Đặc điểm của hộ trồng RHC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 58 - 59)

- Đầu tư cơ sở hạ

4.2.1Đặc điểm của hộ trồng RHC

Hiện nay ở xã Nhuận Trạch có hai nhóm thực hiện dự án trồng RHC được TƯ Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức ADDA Đan Mạch triển khai từ năm 2005 tại 6 tỉnh thành phố. Và dự án này được thực hiện tại xã Nhuận Trạch huyện Lương Sơn từ năm 2008. Cho đến nay toàn xã đã có 2 nhóm tham gia vòa dự án là nhóm ở Đầm Rái và Đồng Bưng. Nhóm ở Đầm Rái có 13 hộ tham gia và nhóm ở Đồng Bưng có 5 hộ tham gia.

Bảng 4.1 Tình hình sản xuất của nhóm hộ điều tra

TT Chỉ tiêu ĐVT Đồng BưngHộ Đầm Rái

1 Tổng số hộ điều tra Hộ 5 12

2 Tổng diện tích RHC M2 3800 1200

3 Diện tích BQ M2/hộ 760 100

4 Năng suất BQ Tạ/ha/vụ 253,1 258,1

5 Sản lượng BQ Kg 5315 2065

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất RHC năm 2011 của huyện Lương Sơn

Kết quả trên cho thấy rằng tổng số hộ trong toàn xã tham gia vào dự án còn hạn chế. Là do nhận thức của người dân còn hạn chế trong việc sử dụng sản phẩm sạch, an toàn. Bên cạnh đólà do họ ngai thay đổi tập quán canh tác cũ. Diện tích dùng để canh tác RHC còn hạn chế bởi vì diện tích này là do người dân tự bỏ diện tích canh tác của gia đình ra hoặc đấu thầu của xã nên quy mô vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên về năng suất cũng đã đạt được hiệu quả đáng kể. Theo kết quả phỏng vấn các hộ trồng rau thì ước chừng 1m2 1 tháng cho 1 lứa rau và năng suất là 1kg/1m2 và như vậy một năm có 8 tháng trồng rau vậy 1m2 cho 8kg rau/năm.

Sản xuất RHC là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn xã. Lao động trong sản

xuất RHC không đòi hỏi nhiều về trình độ nhưng số lượng lao động lại là yếu tố quan trọng đến năng suất và sản lượng rau. Tình hình lao động của nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bẳng sau:

Bảng 4.2 Thông tin chung về các hộ điều tra

TT Diễn giải ĐVT Hộ

1 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 48,45

2 Trình độ văn hóa( số năm học BQ của chủ hộ) Năm 7,1

3 BQ nhân khẩu/hộ Người 4,3

4 BQ lao động/hộ Người 2,7

5 BQ lao động tham gia sản xuất rau/hộ Người

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2012

Qua bảng số liệu ta thấy tuổi nình quân của chủ hộ lả 48,45. Hạn chế về tuổi tác cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tiếp tiến bộ khoa học kỹ thuật và tham gia liên kết giữa các nhóm hộ. Các chủ hộ tuổi từ 30-40 tuổi thường có khả năng tiếp thu và dễ dàng vận dụng kỹ thuật tiên tiến hơn vào sản xuất hơn là chủ hộ ở ngoài tuổi lao động.

Về trình độ văn hóa của chủ hộ: Trình độ văn hóa của các chủ hộ được điều tra nhìn chung còn thấp, chủ yếu là từ cấp I đến cấp II, trong đó trình độ cấp I chiếm địa đa số. Với trình độ văn hóa trên sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong sản xuất, lựa chọn hình thức sản xuất và chịu trách nhiệm sản xuất trong mỗi gia đình, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận khi chuyển giao kiến thức mới vào sản xuất. Do đó cần phải nâng cao trách nhiệm nhận thức của người dân để thay đổi được tập quán canh tác của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 58 - 59)