Nguyên nhân của những tồn tại hiên nay

Một phần của tài liệu Xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN trong doanh nghiệp vận tải hàng không thích nghi với xu thế hội nhập (Trang 57)

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến những tồn tại hiện nay tập trung vào các điểm sau:

-Công tác tuyển dụng chƣa đƣa ra các yêu cầu sát với công việc trong đó các tiêu chí về trình độ ngoại ngữ và tin học chƣa đƣợc quan tâm;

-Việc sử dụng và bố trí lao động chƣa phù hợp với yêu cầu công việc và tiêu chuẩn công việc theo đặc thù của ngành. Đặc biệt việc sử dụng nhân lực quản lý khi tách doanh nghiệp chƣa theo các tiêu chuẩn ban hành;

-Công ty chƣa thực sự coi trọng việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN cho nên không có cơ sở để đào tạo theo hƣớng chuẩn cũng nhƣ bố trí lao động phù hợp ;

-Công tác đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành về chuyên môn, chƣa đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng về đào tạo;

- Chất lƣợng nguồn nhân lực của Công ty còn nhiều bất cập so với yêu cầu đặt ra. Hiện tại Công ty mới chỉ đảm bảo về số lƣợng còn chất lƣợng thì chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu .Trong cơ cấu lao động của Công ty thì nhân lực KH&CN là đội ngũ lao động và quản lý chính của Công ty cần đƣợc quan tâm đặc biệt đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của ngành;

- Do đặc thù của Công ty đƣợc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nƣớc sang doanh nghiệp cổ phần hóa cho nên đội ngũ nhân lực KH&CN vẫn còn những hạn chế nhất định vốn bị ảnh hƣởng từ cơ chế quản lý của doanh nghiệp nhà nƣớc. Các hạn chế chủ yếu nhƣ khả năng thích nghi không cao, làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ tiếng Anh hạn chế, kiến thức về pháp luật quốc tế còn thiếu hụt, chuyên môn trƣớc những yêu cầu mới không đáp ứng đƣợc. Những hạn chế này đang tạo nên một rào cản đáng kể để Công ty có thể hội

59

nhập nhanh tiếp thu các công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới.

-Các chính sách về quản lý lao động chƣa tạo đƣợc động cơ cho ngƣời lao động tự giác học hỏi chuyên môn nghiệp vụ và có ý thức hoàn thiện các kỹ năng và thể hiện tính chuyên nghiệp cũng nhƣ văn hóa công việc.

Kết luận Chƣơng II

Qua kết quả khảo sát thực trạng chuẩn mực nhân lực KH&CN của Công ty luận văn nhận thấy có các vấn đề sau:

Cơ cấu nhân lực KH&CN chủ yếu có độ tuổi trẻ và đã đƣợc đào tạo cơ bản theo các hệ thống giáo dục đào tạo tuy nhiên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong ngành chƣa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuẩn mực theo quy định;

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chất lƣợng dịch vụ đã phát sinh những vấn đề bất cập đó là trình độ tiếng Anh và tin học còn ở mức thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc;

Trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo hƣớng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, Công ty chƣa giải quyết đƣợc các vấn đề liên quan đến việc bố trí sử dụng lao động là các cấp quản lý cho nên tạo rào cản lớn cho việc thay đổi phƣơng pháp quản lý mới;

Công ty chƣa thực sự quan tâm đến việc xây dựng chuẩn mực cho

nhân lực KH&CN đồng thời chƣa thể hiện đƣợc sự quan tâm đến việc tạo động cơ thúc đẩy ngƣời lao động thông qua các chính sách quản lý.

60

CHƢƠNG III: HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC CHO NHÂN LỰC KH&CN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN DVHH NỘI BÀI

3.1[U10]. Kinh nghiệm trên thế giới về xây dựng chuẩn mực cho nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vận tải hàng không

Nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc trong khu vực Châu Á về vấn đề xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN có vai trò quan trọng và là vấn đề cần thiết đối với ngƣời sử dụng lao động nói chung, các nhà hoạch định chính sách KH&CN nói riêng.

Thực tế rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, có những kinh nghiệm hay của quốc gia này nhƣng không thể lặp lại nguyên dạng cho một quốc gia khác, vì điều kiện kinh tế –xã hội, văn hoá khác nhau. Tuy nhiên bài học thành công hay thất bại cũng nhƣ cách giải quyết vấn đề lại rất bổ ích cho chúng ta về phƣơng pháp luận cũng nhƣ cách tƣ duy trong việc nghiên cứu và đề xuất chính sách.

3.1.1. Công ty Hong kong Airport Cargo Terminal Limited (HACTL)

Tại Hongkong, công ty HACTL là một trong những công ty lớn của Hongkong chuyên cung cấp các dịch vụ phục vụ hàng hóa tại sân bay. Công ty có cùng ngành nghề nhƣ Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài. Năm 2007 đƣợc các Tạp chí về Phục vụ Hàng hóa công nhận là công ty có chất dịch vụ cao nhất. Hiện nay, Công ty phục vụ lƣợng hàng hóa chiếm 80% tổng lƣợng hàng hóa xuất, nhập tại sân bay Hong kong, phục vụ trên 1000 công ty giao nhận với tổng sản lƣợng hiện nay đạt khoảng 5 triệu tấn/ năm. Tổng vốn đầu tƣ cho xây dựng nhà ga hàng hóa của HACTL lên đến hơn 1 tỷ đô la Mỹ để trở thành nhà ga phục vụ hàng hóa lớn và hiện đại bậc nhất hiện nay. Trang thiết bị phục vụ và khai thác trong nhà ga là tự động hóa hoàn toàn. HACTL là một công ty cổ phần có số cổ đông góp vốn là 7 công ty và hiện nay quân số hiện có là 650 ngƣời. Khi mới thành lập (1971), HACTL cũng gặp nhiều khó khăn nhƣ chất lƣợng lao động không đảm bảo, trình độ công nghệ của trang thiết bị lạc hậu. Tuy nhiên, nhờ có việc vận dụng những chính sách phù hợp, cho nên Công

61

ty đã phát triển nhanh và sớm trở thành công ty hàng đầu trên thế giới. Một trong những chính sách mang lại hiệu quả nhất đó là chính sách về đầu tƣ cho nhân lực KH&CN. Các vấn đề chính của chính sách đƣợc đề cập đến là:

- Chuẩn hóa nhân lực thông qua hình thành các tiêu chuẩn chức danh dựa trên phiếu mô tả công việc. Việc làm này công ty mất gần một năm để hoàn thiện;

- Tổ chức đào tạo kiến thức chuyên ngành thông qua hai hình thức là đào tạo tại chỗ và đào tạo liên kết;

- Hợp tác với các trƣờng Đại học có uy tín của Hong Kong và Học viện đào tạo của IATA để đào tạo cho nhân lực của công ty;

- Cử các chuyên gia đi học ở nƣớc ngoài sau đó về làm công tác đào tạo lại nhân viên; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO và IOSA; - Tiến hành tuyển dụng nhân lực theo tiêu chuẩn ban hành;

- Xây dựng chính sách lƣơng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn với các lao động có tay nghề cao hoặc các vị trí quản lý;

- Tiến hành đánh giá ngƣời lao động thông qua hiệu quả công việc ; -Luân chuyển cán bộ từ vị trí quản lý cấp đội trở lên với nhiệm kỳ 3 năm.

3.1.2. Công ty Singapore Airport Terminal Services (SATS)

SATS là công ty hàng đầu chuyên về cung cấp các dịch vụ phục vụ hàng hóa và xuất ăn cho các chuyến bay đi và đến tại sân bay Changi của Singapore. Hiện nay SATS phục vụ chiếm thị phần khoảng 80 % các chuyến bay và tổng dung lƣợng hàng hóa xuất nhập khoảng 3,5 triệu tấn/ năm. SATS hiện có đầu tƣ vốn tại hơn 40 sân bay trong khu vực châu Á, doanh thu hàng năm trên 2 tỷ USD. Tổng số lao động hiện nay tại tất cả các nơi mà có sự hiện diện của SATS là 8300 ngƣời, trong đó nhân lực KH&CN chiếm 80 % tổng số nhân lực hiện có. Có đƣợc thành công nhƣ hôm nay SATS đã có chiến lƣợc phát triển đúng đắn bằng cách tập trung vào việc phát triển đội ngũ nhân lực. SATS cũng đặt ra các

62

chuẩn mực cho nhân lực KH&CN của công ty và tới nay đã trở thành một trong các tiêu chí của văn hóa và giá trị SATS.

Kinh nghiệm của SATS về xây dựng chuẩn mực cho nhân lực đƣợc xuất phát từ yêu cầu công việc và đòi hỏi của môi trƣờng cạnh tranh mang tính hội nhập cao ( SATS có liên doanh với hơn 40 quốc gia). Các tiêu chuẩn về nhân lực nhƣ trình độ, khả năng làm việc với con ngƣời, các kỹ năng khác đều đƣợc thể hiện rõ trong mô tả công việc của từng vị trí và công bố rộng rãi ngay từ lúc tuyển dụng. Chỉ tiếp nhận các ứng viên đủ điều kiện đặt ra. Đối với số lao động đang lao động tại Công ty thì dùng hình thức đào tạo tại chỗ và khuyến khích chính sách cá nhân tự đào tạo để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Công ty thành lập một trung tâm đào tạo có sự liên kết với Đại học Quốc gia Singapore do vậy việc đào tạo và quản lý đào tạo đƣợc thực hiện rất bài bản. Các cá nhân có thể tự biết mình thiếu kiến thức gì để ghi danh học và thi lấy chứng chỉ qua các hình thức học khác nhau. Thực tế các hình thức học tự nguyện chủ yếu đƣợc tiến hành qua mạng. Để việc cập nhập thông tin về chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, SATS đã tạo ra một thƣ viện điện tử để nhân viên có thể truy cập dễ dàng và tận dụng đƣợc nhiều thời gian rảnh rỗi để học tập.

Trong các chuẩn mực của SATS thì cũng tập chung vào các điểm chính nhƣ trình độ tiếng Anh, trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong ngành, kiến thức luật pháp trong nƣớc và quốc tê, trình độ tin học và văn hóa Công ty.

Hiện nay SATS rất tự hào về thƣơng hiệu của mình vì đã có hơn 60 năm kinh nghiệm và khẳng định uy tín trong lĩnh vực vận tải hàng không và cung ứng dịch vụ xuất ăn trên máy bay.

Bên cạnh việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN, thì SATS đã áp dụng chế độ tiền lƣơng hợp lý với mức lƣơng trả theo công việc, vì vậy việc nhân viên luôn phấn đấu để đạt đƣợc chuẩn mực để đƣợc hƣởng mức lƣơng cao[U11]. Đối với nhân viên khi mới vào nghề (sau khi tuyển dụng) đƣợc hƣởng 75% mức lƣơng họ sẽ đƣợc nhận khi họ đạt đƣợc các tiêu chí trong chuẩn mực quy định. Đối với những nhân viên đã đạt chuẩn mực thì sau 6 tháng nếu không

63

vi phạm quy định sẽ đƣợc nâng lƣơng với mức tối đa là 20 % cho những ngƣời có thành tích tốt[U12].

3.1.3. Thai Cargo Terminal services

(Công ty phục vụ hàng hóa và kho vận Thái land)

Công ty đƣợc thành lập và hoạt động từ năm 1992.Cho đến nay Công ty đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Tổng sản lƣợng ƣớc tính đạt 2 triệu tấn/ năm. Doanh thu năm 2007 đạt 1,2 tỷ USD, cung cấp các dịch vụ về phục vụ hàng hóa cho hơn 80 % các chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay quốc tế Bangkok.

Tổng số nhân lực hiện có là 1200 ngƣời, nhà ga hàng hóa đƣợc xây dựng lại năm 2006 với công suất thiết kế đạt 5 triệu tấn/năm.

Công ty đã thực hiện xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN từ năm 1995 cho đến nay. Việc xây dựng chuẩn mực nhân lực của Công ty tập trung vào các vấn đề chính nhƣ:

 Xây dựng nội dung chuẩn mực nhân lực xem xét đến các yêu tố ảnh hƣởng nhƣ tính hội nhập, tính bắt buộc của ngành và văn hóa của ngƣời Thái;

 Đƣa ra các quy định mang tính bắt buộc trong việc thực hiện chuẩn mực đã ban hành;

 Áp dụng chuẩn mực vào công tác đào tạo, sử dụng và tuyển dụng nhân lực.

3.2. Yêu cầu về chuẩn mực cho nhân lực khoa học và công nghệ tại Công ty CPDVHH Nôi Bài CPDVHH Nôi Bài

Theo kết quả điều tra thì có đến 100 % các hãng hàng không cho rằng việc đặt ra yêu cầu về nhân lực Kh&CN có trình độ tiếng anh đáp ứng khả năng giao tiếp và làm việc độc lập với ngƣời nƣớc ngoài là chuẩn mực bắt buộc và lấy tiêu chuẩn của TOEIC (Test of English for International Communication) làm thƣớc đo cho trình độ tiếng Anh là hợp lý với môi trƣờng phục vụ hàng hóa bằng đƣờng hàng không.

64

Kết quả tổng hợp ý kiến của việc thảo luận nhóm cho thấy 100% nhất trí lấy tiêu chuẩn của TOEIC làm căn cứ xác định trình độ tiếng Anh.

Hộp 3.1: Tổng hợp ý kiến thảo luận nhóm

“…Việc cấp bằng của các trường đại học và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ ở nước ta hiện nay chưa đảm bảo chất lượng cho nên lấy tiêu chuẩn của TOEIC là hợp lý. Các doanh nghiệp trên thế giới cũng lấy tiêu chuẩn này cho nên việc các doanh nghiệp hàng không có thể áp dụng, hiện tại Viet Nam airlines đang áp dụng tiêu chuẩn này trong việc tuyển dụng và sử dụng nhân lực[U13].”;

“…Chuẩn mực áp dụng cho nhân lực KH&CN của doanh nghiệp vận tải hàng không cần đưa nội dung về các tiêu chí chuyên môn bắt buộc theo quy định của IATA…”;

“…Bên cạnh các tiêu chí về chuyên môn và tiếng Anh thì các tiêu chí về tính chuyên nghiệp và văn hóa nơi làm việc cũng cần đưa vào chuẩn mực nếu không chất lượng ịch vụ sẽ không được ổn định..” .

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của nhân viên cho thấy, đối với những môn học bắt buộc nhƣ phục vụ hàng nguy hiểm, thì chỉ có 20 ngƣời trên tổng số 172 ngƣời chiếm tỷ lệ 11,6% đạt chứng chỉ do IATA cấp và đƣợc coi là có khả năng hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, thực tế kết quả phỏng vấn 7/8 ngƣời là cán bộ quản lý trực tiếp cho rằng chỉ có 12/20 ngƣời có khả năng làm việc tốt sau khi đƣợc nhận bằng, chiếm tỷ lệ 60%, số còn lại còn thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế. Theo quy định của IATA những ngƣời tham gia vào việc quyết định trực tiếp đến dây truyền phục vụ hàng nguy hiểm bắt buộc phải có chứng chỉ đã đƣợc đào tạo kiến thức về phục vụ hàng nguy hiểm do IATA cấp.

Khi đƣợc hỏi về có cần thiết phải đƣa tiêu chí về kiến thức hàng nguy hiểm bên cạnh trình độ tiếng anh thì 100 % đại diện các hãng hàng không đang khai thác tại Nội bài khẳng định “cần thiết” đƣa vào chuẩn mực của nhân lực KH&CN. Nguyên nhân của việc có quá ít ngƣời có đƣợc chứng chỉ của IATA

65

về hàng nguy hiểm là do hiện nay ở Việt Nam không có nơi đào tạo kiến thức này. Công ty phải cử ngƣời ra nƣớc ngoài học tại trung tâm đào tạo của IATA hơn nữa do hạn chế về tiếng Anh cho nên số ngƣời có khả năng học đƣợc là hạn chế. Việc thực hành các kiến thức này vào làm thực tế cũng đang là bất cập vì do hạn chế về tiếng anh cho nên khả năng tra cứu tài liệu chuyên ngành gặp khó khăn.

Để đảm bảo công việc phục vụ hàng hóa thì kiến thức chuyên môn phục vụ hàng hóa nói chung và các kiến thức về khoa học hàng không là yêu cầu bắt buộc cho nhân viên phục vụ lẫn cán bộ quản lý. Theo yêu cầu của IATA thì việc đào tạo lại các kiến thức này phải đƣợc thực hiện 3 năm một lần để nhân viên không bị mai một kiến thức còn đối với kiến thức phục vụ hàng nguy hiểm phải đào tạo lại 2 năm một lần.

Kết quả điều tra tại Công ty cho thấy trong số 172 ngƣời là đối tƣợng đƣợc tính là nhân lực KH&CN thì có 25 ngƣời chiếm tỷ lệ 14,5 % chƣa đƣợc đào tạo ( tính đến tháng 3 năm 2008) nhƣng vẫn đang làm việc. Số nhân lực đã đƣợc đào tạo lại một lần là 110 ngƣời chiếm 64 % còn lại là đào tạo lần đầu. Thực tế cho thấy đào tạo các kiến thức chuyên ngành này chỉ có Công ty tự đào tạo theo các tài liệu của IATA mà không qua các trƣờng nào tại Việt Nam. Hiện nay ở nƣớc ta, các trƣờng đại học và cao đẳng hay trung cấp chƣa có trƣờng nào đào tạo riêng cho mảng phục vụ hàng hóa bằng đƣờng hàng không. Học viện Hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN trong doanh nghiệp vận tải hàng không thích nghi với xu thế hội nhập (Trang 57)