Những hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trung tâm khuyển nông tỉnh nghệ an (Trang 92)

* Về cơ chế tài chính.

- Theo quy trình hướng dẫn tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, thì: Sau khi được UBND tỉnh giao dự toán ngân sách, Sở Nông nghiệp và PTNT (đơn vị dự toán cấp I) tiến hành phân bổ dự toán chi cho Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An và các trạm trực thuộc (đơn vị sử dụng ngân sách); phương án phân bổ dự toán ngân sách của Sở Nông nghiệp và PTNT cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc được gửi Sở Tài chính để thẩm tra. Sau khi phương án phân bổ ngân sách được Sở Tài chính thống nhất, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ ra quyết định giao dự toán ngân sách và phê duyệt dự toán chi tiết cho các đơn vị trực thuộc thực hiện; đồng gửi Sở Tài chính, BNN tỉnh và BNN nơi giao dịch để phối hợp thực hiện. Tuy nhiên thực tế tại Nghệ An, trong quyết định giao dự toán của UBND tỉnh đã chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách (TT N tỉnh và các trạm trực thuộc), chi tiết theo từng nội dung chi ( inh phí giao tự chủ; kinh phí xây dựng mô hình khuyến nông; kinh phí tập huấn, đào tạo; kinh phí thông tin, tuyên truyền…); vì vậy phương án phân bổ trình Sở Tài chính thẩm tra chỉ mang tính hình thức và thay vì thẩm tra phương án phân bổ thì Sở Tài chính lại làm công tác thẩm tra dự toán chi tiết để rồi ra thông báo phân bổ dự toán. Chính vì quy trình như vậy nên thời gian để giao và phê duyệt dự toán chi tiết xong cho các đơn vị sử dụng ngân sách thường rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị.

- Do phụ thuộc vào thời gian giao và thẩm tra, phê duyệt dự toán chi tiết của Sở Nông nghiệp và PTNT nên việc triển khai thực hiện không theo như kế hoạch dự kiến ban đầu của TT N; thông thường khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm mới giao xong dự toán; thậm chí một số hạng mục, nội dung còn chậm hơn nữa nên dẫn

đến tình trạng: đầu năm thì chờ đợi, cuối năm thì ồ ạt chạy đua thời gian; lịch đào tạo, tập huấn dày đặc sát thời vụ thu hoạch nên chất lượng c ng bị ảnh hưởng.

- Một số quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP chưa được thông thoáng khi triển khai còn bị vướng mắc, thiếu thống nhất bởi các văn bản pháp luật khác, do vậy các đơn vị vẫn trông chờ vào nguồn NSNN cấp, chưa mạnh dạn khai thác các nguồn đầu tư từ bên ngoài như liên doanh, liên kết kể cả vốn nước ngoài do cơ chế vẫn còn nhiều vướng mắc.

- Chưa tạo được cơ chế tăng nguồn thu cho Trung tâm nên nguồn kinh phí hàng năm (nhất là nguồn thu sự nghiệp và hoạt động SXKD) của đơn vị còn thấp, trung bình hàng năm chỉ khoảng 14 tỷ đồng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tăng thu nhập cho CBCNV. Trong đó, chủ yếu là nguồn NSNN bình quân hàng năm khoảng 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất lớn (65%); nguồn kinh phí liên doanh, liên kết tính trung bình khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm, chiếm tỷ trọng 27,6% và nguồn kinh phí từ hoạt động SX D, tư vấn dịch vụ còn rất khiêm tốn, trung bình mỗi năm là 1 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng hơn 7% tổng nguồn vốn của TTKN. Mặc dù, là một trong những đơn vị sớm triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP, nhưng việc triển khai ở các đơn vị trực thuộc và thậm chí ngay tại Văn phòng TT N tỉnh c ng còn chậm, một số cán bộ công chức viên chức do chịu ảnh hưởng của chế độ bao cấp luôn trông chờ vào nguồn NSNN, chậm đổi mới, thiếu năng động chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là ở các bộ phận hoạt động kinh doanh, tư vấn dịch vụ. Tư duy tự chủ của Ban lãnh đạo chưa cao, còn nặng tư tưởng bao cấp, chậm sửa đổi, chưa thực sự năng động. Việc khai thác các nguồn ngoài ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch, chiến lược khai thác; khả năng quản lý chưa cao chưa quản lý tốt và sử dụng các nguồn này một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; chi phí còn cao hầu như thu được bao nhiêu, chi bấy nhiêu, chưa tiết kiệm được nhiều để trích lập quỹ và điều tiết cho các hoạt động khác. Chi tiêu từ quỹ dùng để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động SX D, tư vấn dịch vụ và trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác c ng như việc nâng cao thu nhập cho CBCNV còn hạn chế.

- Chi trả thu nhập cho người lao động chưa hợp lý. Ngoài việc chi trả tiền lương, tiền công lao động theo quy định của Nhà nước (lương tối thiểu do Nhà nước quy định nhân với hệ số lương cấp bậc và các hệ số phụ cấp khác), TTKN đang thực

hiện chi trả thu nhập tăng thêm đồng đều, chưa áp dụng chi theo bằng cấp, khả năng làm việc, mức độ cống hiến.

- Quản lý các đơn vị trực thuộc còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực SX D và làm dịch vụ tư vấn khuyến nông.

* Về hiệu quả sử dụng vốn NSNN:

- Đối với việc xây dựng mô hình khuyến nông:

+ Các mô hình khuyến nông manh mún, nhiều nội dung; yếu tố kỹ thuật mới còn hạn chế; việc phân bổ kinh phí còn mang tính bình quân, chưa khuyến khích vùng trọng điểm, nơi làm tốt...

+ Công tác giám sát, theo dõi, chọn lọc để tuyên truyền những mô hình có hiệu quả làm chưa tốt, nhiều mô hình có hiệu quả nhưng việc chuyển giao và nhân ra diện rộng còn hạn chế; chưa thống kê và tổng kết được hiệu quả thành công của các mô hình đã được đầu tư xây dựng hàng năm.

- Đối với công tác thông tin, tuyên truyền:

+ Thông tin khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền hình, đài phát thanh; báo nông nghiệp ...) chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến chủ trương nhưng do kinh phí ít nên thời gian phát sóng, biên tập nội dung không phù hợp với tập quán làm việc và sinh hoạt của người dân nên hiệu quả không cao.

+ Thông tin khuyến nông trên Website, trên tập san khuyến nông chưa phong phú, chưa giới thiệu và cập nhật kịp thời các chủ trương chính sách, các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình điển hình tiên tiến cho bà con nông dân.

- Đối với công tác tập huấn, đào tạo, dạy nghề cho nông dân:

+ Do đối tượng là nông dân nên tại một số lớp, ở một số địa bàn học viên tham gia vượt quá số lượng trong dự toán đã được phê duyệt, nên thiếu tài liệu, thiếu kinh phí hỗ trợ cho học viên... ảnh hưởng đến chất lượng.

+ Cơ sở vật chất ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa khó khăn, thiếu thốn, số lượng học viên/lớp khá đông nên việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, thực hành... trong quá trình đào tạo, tập huấn gặp rất nhiều khó khăn và không hiệu quả.

+ Các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn do TT N tổ chức được triển khai tại địa bàn xã thuộc các huyện, thành thị trong toàn tỉnh nên địa bàn rộng; khó khăn trong công tác kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, trong khi định mức kinh phí thấp nên c ng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học viên được đào tạo.

* Về công tác quản lý tài chính, tài sản - Về quản lý tài chính:

+ Mặc dù có 21 đơn vị trực thuộc là đơn vị dự toán cấp 3; tuy nhiên, Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An hàng năm vẫn chưa mở sổ kế toán (mẫu số S04/CT-H) và lập báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tổng hợp quyết toán (mẫu số B02/CT-H, B03/CT-H, B04/CT- ) áp dụng cho đơn vị dự toán cấp 2 để gửi cho Sở Nông nghiệp và PTNT (đơn vị dự toán cấp 1) theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ àng năm sau khi kiểm tra, xét duyệt quyết toán tài chính năm cho các đơn vị trực thuộc; Trung tâm mới chỉ lập được Biên bản kiểm tra, xét duyệt quyết toán năm chứ chưa ra Thông báo kiểm tra, xét duyệt quyết toán tài chính năm.

+ Việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của một số đơn vị trực thuộc còn mang tính hình thức, chủ yếu do thủ trưởng cơ quan quyết định; chưa cập nhật kịp thời các văn bản thay đổi của nhà nước; qui chế chi trả thu nhập còn mang tính bình quân nên không tạo động lực cho mỗi cá nhân; việc xây dựng các văn bản qui định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động sự nghiệp của đơn vị khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn nhiều lúng túng…

- Về quản lý tài sản: hầu hết mọi tài sản của TTKN được đầu tư, mua sắm hợp lý, sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên còn một số hạn chế trong quản lý và sử dụng:

+ Do số lượng các đơn vị trực thuộc nhiều, hầu hết cơ sở hạ tầng, tài sản đều đã xuống cấp do sử dụng lâu ngày nên nhu cầu thực tế rất lớn, nhưng kinh phí hàng năn dành cho đầu tư xây dựng, mua sắm của toàn Trung tâm có hạn; nên dẫn đến tình trạng phân bổ bình quân, không có trọng điểm. Một số tài sản khi mua sắm chưa được đồng bộ dẫn đến không sử dụng được gây lãng phí.

+ Chưa thanh lý kịp thời những tài sản đã hết thời gian sử dụng và đã hư hỏng dẫn đến tình trạng thiếu trong thực tế, nhiều trên sổ sách.

* Về công tác tổ chức hạch toán kế toán

- Tổ chức bộ máy kế toán c ng như việc phân công công việc cho kế toán tuy đã hợp lý nhưng còn một số vấn đề:

+ Phòng ế hoạch tài vụ đã có Trưởng phòng, phó phòng nhưng do phó phòng là cán bộ chuyên trách kế hoạch nên khi Trưởng phòng ( ế toán trưởng) đi công tác

dài ngày hay nghỉ thai sản, ốm đau...thì công việc bên mảng kế toán bị đình trệ không có người giải quyết công việc kịp thời.

+ Việc hay thay người làm kế toán hoặc giao kiêm nhiệm thêm công việc không liên quan đến công tác kế toán tại các Trạm trực thuộc dẫn tới việc chậm ch thanh quyết toán và chậm nộp báo cáo quyết toán, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính của toàn Trung tâm.

- Cán bộ kế toán (đặc biệt là ở các đơn vị trực thuộc) đôi khi còn chưa cập nhật văn bản tài chính một cách kịp thời, còn áp dụng văn bản c vào công việc thanh quyết toán hoặc chưa thực hiện đầy đủ quy trình theo văn bản mới quy định.

- Đội ng cán bộ tài chính - kế toán mới chỉ làm khá tốt công việc kế toán tài chính nhưng chưa làm được công việc của kế toán quản trị, đó là cung cấp thông tin, tham mưu tài chính cho Lãnh đạo Trung tâm. Trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh, dịch vụ đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của nguời quản lý. Đội ng tài chính kế toán của TTKN mới chỉ cung cấp được thông tin thực hiện về những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, đã xảy ra. Đây chỉ là những thông tin kế toán thuần túy, được thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán. Trong khi đó, Ban Lãnh đạo cần những thông tin số liệu cho việc lựa chọn phương án, đề án trong tương lai. Thông tin được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý. Thông tin đó thường không có sẵn, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu thì kế toán còn phải kết hợp với nhiều ngành khoa học khác như thống kê hạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin.

Kết luận chƣơng II.

Trong chương 2, luận văn đã tổng hợp, phân tích được số liệu nguồn thu, cơ cấu thu, nguồn chi, cơ cấu chi từ năm 2010-2013 của Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An, đồng thời nêu lên được thực trạng công tác quản lý tài chính, tài sản, thực trạng công tác kế toán - tài chính, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc đơn vị. Từ đó nêu ra những kết quả đạt được và những hạn chế cần được giải quyết trong công tác quản lý tài chính của Trung tâm. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An sẽ được trình bày cụ thể tại chương 3.

Chƣơng III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH NGHỆ AN.

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An trong những năm tới.

Qua phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm huyến nông tỉnh Nghệ An cho thấy mặc dù được đánh giá là một trong những đơn vị quản lý khá tốt về mặt tài chính, kế toán và trải qua hơn 20 năm hoạt động, đơn vị c ng đã có nhiều thành tích góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh nhà nói chung c ng như trong lĩnh vực khuyến nông nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được, Trung tâm c ng còn gặp một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, c ng như đã bộc lộ một số tồn tại, nhược điểm cần phải khắc phục; do đó giai đoạn tiếp theo Trung tâm cần thực hiện một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trung tâm khuyển nông tỉnh nghệ an (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)