nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Để đảm bảo công tác quản lý thu - chi tài chính có hiệu quả thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính đối với từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc trong Trung tâm là rất cần thiết. Biện pháp tốt nhất để kiểm tra và giám sát các khoản chi tiêu của từng bộ phận, của từng đơn vị là kiểm soát thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ.
Quy chế chi tiêu nội bộ là bộ khung pháp lý cho công tác chi tiêu của các bộ phận, các đơn vị trực thuộc và là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu- chi tài chính của Trung tâm. Mọi khoản thu - chi thường xuyên phải được cụ thể, chi tiết trong Quy chế chi tiêu nội bộ và phải được thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Mặt khác, quá trình thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của Trung tâm và các đơn vị trực thuộc phải dựa trên cơ sở thực hiện công khai tài chính. Đây chính là biện pháp phát huy quyền làm chủ của CBCNV trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản của Trung tâm một cách khách
quan, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính vừa góp phần thực hiện tốt công tác quản lý tài chính của Trung tâm, vừa đảm bảo quyền lợi CBCNV sẽ là động lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Cần phải quán triệt quan điểm kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan chứ không phải là chỉ của riêng ngành tài chính và KBNN. Tuy nhiên, ở đây cần nhấn mạnh vai trò kiểm soát của BNN. Để mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trong sử dụng các nguồn kinh phí được giao, đảm bảo hiệu quả thì phương thức kiểm soát, giám sát của BNN đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính c ng phải thay đổi cho phù hợp.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị sự nghiệp của mình: Để đảm bảo công tác quản lý tài chính được tốt thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.
iểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm, quy chế chi tiêu nội bộ chính là khung pháp lý cho công tác chi trong đơn vị là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu chi tài chính trong đơn vị. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng một cách công khai, dân chủ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa CBCNV trong đơn vị.
Bên cạnh việc kiểm soát chi tiêu qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, yêu cầu cán bộ bộ phận tài chính - kế toán thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ kế toán đảm bảo khớp về số liệu và nội dung chi.
Thực hiện công khai tài chính trong đơn vị c ng là một trong những giải pháp tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tài chính của Trung tâm. oạt động công khai tài chính giúp CBCNV nắm bắt được tình hình tài chính của Trung tâm tham gia việc quản lý, theo dõi hoạt động thu chi nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác quản lý tài chính được thực hiện tốt thì quyền lợi của người lao động mới được đảm bảo, tạo động lực để hoàn thành những nhiệm vụ được Trung tâm giao cho.
Tăng cường tính công khai minh bạch như: Công khai tiêu chuẩn định mức, chế độ chi tiêu được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ; công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ; công khai phương án chi trả thu nhập tăng thêm và khen thưởng cho cán bộ, viên chức trong Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An.