CPDVHH Nôi Bài
Theo kết quả điều tra thì có đến 100 % các hãng hàng không cho rằng việc đặt ra yêu cầu về nhân lực Kh&CN có trình độ tiếng anh đáp ứng khả năng giao tiếp và làm việc độc lập với ngƣời nƣớc ngoài là chuẩn mực bắt buộc và lấy tiêu chuẩn của TOEIC (Test of English for International Communication) làm thƣớc đo cho trình độ tiếng Anh là hợp lý với môi trƣờng phục vụ hàng hóa bằng đƣờng hàng không.
64
Kết quả tổng hợp ý kiến của việc thảo luận nhóm cho thấy 100% nhất trí lấy tiêu chuẩn của TOEIC làm căn cứ xác định trình độ tiếng Anh.
Hộp 3.1: Tổng hợp ý kiến thảo luận nhóm
“…Việc cấp bằng của các trường đại học và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ ở nước ta hiện nay chưa đảm bảo chất lượng cho nên lấy tiêu chuẩn của TOEIC là hợp lý. Các doanh nghiệp trên thế giới cũng lấy tiêu chuẩn này cho nên việc các doanh nghiệp hàng không có thể áp dụng, hiện tại Viet Nam airlines đang áp dụng tiêu chuẩn này trong việc tuyển dụng và sử dụng nhân lực[U13].”;
“…Chuẩn mực áp dụng cho nhân lực KH&CN của doanh nghiệp vận tải hàng không cần đưa nội dung về các tiêu chí chuyên môn bắt buộc theo quy định của IATA…”;
“…Bên cạnh các tiêu chí về chuyên môn và tiếng Anh thì các tiêu chí về tính chuyên nghiệp và văn hóa nơi làm việc cũng cần đưa vào chuẩn mực nếu không chất lượng ịch vụ sẽ không được ổn định..” .
Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của nhân viên cho thấy, đối với những môn học bắt buộc nhƣ phục vụ hàng nguy hiểm, thì chỉ có 20 ngƣời trên tổng số 172 ngƣời chiếm tỷ lệ 11,6% đạt chứng chỉ do IATA cấp và đƣợc coi là có khả năng hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, thực tế kết quả phỏng vấn 7/8 ngƣời là cán bộ quản lý trực tiếp cho rằng chỉ có 12/20 ngƣời có khả năng làm việc tốt sau khi đƣợc nhận bằng, chiếm tỷ lệ 60%, số còn lại còn thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế. Theo quy định của IATA những ngƣời tham gia vào việc quyết định trực tiếp đến dây truyền phục vụ hàng nguy hiểm bắt buộc phải có chứng chỉ đã đƣợc đào tạo kiến thức về phục vụ hàng nguy hiểm do IATA cấp.
Khi đƣợc hỏi về có cần thiết phải đƣa tiêu chí về kiến thức hàng nguy hiểm bên cạnh trình độ tiếng anh thì 100 % đại diện các hãng hàng không đang khai thác tại Nội bài khẳng định “cần thiết” đƣa vào chuẩn mực của nhân lực KH&CN. Nguyên nhân của việc có quá ít ngƣời có đƣợc chứng chỉ của IATA
65
về hàng nguy hiểm là do hiện nay ở Việt Nam không có nơi đào tạo kiến thức này. Công ty phải cử ngƣời ra nƣớc ngoài học tại trung tâm đào tạo của IATA hơn nữa do hạn chế về tiếng Anh cho nên số ngƣời có khả năng học đƣợc là hạn chế. Việc thực hành các kiến thức này vào làm thực tế cũng đang là bất cập vì do hạn chế về tiếng anh cho nên khả năng tra cứu tài liệu chuyên ngành gặp khó khăn.
Để đảm bảo công việc phục vụ hàng hóa thì kiến thức chuyên môn phục vụ hàng hóa nói chung và các kiến thức về khoa học hàng không là yêu cầu bắt buộc cho nhân viên phục vụ lẫn cán bộ quản lý. Theo yêu cầu của IATA thì việc đào tạo lại các kiến thức này phải đƣợc thực hiện 3 năm một lần để nhân viên không bị mai một kiến thức còn đối với kiến thức phục vụ hàng nguy hiểm phải đào tạo lại 2 năm một lần.
Kết quả điều tra tại Công ty cho thấy trong số 172 ngƣời là đối tƣợng đƣợc tính là nhân lực KH&CN thì có 25 ngƣời chiếm tỷ lệ 14,5 % chƣa đƣợc đào tạo ( tính đến tháng 3 năm 2008) nhƣng vẫn đang làm việc. Số nhân lực đã đƣợc đào tạo lại một lần là 110 ngƣời chiếm 64 % còn lại là đào tạo lần đầu. Thực tế cho thấy đào tạo các kiến thức chuyên ngành này chỉ có Công ty tự đào tạo theo các tài liệu của IATA mà không qua các trƣờng nào tại Việt Nam. Hiện nay ở nƣớc ta, các trƣờng đại học và cao đẳng hay trung cấp chƣa có trƣờng nào đào tạo riêng cho mảng phục vụ hàng hóa bằng đƣờng hàng không. Học viện Hàng Không tại thành phố HCM là nơi đào tạo nhân lực cho ngành hàng không nhƣng lại chƣa đào tạo đƣợc sát với yêu cầu thực tế cho nên học viên khi ra trƣờng không có khả năng làm việc đƣợc do vậy Công ty phải tự đào tạo lại.
Khảo sát về tính chuyên nghiệp cũng cho thấy một kết quả không khả quan vì hầu hết những ngƣời đƣợc phỏng vấn không hiểu hoặc có cách hiểu khác nhau về tính chuyên nghiệp trong phục vụ hàng hóa. Nhƣng lại có đến 90 % các ý kiến cho rằng khi xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN của công ty thì cần phải có tiêu chí về tính chuyên nghiệp. Trên thực tế, Ban lãnh đạo Công ty vẫn đang lúng túng trong việc hiểu nhƣ thế nào cho đúng về tính chuyên nghiệp
66
của nhân viên, đặc biệt vận dụng vào đặc thù của doanh nghiệp hiện nay. Nhƣng cả Ban lãnh đạo Công ty đều nhất trí rằng để Công ty có thể phát triển đƣợc thì bằng mọi giá phải xây dựng đƣợc tính chuyên nghiệp.
Trình độ tin học của nhân lực KH& CN của Công ty cũng hạn chế. Theo số liệu qua phân tích tài liệu thì trong số 172 ngƣời chỉ có 80 ngƣời chiếm 46.5% đã qua các lớp đào tạo về tin học và sử dụng đƣợc các ứng dụng nhƣ Excel, microsoft, power point, internet và biết tìm kiếm thông tin trên mạng. Công ty đã tổ chức đƣợc một đợt duy nhất vào tháng 9 năm 2007 cho 200 lƣợt ngƣời là cán bộ nhân viên làm việc liên quan đến máy tính đƣợc học tin học cơ bản. Do đặc thù công việc, cho nên nhu cầu ngƣời lao động biết sử dụng máy tính ngày càng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng không. Công ty đang sử dụng các phần mềm quản lý nhƣ C.O.S ( Cargo Operation system ), cho phép quản lý toàn bộ thông tin hàng đi và hàng đến đồng thời sử dụng thêm hai hệ thống để liên kết với bên ngoài nhƣ: Hệ thống sita cargo và hệ thống Sitatex.
Tóm lại, qua kết quả đánh giá của khách hàng và kết quả điều tra thực tế trong lĩnh vực phục vụ hàng hóa và xét đến điều kiện cụ thể của Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Nội Bài, việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN là nhu cầu cần thiết để hội nhập đƣợc hiệu quả với các hãng và bạn hàng trên thế giới và chuẩn mực cho nhân lực KH&CN cần tập trung vào các điểm sau:
(1) Chuẩn về ngoại ngữ tiếng Anh theo tiêu chí đánh giá của TOEIC. Đối với cán bộ quản lý từ 500 điểm trở lên, đối với các chuyên viên từ 600 điểm trở lên. Đối với nhân viên xử lý thông tin từ 500 điểm trở lên, đối với nhân viên khác từ 350 điểm trở lên[U14].
67
Bảng 3.1 Mức đáp ứng về trình độ tiếng Anh theo thang điểm của TOEIC cho nhân lực KH&CN của Công ty
Đơn vị: Điểm theo thang điểm của TOEIC Trình độ tiếng anh Chức danh Từ 650 trở lên Từ 500 trở lên Từ 400 trở lên Từ 350 trở lên Cán bộ cấp phòng X Cán bộ đội X Chuyên viên X Kỹ sƣ tin học X
Nhân viên xử lý thông tin X
Nhân viên đội xuất X
Nhân viên đội nhập X
Nhân viên DVKH X
Nhân viên giao nhận tại máy bay
X
(2) Chuẩn về trình độ chuyên môn các tiêu chí theo quy đinh của IATA bắt buộc thì phải tuân thủ nghiêm :
- Hàng hóa cơ bản; - Hàng hóa đặc biệt; - Hàng hóa nguy hiểm;
- Luật HK quốc tế, các quy định của IATA;
- Kiến thức về KH&CN máy bay, khai thác thƣơng mại. (3) Xây dựng tính chuyên nghiệp trong làm việc và quản lý - Chuyên nghiệp trong phong cách làm việc;
68
- Thể hiện văn hóa doanh nghiệp.
(4) Nhân viên tác nghiệp sử dụng máy tính và cán bộ quản lý các cấp phải thành thạo về tin học và các phần mềm ứng dụng.
- Nắm vững kiến thức về tin học và hệ thống mạng; - Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng;
- Thao tác thành thạo các hệ phần mềm: C.O.S; SITATEX; SITACARGO.
Trên cơ sở phân tích các cơ sở lý luận của việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN và dựa vào các luận cứ thực tế đã làm rõ những vấn đề thực trạng nhân lực KH&CN của Công ty CPDVHH Nội Bài đồng thời học tập những kinh nghiệm từ các Công ty lớn trên thế giới , luận văn đề xuất việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN trong Công ty cần thực hiện theo hai nhóm giải pháp bao gồm :
-Nhóm giải pháp hoàn thiện việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực khoa học và công nghệ tại Công ty.
-Nhóm giải pháp tăng cường khả năng đáp ứng chuẩn mực.