Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trung tâm khuyển nông tỉnh nghệ an (Trang 113)

- Ngành nông nghiệp và PTNT là một ngành lớn, đa lĩnh vực, các đơn vị trực thuộc nhiều. Để tăng tính chủ động, đề nghị UBND tỉnh thực hiện việc giao dự toán trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và PTNT (đơn vị dự toán cấp 1) theo quy định của Luật NSNN; Sở Nông nghiệp sẽ thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định. hi đó, Sở Nông nghiệp và PTNT uỷ quyền cho Trung tâm huyến nông tỉnh phân bổ dự toán được giao cho các trạm trực thuộc; Trung tâm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán, quyết toán của các trạm theo quy định.

- Về mức kinh phí khoán hàng năm cho các đơn vị tự chủ còn thấp, chưa phù hợp bởi tốc độ tăng giá vật tư, hàng hoá cao, trong khi các đơn vị vẫn phải thực hiện tiết kiệm chi để bù đắp phần tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ. Do vậy đề nghị UBND tỉnh hàng năm kịp thời điều chỉnh bổ sung mức khoán kinh phí cho các đơn vị để bù đắp lại phần thiếu hụt ngân sách.

- Đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hiện tại đang thực hiện theo Quyết định số 76/2010/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành danh mục, định mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, người nghèo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mức hỗ trợ cho mỗi học viên tuỳ theo nghề đào tạo từ 550.000 đ/tháng đến 650.000 đ/tháng; một lớp học không quá 35 học viên; chi phí cho giáo viên lý thuyết không quá 10% tổng chi phí cho một lớp học; chi phí cho dạy thực hành, bao gồm: lương giáo viên, vật tư, nguyên liệu, thiết bị, khấu hao tài sản cố định lớp học, thuê vận chuyển máy móc, thiết bị đối với những nghề dạy lưu động, chỉnh sửa, biên soạn chương trình, giáo trình… không dưới 75% tổng chi phí cho một lớp học; chi phí quản lý, tuyển sinh,

khai giảng, bế giảng, tài liệu học viên, cấp chứng chỉ nghề, thuê địa điểm học… không vượt quá 15% tổng chi phí một lớp học. Do các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phải tổ chức tại địa bàn các xã trong toàn tỉnh, địa bàn rộng, có nhiều xã ở huyện miền núi cao và vùng đặc biệt khó khăn; mặt khác, định mức trên c ng được ban hành từ khá lâu (2010), qua nhiều đợt tăng lương và trượt giá hàng năm; nên hiện nay, áp dụng định mức chi phí quy định như trên là quá thấp, rất khó khăn cho Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An khi tổ chức triển khai thực hiện; Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh theo hướng: đối với học phí thì tăng thêm cho phù hợp với thực tế do tăng tiền lương tối thiểu và trượt giá hàng năm; đối với chi phí quản lý, tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, tài liệu học viên, cấp chứng chỉ nghề, thuê địa điểm học… cần phải được xem xét, xây dựng theo thực tế từng vùng, từng địa bàn trên cơ sở đúng, đủ, tiết kiệm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trung tâm khuyển nông tỉnh nghệ an (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)