Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã nỗ lực trong việc xây dựng hình ảnh, phát triển sản phẩm thiết kế và phân khúc thị trƣờng từ bình dân đến cao cấp một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu có 5 công đoạn chính, Việt Nam mới chỉ ở công đoạn có GTGT thấp nhất là công đoạn may. Trong khi công đoạn có GTGT cao nhất là thiết kế sản phẩm, marketing và
Bùi Hằng Nga 57 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A
phân phối sản phẩm lại là công đoạn yếu nhất. Do vậy, có thể nói dệt may Việt Nam mới chỉ ở vị trí đáy của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Nhƣng xem xét những kết quả tích cực, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là ở giai đoạn CNH – HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Vai trò tích cực của các doanh nghiệp đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong phục vụ CNH – HĐH. Cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành dệt may đã có những đóng góp quan trọng vào xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Trong nhiều năm qua, ngành dệt may luôn là một trong những ngành dẫn đầu trong 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của đất nƣớc, trong đó, đóng góp chủ yếu là từ phƣơng thức CMT hàng may mặc (chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may).
Thứ hai, thu hút lao động xã hội, góp phần giải quyết việc làm từ đó góp phần tạo ổn định chính trị - xã hội. Lao động của ngành dệt may không còn chỉ có ở các thành phố lớn, có truyền thống về dệt may, mà đã phát triển ở hầu khắp các tình đổng bằng và trung du toàn quốc, với nhiều loại hình tổ chức khác nhau nhƣ doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần,….
Thứ ba, góp phần tăng cƣờng mối liên kết sản xuất giữa các ngành. Nhờ phát triển dệt may, một loạt các ngành nghề liên quan đã có điều kiện để phát triển trong đó có các ngành nhƣ hóa chất nhuộm vải, ngành cơ khí và sản xuất các loại nguyên phụ liệu. Ở công đoạn sản xuất phụ liệu, nhiều cơ sở sản xuất đã đƣợc hình thành để sản xuất các loại phụ liệu đƣợc sử dụng nhiều cho gia công xuất khẩu CMT nhƣ vải, chỉ may, mex, tấm bông lót áo, các loại khóa kéo, khuy cúc, nhãn mác… từng bƣớc tạo tiền đề cho việc xuất khẩu theo hình thức FOB.
Thứ tƣ, tạo đƣợc mối liên kết chặt chẽ trong chính bản thân ngành, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp dệt may có tham gia vào những mối liên kết dọc và ngang ngày càng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của những mối quan hệ này đối với mục đích tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hội Dệt may Thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đƣợc đánh giá là có hiệu quả, mang lại những lợi ích đáng kể cho các thành viên tham gia
Bùi Hằng Nga 58 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A
liên kết, góp phần mang lại thành công cho ngành dệt may trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả nƣớc. Hơn nữa, hoạt động của tổ chức này đã góp phần nâng cao thƣơng hiệu và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng dệt may thế giới. Ngoài ra, hình thức liên kết cụm công nghiệp ngành dệt may đang từng bƣớc đƣợc hình thành và phát triển.
Thứ năm, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tƣ trong đó có các nhà nhập khẩu bán lẻ hàng dệt may từ các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng có thể tăng các hợp đồng phụ hoặc hợp đồng gia công với các nhà cung cấp đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Để hƣởng đƣợc ƣu đãi thuế xuất khẩu buộc các nhà nhập khẩu, nhà tham gia chuỗi cung ứng nƣớc ngoài phải đầu tƣ vào Việt Nam. Hiện nay, nhà đầu tƣ FDI đã nhìn thấy đƣợc xu thế này và đã nhanh chân đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam, các dự án đầu tƣ vào khâu sợi, dệt, nhuộm đang đƣợc đẩy mạnh.
Bản thân việc tham gia của ngành dệt may tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu cũng là một động lực tăng cƣờng việc thu hút vốn đầu tƣ của các công ty xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia trên thế giới. Việc đầu tƣ vào hạ tầng ngành dệt may sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hạ giá thành để đẩy mạnh xuất khẩu.
Cái gì cũng có tính hai mặt của nó và ngành dệt may cũng không ngoại lệ khi chuỗi giá trị dệt may Việt Nam đang đứng trƣớc những khó khăn, hạn chế ở từng công đoạn trong chuỗi. Hiện nay khi mà ngành dệt may Việt Nam đang thiếu chuỗi cung ứng trong nƣớc để hỗ trợ phát triển ngành từ trồng bông, dệt sợi, dệt vải, nhuộm đến khâu thiết kế, may mặc. Đó là khó khăn ở:
Thứ nhất là công đoạn thiết kế
Trong công đoạn thiết kế này, chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực, đội ngũ thiết kế nhƣng Việt Nam lại còn yếu nhất trong khâu này.
Dệt may xuất khẩu phần nhiều vẫn theo phƣơng thức CMT cho các hãng nƣớc ngoài chƣa có thƣơng hiệu riêng cho mình, thiết kế mẫu mốt chƣa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phƣơng thức FOB còn thấp, hiệu quả sản xuất thấp. Các phân khúc xây dựng thƣơng hiệu, tiêu thụ, nghiên cứu và phát triển là những công đoạn mang lại GTGT lớn nhất đều nằm trong tay các nƣớc phát triển.
Bùi Hằng Nga 59 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A
Việc đầu tƣ cho khâu thiết kế còn hạn chế khi chƣơng trình đào tạo cho nguồn nhân lực thiết kế thời trang còn có nhiều bất cập, thiếu tính khoa học khi thiết kế nội dung. Điều này thể hiện ở chỗ thời trang là một ngành có tính nghệ thuật, chín vì vậy mà các yếu tố mang tính kỹ thuật cần đƣợc giảm nhẹ, trong khi đó, một số trƣờng ghéo ngành thiết kế thời trang với ngành công nghệ may thành chuyên ngành may và thời trang. Đây là một trong những điểm yếu của một số trƣờng đào tạo ngành thiết kế thời trang hiện nay ở Việt Nam.
Thứ hai là công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu
Mặc dù trong năm 2013, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam đã có kim ngạch xuất khẩu với giá trị nhỏ nhƣng dệt may Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm bông, xơ để phục vụ cho ngành sợi tăng dần kim ngạch qua các năm theo sự tăng của kim ngạch xuất khẩu dệt may (kể cả xuất khẩu hàng dệt may và xuất khẩu xơ, sợi).
Có thể nói rằng, việc tự chủ nguyên liệu hoàn toàn để sản xuất đối với dệt may Việt Nam còn rất xa vời khi nhập khẩu cho xuất khẩu xấp xỉ bằng cân đối xuất nhập khẩu. Việc cung cấp bông của Việt Nam cho dệt may còn phụ thuộc nhiều vào nƣớc ngoài do sản lƣợng bông cung cấp trong nƣớc không đáp ứng đủ, còn có dấu hiệu sụt giảm về diện tích trồng cũng nhƣ sản lƣợng. Trong ngành sợi, sản phẩm sợi chƣa đa dạng về chủng loại, chất lƣợng các sản phẩm sợi chƣa cao, mới chỉ tập trung ở phân khúc sản phẩm cấp thấp, trung bình nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu hàng dệt may cao cấp đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu sợi khác nhau với các nguyên liệu đầu vào đặc biệt, thiết bị sản xuất hiện đại. Việc quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp bông từ các nƣớc xuất khẩu trong khi biến động giá bông trên thị trƣờng thế giới ngày càng phức tạp ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sợi.
Thêm vào đó, đặc tính của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu theo phƣơng thức CMT, việc chọn nguyên liệu phải theo sự chỉ định của khách hàng, các doanh nghiệp không thể chủ động trong hoạt động đặt nguồn nguyên liệu vải trong nƣớc đã góp phần tạo nên thêm khó khăn cho ngành dệt, nhuộm từ đó kéo theo tác động không tốt đến các doanh nghiệp sản xuất sợi trong nƣớc. Hơn nữa là Sự yếu kém của ngành dệt trong mối quan hệ với ngành may do sự mâu thuẫn trong chính sách của Nhà nƣớc về đầu tƣ ngành dệt nhuộm; quy mô doanh nghiệp dệt nhỏ, thiếu
Bùi Hằng Nga 60 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A
nhân lực quản lý giỏi; công nghệ lạc hậu và sự thiếu vắng cụm ngành công nghiệp dệt may để hỗ trợ phát triển.
Thứ ba là công đoạn may và xuất khẩu
Trong tất cả các công đoạn trong chuỗi giá trị dệt may thì may là công đoạn đƣợc coi là phát triển rõ rệt nhất ở Việt Nam. Với thị trƣờng xuất khẩu rộng lớn, có tới 65 đối tác thƣơng mại đối với hàng dệt may, và Việt Nam đang thuộc top 5 xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Rõ ràng, Việt Nam đang trở thành nhà cung cấp hàng may mặc cạnh tranh trên thế giới nhƣng chỉ cạnh tranh xuất khẩu chủ yếu ở những mặt hàng tƣơng đối hẹp, những sản phẩm may mặc mà đang xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trƣờng cấp thấp và cấp trung. Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đều sản xuất theo phƣơng thức CMT, thiếu khả năng cung cấp trọn gói. Theo đánh giá của Giám đốc văn phòng đại diện của tập đoàn Mast Industry – một nhà mua quốc tế lớn của ngành dệt may, thì hiện nay chỉ có khoảng 10 – 15 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm FOB đạt tiêu chuẩn đáp ứng đƣợc yêu cầu các nhà mua thế giới, tiêu biểu là các công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú. Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phƣơng thức FOB vẫn còn thấp là do ngành dệt may của Việt Nam không chủ động nguồn nguyên liệu, khả năng quản lý, huy động vốn và chủ động về tài chính không cao nên vẫn chƣa khai thác hết lợi thế, thu đƣợc lợi nhuận tối đa ở công đoạn xuất khẩu.
Đặc biệt ngành dệt may Việt Nam đang rất yếu ở mảng thiết kế sản phẩm vì thiếu các nhà thiết kế giỏi, khó tiếp cận và thiếu thông tin về nhu cầu khách hàng cuối cùng.
Nếu so sánh công đoạn sản xuất ngành dệt may Việt Nam so với sản xuất ngành dệt may thế giới, có thể thấy Việt Nam đang ở mức may gia công là chủ yếu, còn các nhà sản xuất trên thế giới đang cạnh tranh nhau bằng cách dịch chuyển lên phƣơng thức FOB loại III hay ODM nhằm đáp ứng những thay đổi quan trọng trên thị trƣờng dệt may thế giới.
Thứ tư là công đoạn marketing và phân phối sản phẩm
Đây cũng là công đoạn yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hoạt động phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn
Bùi Hằng Nga 61 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A
chƣa phát triển và đang phụ thuộc vào các nhà buôn nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với những ngƣời tiêu dùng sản phẩm cuối cùng mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công lại cho các nhà sản xuất khu vực.
Nhƣ vậy, hoạt động marketing và phân phối sản phẩm là công đoạn yếu do Việt Nam chủ yếu thực hiện đơn hàng theo phƣơng thức CMT và FOB cấp I nên ít có các sản phẩm mang thƣơng hiệu riêng của mình để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu, hạn chế sự xâm nhập vào các công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.