Thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 36)

Nam

Phân tích chuỗi giá trị cho chúng ta một bức tranh sinh động về việc tạo ra GTGT của toàn ngành dệt may cũng nhƣ của từng doanh nghiệp. Việc phân tích này cũng chỉ ra rằng, không chỉ có khâu sản xuất mới tạo ra GTGT. Trong hầu hết các chuỗi giá trị, khâu thiết kế thƣờng đóng góp một tỷ lệ lớn GTGT, cao hơn hẳn khâu sản xuất. Và cũng bởi thế, lao động làm việc trong các khâu mang lại GTGT cao thƣờng đòi hỏi trình độ cao hơn và tiền công cũng cao hơn. Bên cạnh đó, phân tích chuỗi GTGT còn cho chúng ta biết con đƣờng, cách thức thƣơng mại hoá sản phẩm của ngành. Đặc biệt là cùng với phân tích chuỗi GTGT của ngành dệt may, chúng ta có thể tìm ra những điểm yếu về liên kết trong chuỗi giá trị, những điểm này có thể mang lại lợi nhuận thấp và là rào cản sức mạnh của toàn ngành.

2.2.1. Công đoạn thiết kế

Công đoạn sản xuất là công đoạn có công nghệ sản xuất thấp, thuộc “thế hệ công nghiệp” thứ nhất, các nƣớc đi trƣớc chỉ phát triển trong giai đoạn đầu của quá

Bùi Hằng Nga 31 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

trình công nghiệp hoá, sau đó họ dịch chuyển dần sản xuất sang nƣớc đi sau để tận dụng thế mạnh cạnh tranh dựa vào nguồn nhân lực giá rẻ. Lúc đó, họ chủ yếu tập trung phát triển công đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm; tạo mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu đa dạng và cao cấp của thị trƣờng may mặc. Khâu ý tƣởng và thiết kế sản phẩm, là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị dệt may thì lại là một trong những công đoạn yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam.

Vì vậy để nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp may, nâng cao đƣợc GTGT tạo ra tại Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm dệt may thì vấn đề sáng tác, sản xuất và bán những sản phẩm thời trang có GTGT cao đang trở thành nhu cầu tất yếu. Để làm đƣợc điều này, yêu cầu đầu tiên phải có đội ngũ những nhà thiết kế thời trang giỏi tại các doanh nghiệp may.

Hiện nay, những cán bộ làm công tác thiết kế thời trang thƣờng đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài và một số trƣờng đại học và cao đẳng trong nƣớc nhƣ: Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Đại học Mở, trƣờng Cao đẳng Trang trí Đồng Nai và hai trƣờng cao đẳng thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam… Việc đào tào đội ngũ này còn nhiều bất cập, thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Nhiều trường đại học, cao đẳng có khoa hoặc bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo ngành thiết kế thời trang nhƣng thực tế chỉ đào tạo chuyên ngành may là chủ yếu, một số trƣờng hầu nhƣ không tuyển sinh ngành thiết kế thời trang hoặc có tuyển sinh nhƣng lƣợng tuyển rất ít, không tƣơng xứng với nhu cầu về nguồn nhân lực thiết kế thời trang của các doanh nghiệp may.

Đội ngũ giảng viên đào tạo ngành thiết kế thời trang chủ yếu đƣợc đào tạo ở trong nƣớc, ít tham gia vào các cuộc thi trình diễn thời trang ở tầm cỡ khu vực cũng nhƣ thế giới do đó ít đƣợc cập nhật với sự phát triển của thời trang thế giới. Điều này đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến đến quá trình xây dựng chƣơng trình đào tạo ngành thời trang cũng nhƣ quá trình đào tạo nhân lực cho ngành thời trang ở Việt Nam.

Về chương trình đào tạo, tuy có nhiều trƣờng đại học và cao đẳng đào tạo cán bộ kỹ thuật thiết kế thời trang nhƣng chƣơng trình đào tạo của những trƣờng này là rất khác nhau và có nhiều bất cập, cụ thể:

Bùi Hằng Nga 32 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Công tác đào tạo nói chung và công tác xây dựng chƣơng trình đào tạo nói riêng bao giờ cũng xuất phát từ việc xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu của Báo công thƣơng ngày 29/04/2014 chỉ ra rằng, ở Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 30% giá trị xuất khẩu của ngành dƣới dạng FOB, còn lại là xuất khẩu dƣới hình thức nhận thuê gia công cho nƣớc ngoài nên doanh nghiệp ít có nhu cầu sử dụng đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà các cơ sở đào tạo nhân lực cũng chƣa chú trọng đến việc xác định nhu cầu của doanh nghiệp về đội ngũ nhân lực thiết kế thời trang, các chƣơng trình đào tạo do các trƣờng xây dựng hiện nay chỉ là các sản phẩm tƣ duy chủ quan của trƣờng cộng với việc tham khảo chƣơng trình của một số cơ sở đào tạo nhân lực thời trang trên thế giới. Chính vì vậy mà có hiện tƣợng sinh viên ngành thời trang có thể vẽ rất đẹp nhƣng không xác định đƣợc liệu có ai mặc và ai mua những sáng tác đó của mình hay không.

Trong thiết kế thời trang, yếu tố xuất phát đầu tiên phải có chất liệu vải để sáng tác, hay nói cách khác là sinh viên phải đƣợc học nội dung thiết kế mẫu vải nhƣng trong chƣơng trình của nhiều trƣờng không có môn học này hoặc chỉ tích hợp nó vào trong nội dung của một môn học khác nên thƣờng bị xem nhẹ. Chính vì vậy mà những sáng tác thời trang của các nhà thiết kế ở Việt Nam hiện nay rất khó thƣơng mại hóa, chỉ là những thiết kế để trình diễn.

Bên cạnh đó, tình hình sản xuất và xuất khẩu theo hình thức FOB của dệt may Việt Nam còn rất mới, chƣa phát triển. Sản xuất và xuất khẩu theo hình thức FOB tức là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tự mình thiết kế mẫu mã, tự chọn nguyên phụ liệu để sản xuất, rồi đi đến chào hàng, bán hàng. Nhƣng thực tế hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đƣợc các doanh nghiệp nƣớc ngoài thuê gia công chỉ định nhà cung ứng nguyên phụ liệu, may theo kiểu dáng họ thiết kế và chỉ đƣợc hƣởng % trên giá trị của sản phẩm. Khâu sáng tạo ý tƣởng và thiết kế sản phẩm, là khâu đƣa lại lợi nhuận cao nhất và có thể đảm bảo nâng tỷ lệ xuất khẩu hàng theo hình thức FOB lên, song các doanh nghiệp Việt Nam lại chƣa thể tham gia vào khâu này. Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn hàng gia công xuất khẩu theo mẫu đã đƣợc thiết kế và nguyên phụ liệu đã đƣợc chỉ định trƣớc từ phía nƣớc ngoài và hƣởng % theo số lƣợng sản phẩm sản xuất. Các doanh nghiệp, mà có khả năng tự thiết kế

Bùi Hằng Nga 33 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

và sản xuất các sản phẩm thời trang theo ý tƣởng của mình ở nƣớc ta hiện vẫn rất ít.

Do khâu thiết kế chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển một cách nghiêm túc, nên các sản phẩm may mặc của Việt Nam có GTGT còn thấp, việc đó dẫn đến lợi nhuận đem lại chƣa tƣơng xứng với khả năng cũng nhƣ giá trị xuất khẩu của hàng dệt may trong thời gian qua. Mặt khác, các doanh nghiệp may mặc trong nƣớc lại chƣa quan tâm và không biết tận dụng thị trƣờng nội địa với nguồn tiêu thụ đông đảo hiện nay. Do vậy, hàng may mặc Việt Nam dù đƣợc đánh giá khá cao tại thị trƣờng nƣớc ngoài với giá cả hợp lý, chất lƣợng vừa phải nhƣng lại không có vị trí ngay tại thị trƣờng trong nƣớc và khó đứng vững và thâm nhập sâu hơn vào các thị trƣờng lớn do chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu mạnh và uy tín. Trong khi đó, hàng may mặc của Trung Quốc với giá cả rẻ và mẫu mã phong phú; kiểu dáng đa dạng lại có thể đƣợc tìm thấy tràn ngập ở khắp các cửa hàng, siêu thị, chợ của Việt Nam với hàng loạt các shop thời trang Quảng Châu, Hồng Kông trong khi hàng dệt may Việt Nam thì rất ít hầu nhƣ không thấy, nếu có cũng chỉ ở trong mấy cửa hàng chính hãng.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nỗ lực hơn nữa trong phát triển khâu sáng tạo ý tƣởng và thiết kế sản phẩm, để có thể nâng tỷ lệ hàng xuất khẩu dƣới dạng FOB tăng lên thì rất khó để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu cho sản phẩm dệt may của mình . Một chiếc váy thời trang NEM có giá hàng triệu đồng trong khi các sản phẩm may mặc Việt Nam chỉ khoảng vài ba trăm nghìn. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này, chính là giá trị của thƣơng hiệu, thời trang NEM là một thƣơng hiệu nổi tiếng trên thế giới. Mà muốn tạo đƣợc thƣơng hiệu thì Việt Nam cần tham gia vào khâu hiệu quả hơn nữa vào khâu sáng tạo ý tƣởng và thiết kế sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may, muốn vậy thì trƣớc hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần quan tâm đào tạo đội ngũ nhân lực với kỹ thuật công nghệ tay nghề cao để có thể tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao ngay từ bây giờ.

2.2.2. Công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu

Trong ngành dệt may, công đoạn cung cấp các nguyên liệu đầu vào và công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Nó không chỉ đem lại GTGT cao mà còn giúp cho các doanh nghiệp giành thế chủ động trong cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Công đoạn cung cấp các sản phẩm thô là

Bùi Hằng Nga 34 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

công đoạn cung cấp các nguyên liệu tự nhiên nhƣ bông len, xơ sợi để xe thành sợi, chỉ. Ngoài ra, còn các sản phẩm dầu khí đốt tự nhiên để vận hành máy móc, hóa dầu tạo thành sợi tổng hợp. Công đoạn này thƣờng là lợi thế của các nƣớc có điều kiện khí hậu thích hợp với sự phát triển của cây bông, cây đay và những ngành trồng dâu nuôi tằm. Chủ yếu là các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan. Và cho đến ngày nay, ngành dệt may Việt Nam vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài chiếm gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù từ năm 2009, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu vải, sợi, xơ polyester, phụ liệu sang một số cƣờng quốc dệt may trên thế giới nhƣ Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha,… góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành (xem phụ lục 3), nhƣng tình trạng thiếu nguyên liệu vẫn là bài toán nan giải với ngành khi tỷ lệ nhập khẩu khá cao. Thông thƣờng, nhu cầu nhập khẩu để đảm bảo sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% xơ sợi ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi, dẫn đến nguyên, phụ liệu dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu.

Việc nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 đƣợc thể hiện ở bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu dệt may và nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may giai đoạn 2007 – 2012.

Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 KNXK ngành dệt may Triệu USD 7.732 9.120 9.066 11.200 14.403 15.176 20.096 Tốc độ tăng % 31,30 17,40 -0,60 23,54 25,38 8,07 18,70 KNNK nguyên liệu Triệu USD 5.214,5 5.806,4 5.252 7.084 11.209 11.363 13.547 Tốc độ tăng % 27,2 11,4 -9,56 34,9 58,2 1,37 18,80 Tỷ lệ NK/XK % 67,44 63,67 57,92 63,25 79,82 74,87 67,41

Bùi Hằng Nga 35 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Từ bảng số liệu có thể có đƣợc cái nhìn tổng quan về việc nhập khẩu nguyên liệu ngành dệt may cơ bản là tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2007 – 2013 từ 5.214,5 triệu USD lên tới 13.547 triệu USD, tăng 159, 8% cùng với sự tăng dần của kim ngạch xuất khẩu dệt may (bao gồm xuất khẩu xơ sợi và xuất khẩu hàng dệt may) từ 7.732 triệu USD (2007) lên đến 20.096 triệu USD (2013) tăng 159,9% trong 6 năm. Do kim ngạch xuất khẩu tăng thì kéo theo nhu cầu về nguyên vật liệu cũng tăng theo trong khi đó Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu cũng tăng theo, với tốc độ tăng xấp xỉ nhau.

2.2.2.1. Nguồn cung cấp bông

Ngành trồng bông và kéo sợi là khâu ở đoạn đầu của chuỗi dệt may và giãu vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các phân đoạn dệt – nhuộm – hoàn tất, nhƣng cho đến nay, khâu này vẫn chƣa phát triển cân xứng với nhau. Năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù diện tích, sản lƣợng bông đã có tăng trƣởng liên tục nhƣng còn ở mức khiêm tốn (Bảng 2.6). Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020 là diện tích trồng bông trong nƣớc sẽ đạt 76.000 ha dự kiến sẽ khó mà đạt đƣợc vì tính đến thời điểm hiện tại con số này mới chỉ là 10.000 ha (chỉ bằng hơn 1/3 mức chi tiêu đề ra cho năm 2015 là 30.000 ha), tổng sản lƣợng bông xơ cũng chỉ đạt xấp xỉ 5.000 tấn (bằng ¼ so với chỉ tiêu đặt ra cho năm 2015 là 20.000 tấn theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ). Diện tích trồng bông tăng chỉ tập trung tại một số vùng chính nhƣ vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Đối với việc sản xuất bông ngắn hạn Việt Nam không có lợi thế so sánh với các nƣớc khác vì việc sản xuất bông thƣơng đạt hiệu quả theo quy mô. Trong khi đó, theo đại diện Tổng công ty Bông Việt Nam, đối với những diện tích đất trống rộng từ vài chục đến một trăm hecta ở Việt Nam để trồng bông hiện rất khan hiếm và điều kiện thổ nhƣỡng tự nhiên cũng không phù hợp với cây bông. Muốn canh tác đƣợc trên những vùng đất này thì phải đầu tƣ toàn diện từ làm lại đất, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tƣới tiêu tự động, trang bị máy móc cơ giới để thâm canh và thu hoạch thì mới đảm bảo đƣợc năng suất và chất lƣợng bông ở những vùng này.

Tuy nhiên theo tính toán của Tổng công ty Bông Việt Nam, nếu ngành bông có đƣợc nguồn vốn để đầu tƣ nhƣ trên thì chi phí cũng sẽ rất lớn, dẫn tới giá thành không cạnh tranh đƣợc với bông thế giới cho dù điều kiện sản xuất tốt hơn.

Bùi Hằng Nga 36 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Bảng 2.6: Sản lƣợng bông Việt Nam (từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14)

Đơn vị Mùa vụ 2011/12 Mùa vụ 2012/13 % thay đổi mùa vụ Mùa vụ 2013/14 * Diện tích trồng bông Nghìn ha 10,6 9,84 -7,0 9,84

Năng suất Tấn/ha 1,34 1,28 -4,5 1,28

Sản lƣợng hạt bông Nghìn tấn 14,2 12,58 -11,.4 12,58 Tốc độ tăng trƣởng % 36,5 36,5 0 36,5 Sản lƣợng bông sợi TMT 5,18 4,59 -11,4 4,59 Sản lƣợng Nghìn kiện, 218kg/ kiện 24 21 -11,4 21

(Ghi chú:Mùa vụ 2013/14 *: dự báo mùa vụ bông 2013/2014).

Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Dự báo của USDA.

Hoạt động sản xuất bông tại Việt Nam rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết. Chính vì thế, sản lƣợng bông dao động khá nhiều giữa năm này với năm khác.

Trong ngành dệt may, mặc dù việc sản xuất bông của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng vẫn phải nhập khẩu nhiều từ các quốc gia khác và tăng dần qua các năm. Theo Hiệp hội bông sợi Việt Nam VCOSA, nếu nhƣ năm 2005 Việt Nam nhập khẩu 150.000 tấn bông thì đến năm 2012 con số này đã tăng lên 420.000 tấn bông. Nhƣ vậy, chỉ tính riêng 2012, Việt Nam đã nằm trong top 10 quốc gia sử dụng và top 5 quốc gia nhập khẩu bông nhiều nhất thế giới.

Tính riêng từ đầu năm 2013 đến hết tháng 8/2013 thì Việt Nam đã nhập khẩu 385.888 tấn bông tăng 44,58% về lƣợng so với cùng kỳ năm 2012, cuối năm 2013 đạt 588.900 tấn bông.

Thị trƣờng nhập khẩu bông lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia, Brazil, Pakistan, Trung Quốc,… trong đó Hoa Kỳ là thị trƣờng chính. (xem phụ lục 4). Tình hình nhập khẩu bông của Việt Nam đƣợc thể hiện ở hình vẽ

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 36)