Đánh giá kết quả đạt được từ mối liên kết ” Bốn nhà“ 1 Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 64 - 66)

- Đầu tư cơ sở hạ

4.3Đánh giá kết quả đạt được từ mối liên kết ” Bốn nhà“ 1 Những kết quả đạt được

4.3.1 Những kết quả đạt được

Với sự liên kết “Bốn nhà“ ( Nhà Nông, nhà Nước, nhà Khoa học và nhà Doanh nghiệp) trong mô hình nông nghiệp ngành rau hữu cơ đã bước đầu để Hòa Bình nói chung và xã Nhuận Trạch nói riêng xác định lợi thế so sánh của mình, nghiên cứu và đưa vào chiến lược phát triển sản xuất hàng hóa rau hữu cơ tại địa phương.

Các nhóm sản xuất RHC ra đời đã tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân, giảm tối đa thời gian nông nhàn ở nông thôn. Tăng thu nhập cho người lao động, đời sống vật chất tinh thần không ngừng cải thiện, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn đối với sản xuất kinh doanh RHC.

Nâng cao được hiệu quả sử dụng đất được thể hiện qua số vụ rau được tăng lên.

Thay đổi tập quán sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, từ sản xuất tự do snag sản xuất đúng quy trình kỹ thuật sản xuất RHC.

Khuyến nông được cập nhật hơn, tiếp cận được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Sản phẩm RHC đáp ứng nhu cầu đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng đó chắc chắn sẽ dành được sự ủng hộ của đông đảo bà con nông dân và người tiêu dùng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ sản xuất hàng và ý thức trách nhiệm của người trồng rau với cộng đồng.

Đánh giá những kết quả đạt được:

Chương trình trồng RHC trên địa bàn xã Nhuận Trạch đã cơ bản đạt được những kết quả nhất định, giúp bà con nông dân đã bước đầu có cái nhìn tích cực hơn trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm sạch. Làm tiền đề cho việc mở rộng diện tích và khuyến khích đông đảo người dân tham gia. Và công tác sản xuất rau theo hướng hữu cơ là hoàn toàn đúng đắn và thực sự đi vào cuộc sống người dân, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng ta.

Chương trình đã mang lịa hiệu quả rõ rệt trên cả 3 phương diện kinh tê- xã hội- môi trường.

• Về kinh tế: Chương trình thực hiện đã góp phần tạo ra sản phẩm hàng háo có giá trị , góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tiến tới làm giàu cho người dân.

• Về xã hội: Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã, góp phần xóa đói giảm nghèo. Mở rộng giao lưu hàng hóa dịch vụ, thay đổi và nâng cao nhận thức về tư duy và trình độ canh tác cho người dân đồng thời tạo được sản phẩm rau sạch góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

• Về môi trường : Việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ rau màu các loại sang trồng RHC sẽ khai thác đưuọc tiềm năng của vùng đất bãi, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Đồng thời còn giúp cho người dân bỏ thói quen sử dụng tràn lan thuốc BVTV, phân hóa học... trong sản xuất nông nghiệp.

Có được kết quả trên là nhờ thực hiện tốt công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện về quy hoạch vùng sản xuất, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ chính quyền, cũng như các giải pháp về kỹ thuật được thực hiện đồng bộ từ Hội nông dân huyện đến cán bộ khuyến nông của cơ sở cũng như sự cố gắng nố lực của các hộ nông dân trong vùng quy hoạch và sự hợp tác tiêu thụ của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 64 - 66)