Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ trồng rau dưới tác động của liên kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 62)

- Đầu tư cơ sở hạ

4.2.2.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ trồng rau dưới tác động của liên kết

dân và các doanh nghiệp như Greenlink và công ty Tâm Đạt. Greenlink thì ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nhóm rau ở Đầm Rái còn công ty Tâm Đạt thì ký kết hợp đồng với nhóm ở Đồng Bưng.

 Liên kết trong quảng bá sản phẩm

Mối liên kết này diễn ra chủ yếu giữa người nông dân và nhà nước. Nhà nước đóng vai trò trung gian, hỗ trợ nông dân trong việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Hội Nông dân đã kết hợp với các nhóm sở thích tổ chức buổi giao lưu với CLB người tiêu dùng Nữ Hà Nội tại xã Cư Yên, thông qua đài truyền hình Hà Nội, giao lưu với hội người tiêu dùng Hà Nội tại vườn Bách Thảo hà Nội. Mới đây đã cùng với công ty Agro Việt Linh, trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ tổ chức 2 buổi sinh hoạt giao lưu“ Đồng hành cùng nhà nông“ bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận với giá cả hợp lý có lợi cho người sản xuất. Tổ chức quảng bá trên báo Nông thôn ngày nay, báo Nông nghiệp và PTNT, đài truyền hình VTV1, VTV2, VTV10, VTV16, TTXVN, đài truyền hình tỉnh Hòa Bình, đài truyển thanh truyền hình của huyện...

b) Thực trạng liên kết trong tiêu thụ RHC tại xã Nhuận Trạch

4.2.2.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ trồng rau dưới tác động của liên kết liên kết

Qua điều tra nghiên cứu tôi thấy rằng sản xuất RHC đã đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân. Bởi đặc tính của canh tác hữu cơ là không thuốc trừ sâu, không thuốc BVTV vì thế nông dân chỉ có bỏ vốn là mua con giống ra. Và tận dụng sức lao động gia đình để canh tác còn không phải bỏ vốn cho các yếu tố đầu vào khác. Những đầu vào hỗ trợ sản xuất như nhà lưới, giếng nước... thì đã được các doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư, hỗ trợ, vì vậy mà đầu vào ở đây rất ít. Trong khi đó đầu ra cũng đã đạt

được một số hiệu quả nhất định. Như theo phỏng vấn người nông dân thì được biết trung bình 1 lứa rau/tháng và cứ 1m2 trong một lứa đạt 1kg và khí đã có chứng nhận PGS thì giá bán rau của người dân được nâng lên 11,5 ngàn đồng/kg. Vậy ước chừng một năm người dân trong xã sẽ thu được 57,5 triệu đồng.

Bảng 4.3 Đầu tư chi phí cho 1 sào RHC trong 1 vụ Diễn giải

Canh tác truyền thống Canh tác hữu cơ

SL Tổng tiền (1000 đ) SL Tổng tiền (1000 đ) - Phân ủ mục (kg) 250 175 300 210 -NPK (kg) 15 52,5 0 0 - Thuốc sâu (g) 20 26 0 0 - Thuốc trừ bệnh(g) 30 24 0 0 - Tưới nước(sô) 12 0 12 12

- Công lao động (công) 15 1200 20 1600

Tổng 1477.5 1810

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra xã Nhuận Trạch 2012

Nhìn vào bảng đó ta thấy nhìn chung tổng chi phí cho các loại rau không khác nhau là mấy vì đều là các loại rau trồng để lấy lá. Nhưng đặc biệt là canh tác hữu cơ thì lượng phân ủ mục phải dùng nhiều hơn vì trong quá trình canh tác các loại phân như NPK, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh không được sử dụng. Nguồn nước tưới cho canh tác rau thường có thể lấy từ sông ngòi nhưng riêng nguồn nước tưới cho RHC thì phải đảm bảo không lây nhiễm hóa chất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong vùng. Chính vì vậy các vùng sản xuất RHC phải đào giếng hoặc dẫn nước trực tiếp từ vòi về ruộng. Bên cạnh đó canh tác hữu cơ cũng đòi hỏi công lao động ca hơn canh tác thường bởi lý do phải chuẩn bị hết các vật tư sản xuất từ tạo vùng đệm, phân bón , nước tưới đến biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó người dân

cũng không được phép dùng thuốc trừu cỏ nên phải làm cỏ bằng tay. Và trong khi đó giá bán rau hữu cơ cho các doanh nghiệp tương đối cao và ổn định khi chưa có chứng nhận PGS thì giá bán sản phẩm là 8000 đồng/kg và khi có giấy chứng nhận thì giá bán tăng lên 11500đồng/kg cao hơn hẳn so với sản phẩm rau canh tác truyền thống bán bên ngoài thị trường. Bởi canh tác hữu cơ có sự liên kết hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất với đầu vào được hỗ trợ như hệ thống nhà lưới, giếng nước hỗ trợ trong quảng bá sản phẩm. Vì thế nên tính lợi nhuận cho 1 sào RHC mà người dân thực tế phải bỏ chi phí ra sẽ cao hơn canh tác thông thường. Nhưng bởi vì đối với xã Nhuận Trạch diện tích canh tác còn ít và chất lượng rau sản xuất chưa đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật nên sản lượng tiêu thụ chưa cao dẫn đến lợi nhuận đem lại cho thật sự hiệu quả.

Hơn thế nữa việc chuyển đổi hướng canh tác theo lối truyền thống sang canh tác theo phương pháp hữu cơ sẽ khai thác được tiềm năng của vùng đất bãi , góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường , đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

Là mô hình để nhân rộng cho người sản xuất ở địa phương bỏ thói quen sử dụng tràn lan thuốc BVTV, phân hóa học... trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w