Tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 38 - 40)

Để sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, vấn đề đặt ra hiện nay là sản xuất hàng hóa phải gắn với tiêu thụ sau thu hoạch. Vì thế xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc đã gắn liên kết giữa các tác nhân với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất và ổn định.

Nếu có “đầu ra” ổn định, người nông dân sẽ yên tâm sản xuất, nhất là trong sản xuất vụ đông. Đóng vai trò tích cực trong việc tiêu thụ nông sản, là cánh tay nối dài của doanh nghiệp đầu mối trong việc cung cấp vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản cho nông dân là hệ thống các HTX, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên việc tiêu thụ nông sản thông qua các HTX, các hộ kinh doanh cũng có hạn chế nhất định, đòi hỏi phải có một cơ chế bền vững.

Xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc có 428 ha đất nông nghiệp, trong đó, hơn 190 ha có thể sản xuất cây trồng hàng hóa. Cũng như các địa phương khác, Phú Lộc đặt mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đưa những cây trồng có giá trị cao vào sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác. Trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của nông dân, xã đã đưa vào sản xuất các loại dưa bao tử, ngô ngọt, khoai tây. Để bảo đảm “đầu ra” cho nông sản, xã đã giao HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc đảm nhiệm việc bao tiêu sản phẩm. HTX có nhiệm vụ thực hiện điều tra, khảo sát thị trường, tìm kiếm các doanh nghiệp bao tiêu hết nông

sản cho nông dân theo hợp đồng, giúp bà con yên tâm sản xuất, hạn chế tình trạng được mùa, rớt giá hoặc không thể tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Cùng với việc chịu trách nhiệm tiêu thụ nông sản, HTX Phú Lộc còn đảm nhận cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân, đầu tư ứng trước phân bón, giống, máy móc làm đất cho nông dân, liên hệ với các nhà khoa học để hỗ trợ nông dân kiến thức về thâm canh, chăm sóc cây trồng...

Ở vùng sản xuất không tập trung, Công ty CP Thương mại Thiệu Yên hiện có 8 trạm và vùng kho bán hàng vật tư phân bón, thu mua lương thực trên toàn tỉnh. Mạng lưới đại lý của công ty có khoảng 1.000 hộ kinh doanh; trong đó có những hộ có thể thu mua hàng ngàn tấn nông sản mỗi năm. Các hộ này đóng vai trò cung ứng các loại vật tư nông nghiệp, chủ yếu là phân bón cho nông dân. Trên thực tế, giữa Công ty CP Thương mại Thiệu Yên, các hộ kinh doanh và hộ nông dân đã hình thành một mạng lưới cung cấp vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Trong hệ thống này, số lượng nông dân tham gia tương đối lớn và là các khách hàng truyền thống của các hộ kinh doanh. Nông dân có thể ứng trước các loại vật tư nông nghiệp, sau đó bán nông sản cho các đại lý, các hộ kinh doanh theo giá thị trường tại cùng thời điểm. Một phần nông sản mà các hộ kinh doanh thu mua sẽ được cung cấp cho Công ty CP Thương mại Thiệu Yên khi công ty có nhu cầu.

Là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn (trên 245 ngàn ha), với các cây trồng chủ yếu là lúa và một số loại cây hàng hóa khác, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ yếu theo mô hình liên kết doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nông dân. Sự liên kết này đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên mối liên hệ này chủ yếu tồn tại trên cơ sở thỏa thuận chứ không bị ràng buộc bởi hợp đồng, vì vậy khi các hộ nông dân “chủ động” được khâu tiêu thụ sản phẩm

trên thị trường thì cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều không chủ động được nguồn hàng.

Những bất cập trong tiêu thụ nông sản và cung cấp vật tư nông nghiệp ở vùng sản xuất không tập trung hiện nay, đặt ra vấn đề cần xây dựng cơ chế phối hợp từ sản xuất đến tiêu thụ một cách chặt chẽ thông qua hợp đồng là rất cần thiết. Theo đó, giữa các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và nông dân có thể thỏa thuận tham gia chuỗi cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản trên cơ sở hợp đồng mang tính nguyên tắc về giao nhận sản phẩm. Việc tiêu thụ nông sản theo hợp đồng sẽ góp phần tạo sự ổn định trong tiêu thụ nông sản, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm ở vùng sản xuất không tập trung, giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới hình thành các tiểu vùng sản xuất tập trung.

Bài học kinh nghiệm từ việc tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho vùng sản xuất tập trung ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc là một ví dụ. Nhờ có sự liên kết chặt chẽ giữa HTX - doanh nghiệp - nông dân và chính quyền địa phương, việc tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho vùng sản xuất tập trung ở Phú Lộc ngày càng phát huy hiệu quả. Diện tích đất trồng các loại cây hàng hóa giá trị cao tăng mạnh qua từng năm. Riêng vụ đông năm 2011, Phú Lộc đã sản xuất 70 tấn dưa bao tử, 230 tấn ngô ngọt, 200 tấn khoai tây và 700 tấn rau hàng hóa với tổng giá trị khoảng 22 tỷ đồng. Tình trạng nông dân phá hợp đồng bán sản phẩm cho tư thương hầu như không xảy ra ở địa phương này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 38 - 40)