Những nguyên nhân gây ra hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 67)

Thứ nhất, khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài còn hạn chế

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quá ít thông tin về thị trƣờng và các đối tác nƣớc ngoài có quan hệ gia công cũng nhƣ xuất khẩu trực tiếp. Mạng lƣới thƣơng vụ của Việt Nam chƣa đáp ứng nhu cầu thông tin về thị trƣờng cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, do nguồn lực tài chính và khả năng cán bộ còn hạn chế. Việc tham dự một cách thƣờng xuyên các cuộc họp, hội chợ triển lãm quốc tế hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, thiết lập văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng rất hạn chế. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chƣa khai thác thôn tin thị trƣờng trên mạng Internet một cách có hiệu quả.

Mặc dù xuất khẩu dệt may sang các thị trƣờng lớn tăng qua các năm mặc dù xu hƣớng của thế giới đang có dấu hiệu suy giảm nhƣng thị phần của ngành dệt may Việt Nam tại các thị trƣờng này còn rất hạn chế.

Tóm lại, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là tập trung vào công đoạn gia công CMT cho nên những hoạt động marketing trong chuỗi giá trị dệt may do các doanh nghiệp nƣớc ngoài thực hiện là chủ yếu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế trong việc tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài.

Thứ hai, nội lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường còn thấp, gặp nhiều trở ngại

Về lao động, Việt Nam vẫn đƣợc coi là nƣớc có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ hơn so với nhiều nƣớc trong khu vực. Trong khi đó, chi phí lao động thấp đƣợc coi là một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may.

Bùi Hằng Nga 62 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Song năng suất lao động của công nhân Việt Nam chỉ ở mức trung bình khá so với các nƣớc trong khu vực. Đội ngũ cán bộ , lao động trong công đoạn thiết kế còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của chuỗi dệt may toàn cầu, trong công đoạn may còn thiếu cán bộ quản lý giỏi,…

Hiện nay, tình trạng biến động lao động đã làm cho khá nhiều doanh nghiệp lao đao vì thiếu lao động. Sự thiếu hụt lao động lại thƣờng diễn ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, có hơn 70% các doanh nghiệp dệt may là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lƣợng lao động dƣới 300 ngƣời. Số doanh nghiệp từ 1.000 công nhân chỉ chiếm 6%. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến lao động ngành dệt may biến động mạnh ở khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ là do mức lƣơng không cao. Do vậy, tình trạng công nhân chuyển sang dần các lĩnh vực có thu nhập cao hơn đã gây nên sự thiếu hụt lao động trong những tháng đầu năm 2012 một cách trầm trọng cho toàn ngành. Nhiều doanh nghiệp không dám nhận thêm nhiều đơn hàng, không mở rộng đƣợc quy mô sản xuất vì không có lao động. Một nguyên nhân khác làm cho tình trạng thiếu hụt lao động nữa là khi nhu cầu nhập khẩu dệt may của thế giới giảm thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có đƣợc đơn hàng. Không có đơn hàng đồng nghĩa với việc cho công nhân nghỉ và công nhân đến các doanh nghiệp khác để tìm việc. Khi có đơn hàng lại, doanh nghiệp lại bắt đầu tuyển dụng.

Biến động lao động gây ra nhiều khó khăn cho ngành sản xuất dệt may vì sản xuất dệt may đƣợc tổ chức theo dây chuyền, lao động biến động dẫn đến doanh nghiệp luôn bị động trong bố trí ngƣời thay thế, ảnh hƣởng đến năng suất lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lại mất thêm chi phí cho trợ cấp thôi việc và chi phí đào tạo lao động mới tuyển dụng, gây ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, kỹ năng của ngƣời lao động ngành dệt may Việt Nam không ổn định và các doanh nghiệp dệt may luôn ở tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao.

Về máy móc thiết bị và phương thức sản xuất, trong ngành công nghiệp dệt may, chỉ có các doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam và một số ít doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp vốn trƣớc đây là doanh nghiệp Nhà nƣớc có tốc độ đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ nhanh, theo kịp với trình độ chung của các nƣớc trong khu vực. Các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh trong nƣớc có quy mô nhỏ, tiềm lực kinh tế để đổi mới công nghệ

Bùi Hằng Nga 63 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

là rất hạn hẹp, nên trình độ công nghệ thấp kém, hệ thống quản lý chất lƣợng lạc hậu làm cho năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm không cao. Điều này đã ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng nhận gia công.

Về sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đặc trƣng của ngành sản xuất sản phẩm dệt may Việt Nam là nguyên, phụ liệu sản xuất hầu hết phải nhập khẩu do nguồn cung trong nƣớc không đủ và không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất. Do các nhóm ngành công nghiệp phụ trợ của dệt may kém phát triển, ngành sản xuất sợi hạn chế về công nghệ, máy móc, năng suất và chất lƣợng không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngành… dẫn đến ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn bị động về nguyên liệu.

Về sự cạnh tranh của các sản phẩm dệt may từ các nước khác, sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh rất quyết liệt với các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn khác trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Các đơn hàng bị cạnh tranh mạnh, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải “thắt lƣng buộc bụng”, tiết giảm tất cả các chi phí để có thể hạ thấp chi phí sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, giá cả sản phẩm dệt may Việt Nam thƣờng cao hơn giá sản phẩm cùng loại của Trung Quốc khoảng 20%. Lý do là ngành dệt may Việt Nam phát triển chậm hơn so với Trung Quốc hàng thập kỷ. Ngành dệt may Trung Quốc đã đáp ứng hầu hết nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại đã đƣợc trang bị và vận hành tối đa công suất, lao động đã làm quen với phƣơng thức sản xuất lớn, kỷ luật lao động cao, trình độ quản lý cao dựa trên sự đồng bộ ở tất cả các khâu phục vụ sản xuất nên năng suất cao, dẫn đến chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp. Ngoài ra nhờ sản xuất đại trà với khối lƣợng lớn mà giá thành sản phẩm của Trung Quốc đƣợc giảm. Trong khi đó, Việt Nam phải chịu chi phí cao do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào lớn. Thêm nữa, máy móc thiết bị mới nhập khẩu nên đang ở giai đoạn phải khấu hao nhanh nhằm có cơ hội tiếp tục đổi mới công nghệ, trình độ quản lý yếu kém, năng suất lao động thấp, công nghệ lạc hậu khoảng 5 năm. Việc nhiều doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh phải vay vốn ngắn hạn để đầu tƣ phát triển và trả lãi vay vốn cao khiến tăng chi phí sản xuất kinh doanh cũng làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm dệt may Việt Nam.

Bùi Hằng Nga 64 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Về quy định pháp lý đối với các sản phẩm dệt may nhập khẩu, đặc điểm của xuất khẩu dệt may là đƣợc bảo hộ chặt chẽ ở hầu hết các nƣớc trên thế giới bằng những chính sách, thể chế đặc biệt.

Đối với các mặt hàng nhập khẩu, Chính phủ Hoa Kỳ đƣa ra những quy định rất ngặt nghèo, chỉ một sơ sẩy nhỏ do không am hiểu luật pháp cũng có thể quyết định sự thành bại của một chuyến hàng, thậm chí cả một doanh nghiệp. Trong những năm tới, Việt Nam khó có thể tiếp tục tăng thị phần của mình trên thị trƣờng Hoa Kỳ trừ khi ký kết Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN – Hoa Kỳ và Hiệp định TPP không bị ràng buộc bởi điều kiện sử dụng sợi của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, từ năm 2011 các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt với thách thức mới về công nghệ và quản lý quy trình sản xuất khi Mỹ chính thức áp dụng các luật mới về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu vốn là các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, trong đó có sản phẩm dệt may. Những quy định này đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải thực hiện đổi mới trong các khâu nguyên liệu đầu vào và công nghệ nhằm đảm bảo đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa.

Không phải chính phủ Mỹ mà hầu hết các nƣớc nhập khẩu sản phẩm dệt may đều đƣa ra các rào cản kỹ thuật đối với ngành dệt may Việt Nam. Và chính những rào cản này là những trở ngại tiềm tàng đối với hàng dệt may Việt Nam về mặt pháp lý.

Thứ ba, môi trường trong nước còn chưa phát huy hiệu quả cho các doanh nghiệp dệt may phát triển tương xứng

Môi trường thể chế, việc xác định tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cũng có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp dệt may. Khi mà tỷ giá hối đoái đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tăng giá trị ngoại tệ sẽ có tác dụng hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên đối với ngành dệt may, hạn chế nhập khẩu cũng đi đôi với việc hạn chế xuất khẩu bởi doanh nghiệp dệt may phải nhập khẩu 70% nguyên liệu để sản xuất do nguyên liệu trong nƣớc không không đủ cung cấp. Bên cạnh đó, lạm phát gia tăng, lãi suất cho vay ngân hàng cũng tăng theo, dẫn đến giá thành sản xuất đội lên, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Việc thực thi chính sách và quy định chung của Nhà nƣớc không có sự đồng nhất giữa các địa phƣơng. Có trƣờng hợp chính sách của Nhà nƣớc thông thoáng

Bùi Hằng Nga 65 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

nhƣng chính quyền địa phƣơng lại điều chỉnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này tạo nên sự không bình đẳng trong môi trƣờng hoạt động của các doanh nghiệp ở địa phƣơng so với các doanh nghiệp ở các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp.

Công nghiệp phụ trợ yếu, một trong những yếu tố không đảm bảo tính hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may là công nghiệp phụ trợ trong nƣớc còn yếu: máy móc, thiết bị; nguyên phụ liệu, hóa chất,… đều phải nhập khẩu. Một mặt, sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may làm giảm tính chủ động của các doanh nghiệp dệt may. Tính chủ động của các doanh nghiệp là điều kiện cho việc phát triển công đoạn thiết kế, từ đó, giúp những doanh nghiệp này thâm nhập vào các hoạt động marketing và phân phối – chính hai công đoạn yếu kém nhất ở Việt Nam. Mặt khác, sự phát triển hạn chế công nghiệp phụ trợ dệt may cũng làm tăng chi phí của những doanh nghiệp dệt may.

Có thể nói, vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng rõ ràng ở khúc thấp. Ngành may mặc của Việt Nam chủ yếu là may gia công, sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu và chỉ định, bán sản phẩm dƣới thƣơng hiệu của ngƣời mua, với khả năng tích hợp dọc còn yếu và cạnh tranh chủ yếu là do hàng giá rẻ.

Bùi Hằng Nga 66 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NGÀNH DỆT MAY VIỆT

NAM THAM GIA CÓ HIỆU QUẢ VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)