thành lập vào cuối năm 1991 với nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chuyển giao kỹ thuật cho nông dân đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh, trong đó sản xuất lúa là lĩnh vực trong tâm hàng đầu. Chính vì vậy, ngày từ thời gian đầu hoạt động TT N đã phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học trong khu vực để tiếp nhận thường xuyên các giống lúa mới đưa vào khảo nghiệm, thử nghiệm nhằm tuyển chọn giống có triển vọng nhằm bổ sung kịp vào cơ cấu giống cho sản xuất đại trà. Trong suốt thời gian dài hoạt động, TTKN đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân trong tỉnh, trong đó có các giống cây trồng vật nuôi mới, được nông dân rất tin tưởng. Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông c ng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin và kỹ năng sản xuất, còn vật tư phục vụ sản xuất thì do nông dân tự lo liệu. Do đó, trước thông tin thị trường quá phong phú, nhiều khi không được quản lý chặt, nên có trường hợp nông dân phải tiếp cận các vật tư không đạt chất lượng làm thiệt hại sản xuất.

Thực tế này đã thúc đẩy công tác khuyến nông phải tiến thêm một bước nữa là thực hiện khuyến nông “trọn gói”, kể cả tư vấn thị trường tiêu thụ.

Theo tiến trình phát triển ứng dụng giống nảy sinh trong thực tiến là cần phải có nguồn cung cấp giống tốt, giống đúng phẩm cấp song hành cùng lúc với các khuyến cáo sử dụng giống của khuyến nông. Từ đó, TTKN đã khởi đầu hoạt động hợp tác với một số nông dân trồng lúa nhiều kinh nghiệm để hình thành mạng lưới nhân giống; tuy nhiên, sản lượng lúa giống lúc này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu sản xuất. Nói cách khác, yêu cầu tổ chức sản xuất và cung ứng giống đã đến lúc được đặt ra như một vấn đề bức thiết của ngành trồng lúa.

Đến năm 2000, TTKN được giao thêm nhiệm vụ tổ chức hệ thống nghiên cứu và sản xuất hệ thống giống cây trồng, đồng thời mở rộng mạng lưới sản xuất giống cây trồng trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, thực hiện dịch vụ cung ứng giống cây trồng phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân.

Trên cơ sở vận dụng chỉ đạo về phát triển dịch vụ hoạt động dịch vụ tư vấn khuyến nông qua Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về công tác khuyến nông, khuyến ngư và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính cung với nhứng phân tích, đánh giá đặc điểm, tình hình thực tế về cơ sở vật chất, nguồn lực của bộ máy khuyến nông; TT N đã xây dựng và trình UBND tỉnh, Sở chủ quản phương án tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn khuyến nông; trong đó, hạng mục tư vấn - dịch vụ về lúa giống là hoạt động chính yếu.

Năm 2007, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh qua Quyết định số 3371/QĐ- UBND ngày 28/12/2007 về việc giao quyền tự chủ, tực chịu trách nhiệm thực hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trung tâm khuyển nông tỉnh nghệ an (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)