Giải pháp xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo:

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại nghệ an đến năm 2020 (Trang 78 - 82)

- KHOA DL KHÁCH SẠN P ĐÀO TẠO

3.3.2. Giải pháp xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo:

Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Để thực hiện được giải pháp này cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Biện pháp thứ nhất: Hoàn thiện nội dung chương trình giảng dạy. Trong đó tập trung vào các nội dung sau: Hoàn thiện chương trình đào tạo các hệ, các ngành, nghề Cao đẳng, TCCN và TCN. Xây dựng chương trình đào tạo cao đẳng đảm bảo tính hệ thống, hiện đại, cập nhật kiến thức mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chương trình đào tạo phải gắn liền với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng và phong phú, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người sử dụng lao động sau này. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo tính phù hợp với từng loại đối tượng đào tạo, từng bậc đào tạo và hình thức đào tạo để có thể đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của thực tiễn đối với từng loại công việc.

Cải tiến nội dung chương trình theo hướng diện rộng kết hợp với chuyên sâu hợp lý để đảm bảo cho người học vừa làm được nhiều việc nhưng cần nắm vững một việc chuyên sâu. Chương trình đào tạo phải đảm bảo nội dung nhân cách và tác phong công nghiệp.

Quan tâm đầy đủ đến tỷ lệ lý thuyết cơ bản và kỹ năng thực hành. Nâng cao tỷ lệ giờ thực hành so với giờ lý thuyết trong chương trình đào tạo. Để gắn kết giữa đào tạo của trường với nhu cầu của doanh nghiệp thì chương trình đào tạo của trường cần chú trọng nhiều hơn đến việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho hs,sv, cụ thể tôi xin đề xuất với một số chuyên ngành như sau:

- Đối với đào tạo chuyên ngành kế toán: Vấn đề rèn luyện kỹ năng thực hành phải gắn với việc hướng dẫn hs,sv làm các bài tập thực hành trên các mẫu biểu, sổ kế toán theo qui định của nhà nước và thực hành kế toán trên máy vi tính có phần mềm kế toán hiện hành đang được ứng dụng tại các đơn vị sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là nhà trường cần bổ sung vào chương trình đào tạo môn thực hành kế toán; thiết kế và lắp đặt phòng thực hành kế toán có phần mềm với phiên bản mới nhất phù hợp với thực tế đang ứng dụng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp. Tổ chức cho hs,sv dành một thời gian nhất định để thực hành ngay tại trường.

phòng máy, tổ chức thực hiện theo ca, đảm bảo mỗi người một máy, nghiêm túc thực hiện nội qui giờ thực hành, tăng thời gian thực hành, giờ nào việc ấy. Chú ý rèn cho hs,sv kỹ năng thao tác xử lý tình huống xảy ra trong quá trình sử dụng máy, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học trong công tác văn phòng, trong quản lý cơ sở dữ liệu; rèn kỹ năng trong cài đặt được các phần mền máy vi tính, sửa chữa các lỗi thường xuất hiện liên quan đến phần mềm và phần cứng của máy vi tính, đồng thời biết lắp đặt khi cần thiết.

Đẩy mạnh việc hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo sao cho phù hợp với những yêu cầu mà sản phẩm cụ thế từng lĩnh vực, từng ngành sản xuất, từng doanh nghiệp, từng địa phương đòi hỏi. Nhà trường cần chủ động xây dựng thương hiệu cho chính mình và chịu trách nhiệm trước xã hội, nhà nước về sản phẩm của mình.

Cần có sự đánh gía thường xuyên, nghiêm túc của nhà trường, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các đơn vị sử dụng cùng tham gia đánh giá học sinh trong việc nắm bắt kiến thức, tay nghề và kỹ năng thực hành. Coi sự đánh giá của thị trường sức lao động, các đơn vị sử dụng lao động là quan trọng hàng đầu để chỉnh sửa nội dung và phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội. Nhà trường cần kết hợp với các hiệp hội, tổ chức công đoàn, các tổ chức giới thiệu việc làm, các đơn vị sử dụng lao động để rút ngắn khoảng cách từ đào tạo đến đòi hỏi cụ thể của đơn vị sử dụng lao động.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nội dung chương trình, góp phần giữ vững kỷ cương nề nếp dạy và học trong thực hiện chương trình, qui chế đào tạo. Nhà trường phải tự xây dựng hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo của mình và có kế hoạch tự điều chỉnh.

Tăng cường công tác kiểm tra của phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, phòng Đào tạo. Thực hiện việc biên soạn giáo trình cho các năm học tiếp theo.

Tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với giáo viên và các khoa .

Cho các khoa phân tích đánh giá dữ liệu về kết quả đào tạo các ngành.

Biên soạn phiếu thăm dò và tổ chức lấy ý kiến nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành..

+ Biện pháp thứ hai: Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giảng dạy

- Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động , thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu, thu thập thông tin, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của hssv trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải thực hiện thông qua việc chuyển từ mô hình dạy học truyền thống truyền thụ từ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác, thể hiện:

Chuyển từ việc giáo viên thông báo kiến thức, truyền thụ một chiều, độc thoại sang việc hợp tác, đối thoại. Giáo viên tổ chức đối thoại không chỉ giáo viên-hssv mà cả hssv- hssv trên tinh thần hợp tác để giúp hssv tự chiếm lĩnh tri thức.

Chuyển từ việc chỉ để nắm kiến thức sang học không chỉ nắm kiến thức mà còn học cách học, cách đi đến kiến thức, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống.

Chuyển từ việc giáo viên độc quyền đánh giá kết quả học tập của hssv sang việc giáo viên tạo điều kiện để hssv tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, có tác dụng khuyến khích học tập và khuyến khích tự học và cung cấp liên hệ ngược cho giáo viên đánh giá.

Muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cần phải thực hiện đổi mới việc xác định mục tiêu bài học; đổi mới việc soạn giáo án; đổi mới hoạt động dạy trên lớp (hssv hoạt động là chính, hssv thực hiện các công tác độc lập hoặc theo nhóm, giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động của hssv).

Đẩy mạnh công tác biên soạn giáo trình, bài giảng, bài tập, khắc phục tình trạng “Học chay”. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện chủ trương đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường chất lượng hiệu quả đào tạo, kịp thời cập nhật thông tin, kiến thức mới, hiện đại.

Đảm bảo tất cả các môn học đều có giáo trình; các giáo viên lên lớp đều phải có giáo án, đề cương, bài giảng. Cần có biện pháp tích cực trong kiểm tra giáo án, đề cương bài giảng, dự giờ thường xuyên, coi việc dự giờ và đánh giá lẫn nhau là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.

Một trong các phương pháp đổi mới phương pháp dạy học là cần chú trọng vào người học được thể hiện: giáo dục một mặt vừa đáp ứng yêu cầu xã hội nhưng mặt khác

vừa thoả mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân người học, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người; Nhiều giải pháp hướng vào người học, từ việc xây dựng môi trường sư phạm thân thiện ở nhà trường, ở đó người học được cảm thông, được chia sẻ, được bày tỏ ý kiến riêng của mình và việc tới trường trở thành một nhu cầu của mỗi người học được học những gì gắn với chuẩn mực chung nhưng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình, nhằm phát triển và hoàn thiện tố chất cá nhân; hỗ trợ những đối tượng học sinh được ưu tiên, thông qua việc thực hiện các cơ chế học bổng học phí, tín dụng cho học sinh, sinh viên dân tộc, miền núi, vùng có khó khăn và các học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách xã hội để các em yên tâm học tập.

+ Biện pháp thứ ba: Lập kế hoạch cụ thể về nội dung chương trình thực tập giữa khoá và thực tập tốt nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng cho phần thực tập, thực hành, nâng cao năng lực thực hành cho hssv khi tốt nghiệp. Tìm cách cải thiện mối quan hệ để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận, bố trí và hướng dẫn hssv thực tập. Tổ chức cho hssv tham quan doanh nghiệp qua đó giúp hssv hiểu rõ hoạt động kinh doanh, bổ trợ thêm kiến thức thực tiễncho môn học chuên ngành. Tổ chức cho doanh nghiệptham gia giao lưu, báo cáo thực tiễn kinh doanh cho hssv tạo cơ hội tiếp xúc để hssv và những người làm thực tế gặp gỡ, trao đổi, tạo sự hiểu biết và giúp hssv có thêm những kiến thức, học hỏi được những kinh nghiệm xử lý tình huống phát sinh trong quản lý. Tranh thủ sự giúp đỡ của các hiệp hội ngành nghề để có cơ hội gắn kết rộng rãi hơn với cộng đồng doanh nghiệp…

+ Biện pháp thứ tư: Tăng cường công tác quản lý đào tạo. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, nhiệm vụ năm học, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, tiến độ giảng dạy, thời khoá biểu. Đổi mới cách quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách. Xây dựng nội quy quy định của nhà trường đúng với quy chế, điều lệ trường cao đẳng, đại học đúng với Luật Giáo dục. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, các tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo, đổi mới cơ bản công tác thi cử, kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát tất cả các bộ phận của nhà trường, tăng cường trật tự kỷ cương trong nhà trường.

+ Biện pháp thứ năm: Thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; mở

rộng các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực, chuyển giao công nghệ; xây dựng một số trung tâm phân tích dự báo nhu cầu nhân lực cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc hướng nghiệp, xây dựng chương trình, lập kế hoạch đào tạo nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại nghệ an đến năm 2020 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)