Chủ động cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất dệt may

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 80)

Để tránh bất lợi khi giá cả và nguồn cung ứng nguyên liệu biến động. Để tránh quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, việc chủ động sản xuất một phần nguyên liệu cung ứng cho nhu cầu sản xuất toàn ngành dệt may đang là một vấn đề nóng. Do vậy, Nhà nƣớc và ngành dệt may Việt Nam cần phải có chiến lƣợc quy hoạch nguồn nguyên liệu, hƣớng tới nguyên liệu nội sẽ thay thế phần lớn nguyên liệu ngoại nhập. Khi đã chủ động đƣợc phần lớn nguyên liệu, ngành dệt may sẽ chủ

Bùi Hằng Nga 75 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

động thực hiện các đơn hàng đã đàm phán với các đối tác. Đồng thời, tránh đƣợc các bất lợi do giá cả nguyên phụ liệu thế giới gia tăng, ngành dệt may có thể giữ vị trí trong top các nƣớc đứng đầu về xuất khẩu hàng dệt may.

Và việc xây dựng và phát triển đƣợc nguồn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam đòi hỏi sự đầu tƣ rất lớn về vốn, công nghệ, đặc biệt là khả năng quản lý hiệu quả. Để giải quyết tốt các vấn đề này, Chính phủ cần có các chính sách thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để tận dụng nguồn vốn FDI trong việc phát triển ngành công nghiệp dệt may. Muốn thu hút FDI có lợi cho ngành dệt may đòi hỏi Việt Nam phải có một chính sách ƣu đãi phù hợp đi kèm lộ trình tự do hóa thị trƣờng đƣợc xây dựng phù hợp và chặt chẽ, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp.

Để chủ động đƣợc nguồn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may thì yếu tố đóng vai trò quan trong cho việc thực hiện giải pháp này đó chính là đổi mới công nghệ và bố trí dây duyền sản xuất. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển theo chiều rộng, xây dựng các doanh nghiệp mới thuộc các thành phần kinh tế hoặc các trung tâm công nghiệp dệt may, việc phát triển theo chiều sâu phải đƣợc coi là hƣớng chủ đạo, phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam trong tƣơng lai. Bởi lẽ, khi ƣu thế về giá nhân công rẻ đang mất dần, thì trình độ công nghệ cao là yếu tố cơ bản tạo nên sức hút với đối tác nƣớc ngoài đặt gia công và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới thiết bị công nghệ trong ngành, cần giải quyết các vấn đề trọng yếu nhƣ nâng cao chất lƣợng lập và thẩm định dự án đầu tƣ, đa dạng hóa các nguồn vốn, nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo lao động, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất. Trong đổi mới tổ chức sản xuất, đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý lao động. Các sản xuất ngành dệt may cần chú trọng đến đời sống của ngƣời lao động, tạo sự gắn bó của ngƣời lao động đối với sản xuất ngành dệt may, hạn chế tình trạng luân chuyển lao động. Sử dụng các hình thức thích hợp để nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động, coi đó là cơ sở quan trọng hàng đầu để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và phát huy lợi thế về nhân công và luôn quan tâm đến việc cải thiện môi trƣờng lao động.

Ngoài việc đổi mới công nghệ trên khía cạnh máy móc thiết bị chuyên ngành, các doanh nghiệp còn cần đổi mới công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý doanh nghiệp. Việc tin học hóa giúp doanh nghiệp quảng

Bùi Hằng Nga 76 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

bá những hoạt động của mình trên thế giới thông qua việc sử dụng và khai thác tốt các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ Internet, tiến hành kinh doanh qua mạng.

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 80)