Thực trạng phát triển của đội ngũ cán bộ, giáo viên

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại nghệ an đến năm 2020 (Trang 43)

TÓM TẮT CHƯƠNG

2.2.2.4.Thực trạng phát triển của đội ngũ cán bộ, giáo viên

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phục vụ đào tạo là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo. Chất lượng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phục vụ đào tạo thể hiện ở tính nhạy bén, linh hoạt và năng lực của họ. Cũng chính vì thế trong thời gian qua trường Cao đẳng nghề Du Lịch - Thương mại Nghệ An đã xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là nhiệm vụ trọng tâm vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài để ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

Thực tế hiện nay toàn bộ cán bộ, giảng viên, công nhân viên của trường có 3 tiến sĩ 61 thạc sĩ, còn lại là cử nhân và trình độ khác, tuổi bình quân của giáo viên trường là 35 tuổi (Phòng tổ chức hành chính trường CĐ nghề DLTM Nghệ An, 2011).

Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV tính đến tháng 6/2012

Trình độ chuyên môn

TT Tổng số GV Tiến sĩ Th. sĩ ĐH CĐ TCCN & CNKT 1 Cơ hữu 03 61 74 06 15 2 Thỉnh giảng 05 50 00 00 Tổng số 03 66 124 06 15 Tỷ lệ % 1.3% 27.2% 55.4% 2.7% 6.7%

(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)

Trình độ sư phạm của đội ngũ GV của trường như ở bảng 2.5

Bảng 2.5: Trình độ sư phạm của đội ngũ GV

Trình độ sư phạm TT Tổng số GV ĐHSP/ĐHSPKT CĐSP SP bậc 1 SP bậc 2 1 Cơ hữu 69 06 04 80 2 Thỉnh giảng 23 00 00 32 Tổng số 92 06 04 112 Tỷ lệ % 43.0 2.8 1.8 52.4

(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)

Về thâm niên giảng dạy của đội ngũ GV như bảng 2.6

Bảng 2.6:Thâm niên giảng dạy của đội ngũ GV tính đến tháng 6 năm 2012

Trình độ sư phạm

TT Tổng số GV

Dưới 5 năm 5 - 10 năm 11 - 20 năm Trên 20 năm

1 Cơ hữu 20 59 60 20

2 Thỉnh giảng 00 20 25 10

Tổng số 20 79 85 30

Tỷ lệ % 9.3 36.9 39.7 14.1

(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)

Trong những năm gần đây, nhà trường đã tiến hành đánh giá phân loại, xắp xếp lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý để bố trí sử dụng hợp lý, giải quyết chế độ chính xác đối với số người không đủ tiêu chuẩn để làm nhiệm vụ giảng dạy, quản lý, giảm tỷ lệ người phục vụ, tiếp tục tuyển dụng giáo viên có trình độ và năng lực theo chế độ hợp đồng để bổ sung cho đội ngũ giáo viên. Nhà trường phấn đấu 2020 tỉ lệ học sinh- sinh viên/giáo viên đạt tỷ lệ 25 Hssv/GV, các ngành đặc thù khó tuyển giáo viên có thể cho phép tỷ lệ 30HSSV/1GV; 100% giáo viên đạt tiêu chuẩn, trong đó giáo viên trình độ sau đại học đạt từ 50 đến 58%. Thực tế về trình độ giáo viên của trường hiện nay phân theo ngành nghề đào tạo được thể hiện trong bảng 2.7:

Bảng 2.7: Phân loại trình độ chuyên môn của giảng viên tính đến tháng 6 năm 2012, không tính giảng viên thỉng giảng (cơ sở 1+ cơ sở 2)

Năm, Khoa Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Dưới đại học (GV) SL % SL % SL % SL % 1. Khoa kinh tế- Thương mại 31 2 6,45 15 48,39 14 45,16 0 0 2. Khoa Tin học 14 0 0,00 3 21,43 6 42,86 5 35,71 3. Khoa Ngoại ngữ

22 0 0,00 8 36,36 10 45,45 4 18,18 4. Khoa KHCB 4. Khoa KHCB 35 1 2,86 6 17,14 28 80,00 0 0 5. Khoa Du Lịch-Ks 29 0 0,00 10 34,48 14 48,28 5 17,24 6. Khoa kỹ thuật CB món ăn 28 0 0,00 3 10,71 10 35,71 15 53,57 Tổng cộng 159 3 1,89 45 28,30 82 51,57 29 18,24

(Nguồn: số liệu từ phòng TCHC của trường Cao đẳng nghề DL – TM Nghệ An)

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy số lượng GV có trình độ tiến sĩ ở các khoa còn thấp. Tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ ở Khoa Kinh tế - thương mại là 48.39% cao nhất trong các khoa, Khoa ngoại ngữ 36.36%, thấp nhất là khoa Kỹ thuật chế biết món ăn chỉ có 10.71%. Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học của trường nói chung còn thấp, tỷ lệ giáo viên có trình độ tiến sĩ chỉ có 3 người, chiếm 1.89%; tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ là 45, chỉ chiếm 28.30% trong tổng số giáo viên của trường. Như vậy tổng tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học của trường mới chỉ đạt hơn 30%. Điều này cho thấy, trong thời gian tới nhà trường cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích đội ngũ giáo viên đi học nâng cao trình độ. Phấn đấu đến năm 2020, phải có khoảng 58-60% tổng số giáo viên có trình độ sau đại học. Như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong giai đoạn mới, đồng thời đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản của việc nâng cấp trường thành Trường Đại học Du lịch- Thương mại Nghệ An.

Theo quan sát của tác giả, nhìn chung trình độ giáo viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của trường đã dần tăng lên. Hàng năm Nhà trường đã quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên. Có nhiều giáo viên có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và với sự phát triển của nhà trường nói riêng. Nhiều giáo viên có thâm niên công tác tại trường trên 30 năm, có nhiều thế hệ trong gia đình gắn bó với nhà trường. Đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, tuổi trung bình khoảng 35 tuổi.

Trong những năm qua, cứ định kỳ hàng năm trường có tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp Trường, tham gia hội thi giáo viên cấp Tỉnh nhằm phát hiện, bồi dưỡng GV có năng lực đồng thời giao lưu học hỏi kinh nghiệm giảng dạy giữa các bộ môn – các khoa - các trường. Nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng một lần, nhà trường mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ cho GV, CBCNV.

Bảng 2.8: Phân loại cán bộ quản lý và nhân viên theo trình độ đến tháng 6 năm 2012 không tính GV kiêm chức (cơ sở 1+cơ sở 2)

Trình độ cán bộ quản lý và nhân viên

Đối tượng Tổng số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới ĐH ĐH Trên ĐH

Cán bộ quản lý và nhân viên 56 20 26 10

Tổng cộng 56 20 26 10

Nhìn chung số cán bộ quản lý và công nhân viên của trường còn ít, nếu không tính giáo viên kiêm chức thì chỉ có 56 người. Tỷ lệ CB quản lý và nhân viên phục vụ/giáo viên của trường là 56/159 = 1/2.84. Tuy nhiên, hiên nay nhà trường cũng đang tận dụng đội ngũ giáo viên kiêm chức chủ yếu làm công tác quản lý của trường, trong thời gian tới trường sẽ tiếp tục tuyển dụng mới đội ngũ giáo viên và nhân viên quản lý đảm bảo được tỷ lệ cân đối cũng như số lượng và chất lượng đáp ứng cho giai đoạn chuẩn bị nâng cấp trường lên đại học.

Việc tuyển dụng CBGV trong thời gian gần đây đã được quan tâm, tuyển được nhiều GV trẻ tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, đại học đạt loại khá, giỏi đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên những năm gần đây đội ngũ GV trẻ là chủ yếu, còn thiếu kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến

chất lượng đào tạo, giảng dạy còn nặng về lý thuyết, phương pháp giảng dạy của giáo viên chủ yếu là thuyết trình, bởi vậy chưa tạo hứng thú cho người học.

Vấn đề kèm cặp và bồi dưỡng đội ngũ GV trẻ đã được triển khai thực hiện tại các Khoa, Tổ bộ môn nhưng còn chưa tích cực, một số đơn vị chưa thực sự coi trọng, còn khoán trắng cho giáo viên trẻ tự rèn luyện và nâng cao trình độ. Qua điều t ra ý kiế n đánh giá về c hất lượ n g giáo viên, kết q uả thể hiện q ua bản g 2.9:

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá chất lượng giáo viên

Chỉ tiêu đánh giá Tổng hợp ý kiến đánh giá

Tốt Trung bình Kém

Năng lực chuyên môn 75% 25%

Năng lực nghiệp vụ sư phạm 85% 15%

Công tác bồi dưỡng giáo viên 90% 10% Công tác nghiên cứu khoa học 20% 80%

Bố trí công tác giáo viên 90% 10%

Tổ chức giờ giảng của giáo viên 80% 20%

Chuẩn bị giờ giảng của giáo viên 80% 20%

Công tác biên soạn giáo trình, bài giảng 60% 30% 10% Công tác giáo viên chủ nhiệm 40% 50% 10%

Sử dụng thiết bị giảng dạy 70% 30%

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra đánh giá chất lượng giáo viên 2012)

Bảng số liệu cho thấy phần lớn đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Phần lớn các giáo viên đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức số giờ giảng tiêu chuẩn, cán bộ quản lý kiêm giảng đều hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có rất ít giáo viên không đủ giờ chủ yếu do đặc thù môn học. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn các giáo viên còn tham gia nhiều các hoạt động khác như: Giáo viên chủ nhiệm, công tác công Đảng, Đoàn, Công đoàn, công tác tuyển sinh của trường…

độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu biên soạn giáo trình, tự thiết kế đồ dùng dạy học, thiết kế nhiều bài tập thực hành, xây dựng đề án phòng thực hành, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nghiên cứu tiếp thu kịp thời những chế độ, chính sách, thông tư hướng dẫn mà nhà nước mới ban hành liên quan đến kiến thức truyền đạt cho học sinh sinh viên.

Hàng năm cán bộ giáo viên đều tích cực tham gia phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý và phục vụ tốt do Nhà trường, Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An, Bộ GD&ĐT tổ chức. Kết quả công tác thi đua các năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.10.

Bảng 2.10: Kết quả công tác thi đua các năm học gần đây

Chỉ tiêu 2009-2010 2010-2011 2011-2012

GV giỏi cấp toàn quốc 01 01

GV giỏi cấp tỉnh 03 05 03

GV giỏi cấp trường 09 07 11

Chiến sỹ thi đua cấp bộ 01

Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 05 08 10

Bằng khen của Tỉnh uỷ Nghệ An 01 02 01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huân chương lao động hạng 3 01

Bằng khen của Bộ trưởng 01

Nhà giáo ưu tú 01

Lao động giỏi 156 167 178

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thi đua của trường Cao đẳng nghề D L – TM Nghệ An)

Tóm lại, đội ngũ cán bộ giáo viên trường Cao đẳng nghề Du Lịch – Thương mại Nghệ An đại đa số tận tụy yêu nghề ham học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ, ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Nhà trường trong giai đoạn mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, mở rộng trường, nâng cao chất lượng giảng dạy thì đội ngũ giáo viên cần phải được nâng cao trình độ hơn nữa, phải phấn đấu 50% GV đạt trình độ thạc sỹ; 8-10% đạt trình độ tiến sĩ.

huyết với sự nghiệp phát triển nhà trường. Chú trọng bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm cho đội ngũ giáo viên trẻ. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tạo điều kiện để sinh viên có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế công việc. Đây cũng là kênh thực tập cuối khoá cho học sinh sinh viên, tạo mối quan hệ để doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp tại trường.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại nghệ an đến năm 2020 (Trang 43)