Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 73)

- Đầu tư cơ sở hạ

4.4.3.2Giải pháp cụ thể

 Đối với khâu sản xuất

- Trong mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ RHC người sản xuất đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất từ chuẩn bị giống đến thu hoạch. Tuy nhiên họ là những người chịu nhiều rủi ro nhất. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phỉa hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và các đối tác trong tiêu thụ.

- Người sản xuất cần phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật ở tất cả các khâu trong sản xuất. Cần xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nội bộ và

có chế tài xử phạt những hộ vi phạm góp phần nâng cao lòng tin của người tiêu dùng.

- Để giải quyết vấn đề đa dạng hóa sản phẩm, HTX có thể liên kết với các nhóm khác nhưng chỉ liên kết với những nhóm có cùng loại giấy chứng nhận.

- Chính quyền cơ sở kết hợp với nhà Khoa học phải thường xuyên tập huấn kỹ thuật cho dân và giám sát chặt từng khâu sản xuất để bảo chất lượng cho sản phẩm giúp cho quá trình tiêu thụ sau đó được thực hiện đảm bảo đúng chất lượng.

- Có biện pháp mở rộng quy mô sản xuất để người nông dân tích cực sản xuất. Chính quyền xã có thể hỗ trợ đất hoặc cho đấu thầu để người dân có đất sản xuất. Tạo thành các vùng quy hoạch chuyên sản xuất RHC.

- Nhà nước và nhà doanh nghiệp cũng nên hỗ trợ nông dân về cơ sở sản xuất để cho mối liên kết đó được bền chặt hơn.

 Đối với khâu tiêu thụ

- Để tìm được nhiều đối tác tiêu thụ thì các trưởng nhóm cũng như các hộ xã viên cần tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa để quảng bá các đặc điểm nổi bật của sản phẩm nhóm mình sản xuất.Nên xây dựng thành các nhóm dản xuất và trong các nhóm nên có một bộ phận chịu trách nhiệm thương mại sản phẩm. Ngoài ra còn phải tiếp tục liên hệ thường xuyên với các khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp để nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu đó, đem lại lợi ích cho cả hai bên.

- Tiếp cận với khách hàng tiềm năng để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ giúp cho nông dân yên tâm với đầu ra sản xuất. Để tránh tình trạng dư thừa sản phẩm

- Phát triển hình thức giao hàng tại nhà: Kênh bán sản phẩm theo hình thức giao sản phẩm tại nhà là kênh tiềm năng cần tiếp tục được phát triển.

Kênh tiêu thụ này có thể được đảm bảo lợi ích của người sản xuất và đại diện thương mại đồng thời có tác dụng giúp HTX chủ động kế hoạch sản xuất và thương mại sản phẩm.

- Đầu tư cửa hàng ở vị trí thích hợp: Ban đầu mỗi nhóm có thể thuê các cửa hàng ở các chợ để bán, giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Khi đã có lượng khách hàng tương đối lớn và ổn định cộng với kỹ năng marketing tốt hơn thì có thể mở rộng cửa hàng với giá cao hơn tại các khu chung cư, khu dân phố.

- Bên cạnh đó các cơ quan chính quyền cấp huyện, xã phải nâng cao trách nhiệm với người dân đặc biệt bảo vệ quyền lợi của họ khi hợp đồng bị phá vỡ. Khi tham gia ký hợp đồng với các doanh nghiệp thì hợp đồng đó phải do hai bên cùng giữ đó chính là căn cứ pháp lý để sử phạt những bên vi phạm.

- Các cơ quan có thẩm quyền cũng nên xem xét hỗ trợ người dân nhất là việc thẩm định cấp chúng nhận PGS để giúp cho người dân có thể tiêu thụ sản phẩm với giá cao hơn đảm bảo lợi nhuận cho họ.

- Nhà nước pahir can thiệp kịp thời khi hợp đồng không được thực hiện để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 73)