Chiến lược tiếp thị, quảng bá:

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại nghệ an đến năm 2020 (Trang 73)

- T4: Đối tượng đào tạo cho con em nông dân là nh ững

3.2.5.5. Chiến lược tiếp thị, quảng bá:

Đẩy mạnh tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp. Phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để tạo môi trường thực tập cho sinh viên (góp phần quảng bá thương hiệu cho nhà trường) và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liên với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.

3.3. Các giải pháp cơ bản để thực hiện chiến lược

3.3.1. Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, tăng qui mô đào tạo nghề:

Đẩy mạnh công tác qui hoạch phát triển tổng thể và mở rộng qui mô cũng như nâng cấp thành trường đại học. Để thực hiện giải pháp này cần áp dụng các biện pháp sau:

+ Biện pháp thứ nhất: Tranh thủ sự ủng hộ của UBND tỉnh Nghệ An để tăng cường cơ sở vật chất. Tiếp tục lập và trình Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An phê duyệt Dự án qui hoạch phát triển trường và các hạng mục công trình dự kiến đầu tư giai đoạn 2012- 2020.

+ Biện pháp thứ hai: Quy hoạch trường Cao đẳng nghề Du Lịch - Thương mại Nghệ An theo hướng tận dụng tối đa diện tích phục vụ đào tạo.

Đề xuất các nguyên tắc quy hoạch phải tạo ra một kiến trúc tổng thể của Trường ở cơ sở thị xã Cửa Lò.

Việc quy hoạch sẽ tạo ra thiết kế khuôn viên nhà trường đảm bảo hài hòa kiến trúc hiện có phù hợp với xu thế hiện đại, hiệu quả trong sử dụng và có tính đặc trưng của trường Cao đẳng nghề Du Lịch - Thương mại Nghệ An.

Việc thiết kế phải đảm bảo môi trường tự nhiên và môi trường sư phạm. Các công trình xây dựng phải đảm bảo mật độ phù hợp và cân đối; đảm bảo tăng cường cho công tác an ninh của nhà trường.

Đề xuất qui hoạch phát triển khuôn viên nhà trường tại cơ sở I: Phân ra làm các khu như sau:

Khu phòng học lý thuyết Khu nhà thư viện

Khu nhà làm việc Khu ký túc xá

Khu thực hành thí nghiệm Khu thể dục thể thao

Đảm baỏ diện tích học tập, thực hành đạt 8m²/1hssv; diện tích phục vụ ở, phục vụ đời sống sinh hoạt đạt 4m²/1hssv. Các khu này có mối liên kết với nhau đảm bảo khoa học, đồng bộ, hiện đại, hài hòa mang tính thẩm mỹ cao, thuận lợi trong quá trình quản lý điều hành. Sử dụng đảm bảo thuận lợi, hợp lý trong học tập, thực hành thực tập và sinh hoạt của hs,sv. Tạo môi trường thuận lợi cho giảng viên, sinh viên phát triển toàn diện và phát huy năng lực, trí tuệ vào việc phát triển nhà trường.

+ Biện pháp thứ ba: Bên cạnh việc xây mới, hện đại hóa cơ sở vật chất thì cần phải quan tâm đến công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các công trình đang xuống cấp và các trang thiết bị hiện có.

Ban hành quy chế hoạt động của các phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm, phòng thực hành máy vi tính, phòng học ngoại ngữ…nêu rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân trong việc quản lý khai thác sử dụng các trang thiết bị đảm bảo an toàn, hiệu quả và bảo quản đảm bảo bền lâu tránh việc quản lý thiếu trách nhiệm để hỏng hóc, mất mát, xuống cấp nhanh dẫn đến lãng phí.

projector; các phòng thực hành máy vi tính; phòng học ngoại ngữ đảm bảo hiện đại; đầu tư xây thêm, mở rộng phòng thí nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia; nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Trang bị máy mới hàng năm để thay thế máy không còn đảm bảo theo yêu cầu. Trang bị thêm sách, tài liệu theo nhu cầu của giảng viên và chương trình giáo dục.

Xây dựng thư viện điện tử, từng bước đưa quản lý thư viện theo phương pháp hiện đại tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học và giảng viên.

+ Biện pháp thứ tư: Nâng cấp hệ thống dịch vụ phục vụ đời sống và sinh hoạt của cán bộ giáo viên, hssv. Biện pháp này bao gồm những nội dung sau:

Hiện đã có một hộ kinh doanh đã nhận dịch vụ phục vụ ăn, uống giải khát, cung cấp văn phòng phẩm cho hs,sv nội trú. Còn một đơn nguyên nhà ăn chưa sử dụng,vậy nhà trường cần có phương án dịch vụ nhà ăn do nhà trường phục vụ nhằm sử dụng hết công suất của nhà ăn và chỉ khi có cạnh tranh mới có giá cả hợp lý và chất lượng bữa ăn mới được đảm bảo. Khi dịch vụ ăn uống và các dịch vụ liên quan đến sinh hoạt của hs,sv nội trú được đảm bảo lúc đó mới thu hút được đông đảo hssv vào ở nội trú.

Trang bị thêm thiết bị y tế, thuốc, giường, tủ… cho phòng y tế để nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe cho hs,sv và cán bộ giáo viên của trường (Sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu do cơ quan Bảo hiểm xã hội trích trả cho trường)

Nhà trường có kế hoạch trình dự án xây dựng khu chung cư hoặc cấp đất cho cán bộ, giáo viên tự xây dựng nhà ở, thiết kế theo qui định, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với nhà trường.

+ Biện pháp thứ năm: Huy động các nguồn tài chính đa dạng, tăng nguồn lực cho phát triển đào tạo hệ Cao đẳng và phấn đấu trở thành trường Đại học.

Nguồn lực đầu tư cho phát triển đào tạo hệ Cao đẳng bao gồm: Ngân sách nhà nước, nguồn lực từ Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An, vốn tự có của Trường (Từ lao động sản xuất, dịch vụ liên kết đào tạo, học phí của người học), dự án tài trợ trong nước và nước ngoài… trong đó ngân sách nhà nước là nguồn lực chính giữ vai trò chủ đạo. Trong những năm tới cần tranh thủ kinh phí đầu tư của nhà nước để hoàn thiện các công trình xây dựng trong quy hoạch của trường đến năm 2020. Ngoài tăng ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên cần có ngân sách không thường xuyên (chương trình mục tiêu quốc gia) đầu tư cho tăng cường thiết bị nghiên cứu, thí nghiệm và thiết bị giảng dạy.

Để có được ngân sách cấp cho việc xây dựng các công trình theo quy hoạch thì nhà trường cần phải hoàn chỉnh kịp thời dự án phát triển trường mang tính khả thi.

Đối với nguồn thu học phí: Nhà trường cần làm tốt công tác tuyển sinh, công tác đào tạo liên thông từ hệ TCCN lên cao đẳng, liên kết đào tạo với một số trường TCCN để thu hút đào tạo hệ cao đẳng liên thông, liên kết với một số trường đại học để liên thông từ cao đẳng lên đại học. Bên cạnh đó cần có các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nhiều dịch vụ đào tạo và các dịch vụ khác để tạo môi trường học tập tốt giúp người học yên tâm học tập và họ sẽ quảng bá rộng rãi cho nhà trường. Người học lúc này sẽ là khách hàng và họ sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền để nhận được dịch vụ có chất lượng tốt.

Ngoài hai nguồn trên nhà trường cần huy động nguồn vốn cho đào tạo từ các doanh nghiệp, các quĩ phát triển, các cựu học sinh, các tổ chức đoàn thể và từ cán bộ giáo viên của trường…

+ Biện pháp thứ sáu: Mở rộng quy mô, cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng nghề Du Lịch - Thương mại Nghệ An, từng bước phát triển thành trường Đại học Du lịch - Thương mại Nghệ An.

Để triển khai biện pháp này, nhà trường cần phải sắp xếp, mở rộng mô hình tổ chức tương xứng với quy mô, cơ cấu tổ chức của một trường đại học đa ngành.

Căn cứ vào đặc điểm, quy mô tổ chức của các trường đại học, để phát triển trường Cao đẳng nghề Du Lịch - Thương mại Nghệ An thành trường Đại học Du lịch – Thương mại Nghệ An, đa ngành, đào tạo chất lượng cao thì quy mô của trường phải mở rộng, cơ cấu tổ chức của trường sẽ phải sắp xếp lại theo hướng tập trung trong quản lý, hiệu quả hơn trong công việc. Cơ cấu này được sắp xếp lại theo sơ đồ 3.1.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại nghệ an đến năm 2020 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)