Xây dựng cụm ngành công nghiệp về dệt may

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 84)

Phân tích mô hình thành công của các nƣớc có ngành dệt may phát triển, ví dụ nhƣ Trung Quốc chúng ta thấy nổi lên vai trò của cụm ngành dệt may trong việc thúc đẩy ngành này phát triển.

Do vậy, sự hình thành và phát triển cụm ngành dệt may ở Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp thông qua tăng khả năng tiếp cận dịch vụ và nguồn nguyên phụ liệu, tăng tốc độ và giảm chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy nâng cao chất lƣợng. Ngoài ra, cụm ngành sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thông tin dễ dàng, từ đó thúc đẩy thƣơng mại và quá trình đổi mới trong các doanh nghiệp.

Tóm lại, cụm ngành sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam không chỉ tăng khả năng cạnh tranh mà còn tăng cƣờng hợp tác và tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển toàn ngành. Về mô hình cụm ngành dệt may của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc kết hợp với mô hình cụm ngành dệt may HCM – BD – ĐN cùng với điều kiện của Việt Nam để tham khảo và xây dựng mô hình hợp lý hơn. Hai mô hình trên đƣợc biểu diễn qua hình 3.2 và 3.3 sau đây:

Bùi Hằng Nga 79 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Nguồn: Theo nghiên cứu của Rasto Kulich – Lisa Lake – Sarah Megahed – Ali Syed, 2006.

Hình 3.2. Mô hình phát triển cụm ngành dệt may ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Nguồn: Đinh Công Khải, Từ chính sách TM đến chính sách CN, 18/03/2014.

Hình 3.3. Sơ đồ cụm ngành dệt may HCM – BD – ĐN

Xây dựng cụm ngành dệt may ở Việt Nam liên quan đến chính sách công nghiệp, dó đó vai trò của Chính phủ là hết sức quan trọng. Vì vậy, Chính phủ cần thể hiện vai trò đối với cụm ngành dệt may đó là:

Bùi Hằng Nga 80 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Thứ nhất, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và tạo tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp. Về cơ bản, ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử lâu dài, quy mô thị trƣờng tƣơng đối lớn và các thiết chế thị trƣờng đã đƣợc hình thành một cách cơ bản. Do vậy, chỉnh phủ nên tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở cạnh tranh và hợp tác cùng có lợi hơn là hƣớng đến các hoạt động hỗ trợ mang tính cục bộ, đơn lử bởi vì trong nhiều trƣờng hợp những hỗ trợ đơn lẻ nhƣ vậy sẽ làm tăng chi phí nguồn lực cho nhà nƣớc và méo mó thị trƣờng. Bên cạnh đó, Chính phủ phải xây dựng hệ thống pháp luật có hiệu lực và hiệu quả nhằm giảm rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp.

Thứ hai, đảm bảo sự tiếp cận của doanh nghiệp đến nguồn lực và nhân tố sản xuất giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực sản xuất dễ dàng với chi phí thấp nhất, qua đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, thu hút đầu tƣ vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu, đặc biệt là khâu dệt – nhuộm – hoàn tất đƣợc coi là nút thắt cổ chai của ngành dệt may Việt Nam. Hay nói cách khác là những điểm yếu kém nhất trong chuỗi sản xuất dệt may của Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)