Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015,

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 72)

tầm nhìn năm 2020

Phát triển ngành dệt may Việt Nam theo hƣớng chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra bƣớc nhảy vọt về cả chất và lƣợng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trƣởng nhanh, ổn định và bền vững, hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may nhƣ thƣơng hiệu còn yếu, may xuất khẩu phần lớn theo phƣơng thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chƣa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phƣơng thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chƣa tƣơng xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lƣợng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó GTGT không cao. Nhƣ đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tƣ thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chƣa đạt đƣợc hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trƣờng nhất định.

Do đó, khi thị trƣờng gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng và/hoặc chuyển đổi sang thị trƣờng khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hƣớng sang thị trƣờng nội địa trong thời điểm các thị trƣờng xuất khẩu chính nhƣ

Bùi Hằng Nga 67 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu. Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chƣa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chƣa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu của mình, chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc dài hạn cho doanh nghiệp.

Do đó, trong thời gian tới ngành dệt may Việt Nam cần lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nâng cao GTGT của sản phẩm trong ngành. Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trƣờng và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc để phát triển ngành dệt may. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng cho sự phát triển bền vững của ngành.

Định hƣớng phát triển của ngành dệt may là tập trung vào sản xuất các sản phẩm trung, cao cấp, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, xu hƣớng chủ yếu là đầu tƣ vào công nghệ để sản xuất sản phẩm chất lƣợng cao nhằm tăng trƣởng kim ngạch trong thời gian tới. Với vị thế thuộc top 5 nƣớc xuất khẩu dệt may lớn thế giới, nhƣng việc tạo ra GTGT còn thấp thì hiện nay việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cần đƣợc coi là giải pháp cấp bách. Mỗi doanh nghiệp cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, trên cơ sở có chính sách hỗ trợ, khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề... Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nƣớc ngoài. Đây là thách thức với cả ngành dệt may trong việc tận dụng thuế 0% vào Hoa Kỳ khi TPP có hiệu lực, trong khi hầu hết các nƣớc Việt Nam nhập nguyên liệu lại không nằm trong khối các nƣớc sẽ tham gia đàm phán TPP. Câu chuyện về đầu tƣ để nội địa hóa quá trình sản xuất nguyên phụ liệu từ nhiều năm qua đến nay vẫn là mục tiêu và vẫn tiếp tục là vấn đề trăn trở nhiều nhất của ngành dệt may. Mặc dù, những năm gần đây, Tập đoàn Vinatex cùng nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành, kể cả khối doanh nghiệp FDI đã đổ một lƣợng vốn lớn xây dựng nhà máy xơ sợi, dệt nhuộm…, nhƣng mới chỉ giải quyết đƣợc một phần nhỏ nhu cầu.

Ngành dệt may Việt Nam đƣa ra chiến lƣợc tập trung vào các giải pháp đầu tƣ. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa bằng việc đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu trong nƣớc.

Bùi Hằng Nga 68 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Đẩy mạnh đầu tƣ và phát triển sản xuất, cả các doanh nghiệp may và các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải, kết hợp với bảo vệ môi trƣờng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Tập trung vào giải pháp phát triển nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trƣờng, nâng cao khả năng cung ứng nguyên phụ liệu trong nƣớc, tích cực huy động mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nƣớc, từ doanh nghiệp từ các tổ chức tài chính, cần nhanh chóng nâng cấp để tham gia đƣợc vào những khâu tạo ra GTGT cao hơn trong chuỗi, đó là khâu cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào, khâu thiết kế, khâu phân phối. Đến năm 2015, các nhà máy, cơ sở dệt nhuộm tại một số thành phố lớn đang đƣợc nghiên cứu, quy hoạch, bố trí di dời về địa phƣơng trong vùng vệ tinh nhằm giảm bớt áp lực về thiếu lao động và ô nhiễm môi trƣờng. Tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành khu công nghiệp nhuộm tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai); miền Bắc sẽ tập trung hình thành nhà máy ở Hải Phòng, Hƣng Yên, Hải Dƣơng...

Nhƣ vậy việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu cần có một chiến lƣợc cụ thể, có quan điểm và hƣớng đi đúng đắn để có thể phát huy tối đa những lợi thế sẵn có, chủ động tạo ra lợi thế so sánh mới có thể tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị và nâng cao đƣợc vị thế của doanh nghiệp, của ngành và của đất nƣớc trên thị trƣờng quốc tế. Lựa chọn việc tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu là quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế hội nhập, bƣớc đầu tham gia các doanh nghiệp có thể chấp nhận một giai đoạn làm gia công (đảm nhận khâu tạo ra GTGT thấp nhất), nhƣng không thể quên mục tiêu chiến lƣợc là vƣơn lên tham gia một cách có hiệu quả vào các khâu có GTGT cao hơn. Để đạt đƣợc mục tiêu, đến năm 2020 đƣa ngành dệt may Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thõa mãn ngày càng cao nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành, tham gia hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới. Cụ thể: Đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng xuất khẩu vào giai đoạn 2011-2020 đạt 15%, năm 2015 doanh thu đạt 22,5 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD, sử dụng 2,75 triệu lao động; năm 2020 doanh thu đạt 31 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt đƣợc 25 tỷ USD, sử dụng khoảng 3 triệu lao động.( Xem phụ lục 9)

Bùi Hằng Nga 69 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A 3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn 2030

3.1.2.1. Định hướng phát triển

Thứ nhất, tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường.

Đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng may mặc, phát triển các mặt hàng có GTGT cao; Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong dịch chuyển phƣơng thức sản xuất kinh doanh: từ hình thức CMT sang các hình thức khác OEM, FOB hoặc ODM, tiến tới sản xuất sản phẩm với OBM; Nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực trong quản lý doanh nghiệp, thiết kế mẫu, quản lý chất lƣợng, xúc tiến thƣơng mại; Dịch chuyển sản xuất may mặc từ các thành phố lớn về các địa phƣơng có nguồn lao động và thuận lợi giao thông.

Thứ hai, xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế.

Phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc nhằm phát huy các lợi thế của các hiệp định thƣơng mại nhƣ TPP, FTA,...; phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế; Tập trung vào các khâu trọng yếu nhằm tăng chất lƣợng sản phẩm và lòng tin khách hàng, trong đó khâu dệt nhuộm, hoàn tất là quan trọng nhất; Các dự án đầu tƣ sản xuất sợi, dệt, nhuộm, cần lựa chọn công nghệ phù hợp theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và ít gây ô nhiễm môi trƣờng; Quy hoạch các nhà máy dệt nhuộm, hoàn tất vào một số địa điểm nhất định để thuận lợi cho khâu cung cấp nƣớc và xử lý nƣớc thải. Đầu tƣ các cụm công nghiệp dệt may đồng bộ hiện đại theo hƣớng chuỗi giá trị: sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và may sản phẩm dạng FOB, ODM.

Thứ ba, phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu.

Triển khai chƣơng trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tƣới nhằm tăng năng suất và chất lƣợng bông xơ trong nƣớc, cung cấp cho ngành dệt; Lựa chọn, đầu tƣ bổ sung các nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo, từng bƣớc chủ động đáp ứng nhu cầu của ngành dệt về chủng loại, chất lƣợng, số lƣợng, nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Bùi Hằng Nga 70 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hƣớng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới;

Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý lao động, quản lý môi trƣờng theo các chuẩn mực quốc tế; Phân bố dệt may ở các vùng phù hợp: thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển; Đến năm 2020, ngành dệt may xây dựng đƣợc một số thƣơng hiệu nổi tiếng.

b) Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2013 đến 2015: tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 11% đến 12%/năm, ngành may tăng 13% đến 14%/năm. Tăng trƣởng xuất khẩu đạt 10% đến 11%/năm. Tăng trƣởng thị trƣờng nội địa đạt 9% đến 10%/năm;

Giai đoạn 2016 đến 2020: tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 13% đến 14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng trƣởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/năm. Tăng trƣởng thị trƣờng nội địa đạt 10% đến 12%/năm;

Giai đoạn 2021 đến 2030: tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9% đến 10%/năm. Trong đó ngành dệt tăng 10% đến 11%/năm, ngành may tăng 9% đến 10%/năm. Tăng trƣởng xuất khẩu đạt 6% đến 7%/năm. Tăng trƣởng thị trƣờng nội địa đạt 8% đến 9%/năm;

Cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may: đến năm 2015, ngành dệt chiếm tỷ trọng 45%, ngành may chiếm tỷ trọng 55%; năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may còn 51% trong toàn bộ cơ cấu ngành dệt may.

Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030 trong Quy hoạch phát triển ngành này đƣợc thể hiện ở bảng 3.1 sau:

Bùi Hằng Nga 71 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Bảng 3.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

1. Kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 23-24 36-38 64-67

Tỷ lệ xuất khẩu so cả nước % 15-16 13-14 9-10

2. Sử dụng lao động 1.000 ng 2.500 3.300 4.400

3. Sản Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ 1000 Tấn 8 15 30

- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 400 700 1.500

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 900 1.300 2.200

- Vải các loại Tr. m2 1.500 2.000 4.500

- Sản phẩm may Tr. SP 4.000 6.000 9.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70

Nguồn: Quyết định số 3218/QĐ-BCT, Bộ Công thương.

3.2. Một số giải pháp để ngành dệt may tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. dệt may toàn cầu.

Mỗi mắt xích trong chuỗi gái trị dệt may xuất khẩu của Việt Nam đều gặp phải những khó khăn và trở ngại. Bên cạnh những khó khăn mang tính khách quan, còn có những khó khăn mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính các sản xuất ngành dệt may dệt may. Do đó, các sản xuất ngành dệt may cần thực hiện một số biện pháp cụ thể để có thể gia tăng giá trị trong mỗi công đoạn của chuỗi giá trị dệt may xuất khẩu.

Xu hƣớng của các nhà mua hàng lớn tại Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất trọn gói thay vì đặt hàng theo phƣơng thức gia công để rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm mới. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có thể tiến hành sản xuất với thời gian ngắn hơn nhiều nếu các nhà sản xuất với thời gian ngắn hơn nhiều nếu các nhà sản xuất dệt may có thể mua nguyên liệu trong nƣớc.

Bùi Hằng Nga 72 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2010.

Hình 3.1. Thời gian sản xuất điển hình của chuỗi giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam.

Thêm vào đó, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam, EU, Nhật Bản cũng nhƣ công suất của các cảng Việt Nam đã làm cho nƣớc ta giảm sức cạnh tranh hơn so với đối thủ trên những thị trƣờng này, đặc biệt với Trung Quốc và Ấn Độ.

Bảng 3.2. So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang các thị trƣờng lớn.

Nguồn: Báo cáo chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Vitas.

Nhƣ vậy, rút ngắn đƣợc thời gian thực hiện đơn hàng, đồng nghĩa với doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn về chi phí và tăng doanh thu. Để làm đƣợc điều này, ngành dệt may Việt Nam cần di chuyển lên thƣợng nguồn trong chuỗi giá trị dệt may, nắm giữ các khâu trong phân khúc sản xuất nguyên phụ liệu, đây là chiến lƣợc dài hạn để duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Dịch chuyển lên các phân khúc sản xuất nguyên phụ liệu đòi hỏi một chiến lƣợc đồng bộ và hài hòa trong từng khâu của chuỗi giá trị dệt may. Một số giải pháp đƣợc coi là cần thiết cho việc tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam đó là:

Bùi Hằng Nga 73 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A 3.2.1. Chủ động trong việc thiết kế sản phẩm và đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang

Ngành dệt may Việt Nam cần phân khúc thị trƣờng xuất khẩu để xác định đúng mắt xích trong chuỗi giá trị, từu đó đầu tƣ cho khâu thiết kế. Đối với các thị trƣờng dễ tính nhƣ Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nga…., ngành dệt may cần mạnh dạn đầu tƣ vào khâu thiết kế thời trang. Với tiềm năng về nhân lực, ngành dệt may hoàn toàn có thể tự thiết kế sản phẩm chứ không sản xuất theo yêu cầu thiết kế của nƣớc ngoài cũng nhƣ đơn hàng lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Làm đƣợc điều này, ngành dệt may Việt Nam sẽ giảm dần sự phụ thuộc các đơn

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)