Hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tài sản

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trung tâm khuyển nông tỉnh nghệ an (Trang 102)

3.2.2.1. Hoàn t i n côn t c xét duy t p ân bổ kin p í

Như đã nói ở trên, một số lĩnh vực của hoạt động khuyến nông vẫn còn một số tồn tại dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao, như trong việc xây dựng mô hình trình di n; công tác thông tin, truyền thông; công tác đào tạo, tập huấn và dạy nghề. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước thì phải hoàn thiện công tác xét duyệt phân bổ và phê duyệt dự toán kinh phí, đây là khâu đầu tiên nhưng c ng là khâu quan trọng nhất quyết định tính hiệu quả, thành công hay thất bại của một mô hình, chương trình khuyến nông. iện tại, công tác phân bổ và phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí (theo từng nguồn kinh phí không tự chủ mà UBND tỉnh đã giao) do Sở Nông nghiệp và PTNT đảm nhiệm; tuy nhiên, chất lượng của công việc này lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tham mưu và đề xuất của Trung tâm huyến nông tỉnh.

* Đối với vi c xây dựn mô ìn k uyến nôn :

Để tham mưu, đề xuất thì việc đầu tiên Trung tâm cần phải làm là xác định được danh mục các mô hình cần xây dựng với các tiêu chí: loại hình mô hình xây dựng, quy mô, địa điểm, khái toán kinh phí.

Dựa trên quá trình theo dõi, giám sát, chọn lọc qua các năm, Trung tâm cần lựa chọn và đề xuất danh mục mô hình trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt; khi lựa chọn cần ưu tiên những mô hình có yếu tố kỹ thuật mới, có tính hiệu quả và giá trị kinh tế cao, có khả năng nhân rộng và chuyển giao được tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho bà con nông dân. Để tránh tình trạng dàn trải, manh mún hoặc mang tính bình quân, phân chia mô hình và kinh phí ngân sách đồng đều cho các huyện, thì việc lựa chọn xây dựng mô hình cần mang tính tập trung: tập trung về quy mô, tập trung về lĩnh vực, tập trung về vùng trọng điểm, tập trung về kinh phí....

Trên cơ sở danh mục các mô hình lựa chọn, căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật, tỷ lệ hỗ trợ và chế độ của nhà nước, Trung tâm xây dựng dự toán kinh phí chi tiết cho từng mô hình, trình Sở Nông nghiệp và PTNT phân bổ và phê duyệt.

Để việc xây dựng mô hình phát huy được hiệu quả, thì các mô hình xây dựng cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

- Xây dựng mô hình phải phù hợp với điều kiện, trình độ người nông dân, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Xây dựng mô hình trình di n phải đi đôi với tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm thông tin, tuyên truyền, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật ra sản xuất, với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, của hội đồng tư vấn khuyến nông tỉnh.

- Xây dựng mô hình trình di n phải phục vụ cho công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con mới có hiệu quả hơn, phát huy thế mạnh của từng vùng sinh thái; kết hợp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỉ trọng dịch vụ, ngành nghề, chăn nuôi; giảm dần tỉ trọng trồng trọt.

- Xây dựng các mô hình khuyến nông tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, khuyến công…) theo hướng liên kết trên một địa bàn và với khoảng thời gian nhất định.

- Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lương và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

- Có khả năng chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình di n ra diện rộng.

Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An, việc xây dựng mô hình trình di n cần tập trung vào:

- Đối với chương trình khuyến nông trồng trọt:

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng lúa lai, lúa thuần, lúa chất lượng cao và một số cây lương thực khác.

+ Xây dựng các mô hình áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn để tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá có khả năng xuất khẩu như: lúa gạo, cà phê, chè, cây ăn quả...

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng các giống rau, cây ăn quả có năng suất chất lượng cao và áp dụng quy trình sản xuất tốt (GAP) để sản xuất rau, quả an toàn, cung cấp cho người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.

+ Thúc đẩy chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp và hiệu quả thông qua tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng, đổi mới giống cho từng vùng (cây

lượng thực, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, sản xuất rau sạch và hoa chất lượng…).

- Đối với chương trình khuyến nông chăn nuôi:

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật các chương trình khuyến nông chăn nuôi theo hướng đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường (gia cầm, lợn hướng nạc, bò, dê…).

+ Tuyên truyền và hỗ trợ đầu tư để phát triển mạnh phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại, công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi tốt (GAP) để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển hiệu quả những giống vật nuôi nội địa đặc thù, có thị trường tiêu thụ trong tỉnh và có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu.

- Đối với chương trình khuyến lâm:

+ Tập trung phát triển trồng rừng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ (tre lấy măng, trúc, trám ghép, dó trầm…); cây gỗ lớn hoặc cây gỗ lớn xen cây gỗ nhỏ…; rừng thâm canh cây nguyên liệu, cây đặc sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu...

+ Áp dụng phương thức nông lâm kết hợp và hướng dẫn thực hiện kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc để vừa đảm bảo lương thực, thực phẩm cho miền núi, vừa phát triển được rừng.

- Đối với chương trình khuyến ngư:

+ Tập trung đầu tư xây dựng các mô hình nuôi thuỷ sản biển theo phương thức công nghiệp.

+ Phát triển các giống tôm, thuỷ sản nước lợ, thuỷ sản nước ngọt, khai thác hải sản xa bờ ... tạo nguồn sản phẩm có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ huyến khích việc xây dựng mô hình quản lý cộng đồng các hoạt động sản xuất thuỷ sản, trong đó phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững; xây dựng mô hình nuôi áp dụng quy trình GAP, BMP, CoC.

+ Tổ chức đánh giá, tổng kết và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp sản xuất và quản lý cộng đồng về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, sử dụng kháng sinh, quản lý môi trường vùng nuôi, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo vệ sinh thú y thuỷ sản.

+ Xây dựng các mô hình sản xuất công nghiệp, mô hình liên kết giữa các nhóm hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản với các doanh nghiệp chế biến, các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước có khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Song song với việc xây dựng, tuyên truyền, chuyển giao và nhân rộng; hàng năm Trung tâm cần thống kê, tổng kết và đánh giá được hiệu quả thành công của các mô hình đã được đầu tư xây dựng hàng năm nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng mô hình khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

* Đối với vi c t ực i n c c nội dun t ôn tin, tuyên truyền:

Như chúng ta đã biết, mục tiêu chính của hoạt động thông tin, tuyên truyền khuyến nông là: Tuyên truyền pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước; cung cấp các thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, các thông tin về thị trường, giá cả; phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Để thực hiện, chúng ta cần phải xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.

Do đó, muốn bà con nông dân nắm bắt đầy đủ, có khả năng tiếp cận và áp dụng vào thực ti n sản xuất, thì công tác thông tin, tuyên truyền cần phải:

- Đáp ứng được nguyên tắc: đầy đủ, chính xác, kịp thời và hai chiều giữa người sản xuất với khuyến nông và các cơ quan khác liên quan

- Nâng cao số lượng và chất lượng các thông tin, các bài viết trên tờ tin, trên tập san, trên trang Web khuyến nông, trên các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, phát thanh...), trên các loại ấn phẩm, tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm. Đặc biệt là phát hành các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn nông dân cách làm ăn thông qua các băng hình, đĩa hình, phim, ảnh….

- Đa dạng về hình thức và cách thức, phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của từng vùng, từng dân tộc.

- Tranh thủ nguồn kinh phí khuyến nông trung ương hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền ở địa phương để xây dựng và nâng cao chất lượng các bản tin khuyến nông, kết nối mạng và trao đổi tin, bài với Trung tâm huyến nông Quốc gia; đồng thời tăng cường hơn nữa các hoạt động hội thi, hội chợ nông nghiệp gắn với các phiên chợ truyền thống.

* Đối với côn t c tập uấn, đào tạo, dạy n ề c o nôn dân:

Công tác đào tạo, tập huấn và dạy nghề là nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến nông; đối tượng của hoạt động này hướng tới đó là:

- Nông dân và người lao động ở khu vực nông thôn; các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Các cán bộ làm công tác khuyến nông từ cấp tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản... và các đối tượng liên quan đến công tác theo dõi, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung.

Với mục tiêu chính là:

- Cung cấp và trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; kinh nghiệm sản xuất thực tế cho bà con nông dân, người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề (nghề nông, lâm, ngành nghề nông thôn và bảo quản chế biến sau thu hoạch) cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vì vậy, để hoạt động này có hiệu quả thì Trung tâm cần:

- Tăng cường năng lực thông qua đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tham gia hoạt động khuyến nông các cấp, các vùng.

- Xây dựng, cải tiến giáo trình, tài liệu khuyến nông theo hướng hiện đại, phù hợp với những điều kiện cụ thể, bao gồm cả các tài liệu, các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ công tác tập huấn, huấn luyện như băng đĩa hình, tiếng, phim, ảnh kỹ thuật số (biên soạn bằng tiếng inh và một số tiếng dân tộc).

- Tăng cường tổ chức tham quan, khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng miền trong nước.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho các trạm khuyến nông hoạt động ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa khó khăn, thiếu thốn...

3.2.2.2. Hoàn t i n côn t c tổ c ức ạc to n kế to n.

- Trung tâm và các trạm trực thuộc cần rà soát để hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, bổ sung, cập nhật những văn bản tài chính mới, sửa đổi những quy định chưa phù hợp, thay thế những văn bản đã bị bãi bỏ bằng những văn bản hiện hành. Bổ sung, chỉnh sửa các văn bản qui định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng công việc của cán bộ viên chức và người lao động.

- Phòng ế hoạch tài vụ Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An cần bố trí cán bộ làm công tác tổng hợp về tài chính, thực hiện chức năng của đơn vị dự toán cấp 2. Hàng năm phải mở sổ kế toán (mẫu số S04/CT- ) và lập báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tổng hợp quyết toán (mẫu số B02/CT-H, B03/CT-H, B04/CT-H) tổng hợp Văn phòng Trung tâm và 21 đơn vị trực thuộc gửi cho Sở Nông nghiệp và PTNT (đơn vị dự toán cấp 1) theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp quy định.

- àng năm sau khi kiểm tra, xét duyệt quyết toán tài chính năm cho đơn vị cần phải ra thông báo kết quả kiểm tra, xét duyệt theo đúng tinh thần Thông tư số 01/2007/ TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính.

3.2.2.3. Hoàn t i n côn t c quản lý và sử dụn tài sản.

- Tất cả tài sản của Trung tâm phải được quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tăng cường hơn nữa việc sử dụng và khai thác tài sản đúng mục đích được giao, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả đồng thời phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản. Phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mất phải bồi thường. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ được tỉnh và nhà nước giao, các tài sản của Trung tâm còn được sử dụng cho việc SX D, cung ứng dịch vụ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tập huấn kỹ thuật nâng cao trình độ cho cán bộ, nông dân của địa phương, doanh nghiệp, sử dụng cho các dự án. Do đó phải trích khấu hao tài sản để bổ sung, tăng cường quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của các phòng ban chuyên môn, các trạm trực thuộc nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và hoạt động dịch vụ, SX D; nhưng tránh đầu tư dàn trải, không đồng bộ gây lãng phí nguồn vốn. hai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, tăng cường bổ sung các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả. iểm tra, quản lý cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở đó có kế hoạch bổ sung, điều động hàng năm.

- àng năm Trung tâm phải rà soát, chủ động thực hiện việc thanh lý những tài sản đã hư hỏng theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền.

3.2.3. Kiện toàn, nâng cao năng lực và vai trò của công tác kế toán tài chính.

- Trước hết cần rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy tài chính kế toán của Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An từ phòng ế hoạch tài vụ Trung tâm đến các đơn vị trực thuộc cả về năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Qua đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, tinh nhuệ và hoạt

động có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế mới. Đổi mới quy trình xử lý công việc, sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp với trình độ vị trí công việc. Việc tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ làm công tác tài chính kế toán cần phải lựa chọn được những cán bộ trung thực, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mình phụ trách, có uy tín trong mối quan hệ công tác với đồng nghiệp và các đơn vị liên quan.

- Tạo điều kiện thuận lợi cả về thời gian và kinh phí cho việc đào tạo nâng cao năng lực cho đội ng kế toán. Sắp xếp lại bộ máy kế toán, có thể đề bạt thêm một phó phòng phụ trách công tác tài chính kế toán để giúp việc và giải quyết một số công việc cần thiết khi ế toán trưởng vắng mặt.

- Thực hiện công tác luân chuyển theo chu trình, theo định kỳ: Cán bộ kế toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trung tâm khuyển nông tỉnh nghệ an (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)