Một số tồn tại trong mối liên kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 66 - 71)

- Đầu tư cơ sở hạ

4.3.2 Một số tồn tại trong mối liên kết

• Về phía chính quyền địa phương còn hạn chế trong công tác quản lý chưa nhanh nhậy trong vấn đề tìm đầu ra liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Mặc dù trong các cuộc họp tất cả các

bên đều thống nhất quan điểm chỉ đạo, biện pháp thực hiện nhưng thực tế triển khai còn quá chậm.

• Về phía cán bộ chuyển giao kỹ thuật trên địa bàn xã còn quá mỏng, chỉ có một cán bộ khuyến nông, trình độ chuyên môn và khả năng dự báo thị trường còn rất hạn chế.

• Về phía các hộ nông dân vẫn còn có những hộ sản xuất chưa đáng tin cậy chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ.

• Về phía các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng cam kết trọng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khối lượng ít, thưa dần.

Nguyên nhân của sự tồn tại đó khiến cho mối liên kết “Bốn nhà“ chưa được thật sự hiệu quả là do:

- Sản phẩm chưa được da dạng phong phú về chủng loại, mẫu mã không được đồng đều vì thế đây là một nguyên nhân mà khiến các doanh nghiệp như công ty Tâm Đạt và Greenlink thực hiện đúng hợp đồng, lấy ít sản phẩm và mức độ lấy ngày càng thưa dần.

- Ngoài ra còn có nguyên nhân là do việc áp dụng quy trình kỹ thuật của người dân chưa đúng như việc sử dụng phương pháp luân canh cây trồng để giảm bớt tình hình sâu bệnh hại vẫn chưa được các nhóm sản xuất sử dụng hay áp dụng một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh khác. Và việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác của người dân còn hạn chế như việc trồng rau dền và rau mùng tơi. Hai loại rau này rất dễ mắc bệnh mắt cua bởi ẩm độ bên trong nhà lưới thường cao hơn ở bên ngoài nên thời gian sinh trưởng ngắn nếu để quá 20 ngày rau rất dễ bị mắc bệnh.Vì thế kéo theo mẫu mã không đảm bảo là nguyên nhân mà doanh nghiệp từ chối sản phẩm.

- Do diện tích đất manh mún chưa có quy hoạch cụ thể các nhóm thiếu vốn cho đầu tư quy mô sản xuất lớn. Đa số người dân phải bỏ đất canh tác của gia đình hoặc đấu thầu đất để canh tác. Chính quyền xã chưa có khu

quy hoạch cho việc trồng RHC vì thế mà diện tích canh tác còn qúa ít. Kéo theo việc người dân thường làm tranh thủ, nên người dân cũng không mấy mặn mà và cũng dẫn đến sản xuất không hiệu quả.

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu: hệ thống giao thông, hệ thống điện, nguồn nước tưới.

- Công tác tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh RHC chưa được rộng rãi, một số bộ phận cán bộ và số đông nhân dân còn thiếu thông thông tin quản lý sản xuất, tiêu thụ RHC.

- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chưa được chặt chẽ một số công ty thu mua sản phẩm chưa thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết, vận chuyển sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng. Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người nông dân nhưng hợp đồng hoàn toàn là do các doanh nghiệp nắm giữ người dân không có hợp đồng, vì thế dẫn đến tình trạng hợp đồng bị phá vỡ.

- Giữa công ty bao tiêu và nhóm sản xuất chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất và thu mua sản phẩm một cách cụ thể. Vì đã xảy ra tình trạng đôi khi người dân sản xuất ra nhưng doanh nghiệp lại không tiêu thụ.

Thường các doanh nghiệp thích các sản phẩm rau trái vụ nhưng căn cứ vào điều kiện tự nhiên, nhà lưới thì không thể đáp ứng được nhu cầu đó dẫn đến bất đồng giữa hai nhà và hợp đồng chưa thực hiện đúng như trong văn bản.

- Bên cạnh những nguyên nhân đó còn phải nói đến vai trò của các cấp chính quyền. Trước hết là chính quyền xã vai trò cuar họ chưa cao trong mối liên kết này. Tất cả hợp đồng đều do các doanh nghiệp làm việc với người dân chính quyền xã chưa có sự tham gia vào đó và cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ phối hợp giúp đỡ người dân trong công tác canh tác hữu cơ này. Tiếp theo là cán bộ huyện đứng ra làm trung gian ký kết hợp đồng bên trường Cao đẳng Nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ làm nhiệm vụ

marketing nhưng khi hợp đồng không được thực hiện họ cũng không đứng ra nhận trách nhiệm và giải quyết giúp người nông dân.

- Và vai trò của các nhà khoa học trong dự án cũng chưa được bộc lộ thường xuyên. Các đợt tập huấn cho nông dân cũng thưa dần và cũng chưa cử cán bộ thường xuyên giám sát quá trình sản xuất, kéo theo một phần khiến họ thực hiện không đúng theo quy trình kỹ thuật.

- Nguyên nhân cơ bản hiện nay trong phát triển thị trường rau hữu cơ là do hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định của ngành trồng rau hữu cơ do thiếu biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp với hệ thống phân phối và tiêu thụ rau hữu cơ.

+ Hơn nữa Nhà nước cũng chưa có dụng cụ phân tích nhanh để phân biệt đâu là sản phẩm sạch, đâu là sản phẩm thường để giúp cho người tiêu dùng cách lựa chọn sản phẩm do vậy người sản xuất không có gì được hưởng lợi..

+ Một vấn đề đáng lưu ý là “mượn danh” rau hữu cơ để trà trộn cả rau an toàn và rau thông thường để bán với mức giá cao hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người tiêu dùng khi mua phải rau không an toàn.

+ Về cấp giấy chứng chỉ và thương hiệu sản phẩm rau an toàn: Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận và thương hiệu sản phẩm rau an toàn còn chưa hợp lý, mặc dù qua kiểm tra một số sản phẩm rau đã đủ tiêu chuẩn, nhưng khi đưa ra thị trường thì giá lại quá cao. Nếu được xét nghiệp đất và nước, được cấp thương hiệu phải mất khoảng 30 triệu đồng, tuy có sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức như ( tố chức ADDA của Đan Mạch của Đan Mạch) nhưng số tiền trên đối với người nông dân là quá lớn không thể có. Vì khi được cấp chứng nhận PGS thì giá rau tiêu thụ là 11,5 ngàn đồng/kg cao hơn 8 ngàn đồng so với việc không được cấp chứng nhận. Vì thế mà người nông dân rất thua thiệt.

+ Về việc cạnh tranh sản phẩm: việc sản xuất rau hữu hiện nay người sản xuất phải đương đầu chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, mặt khác còn phải cạnh tranh với một số mặt hàng rau nhập khẩu từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam nhất là các sản phẩm của Trung Quốc giá cả vừa rẻ lại khá bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng do đó sản phẩm đã khó tiêu thụ lại càng khó hơn.

+ Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trước đây không còn phù hợp với điều kiện hiện nay, do tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng cao, diện tích đất sản xuất giảm và nhiều khu vực đấu trồng, nước tưới bị ô nhiễm, điều đó làm hạn chế đầu tư, bố trí sản xuất, năng suất chất lượng rau hữu cơ.

+ Công tác tuyên truyền, quảng cáo còn nhiều hạn chế về nội dung, hình thức, phối hợp tổ chức thực hiện, chưa khai thác được các phương tiện truyền thông hiện có, đặc biệt là hệ thống loa truyền thanh ở các xã, phường, nên nhận thức, ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật của người sản xuất rau hữu cơ còn thấp, ngươì tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào chất lượng rau hữu cơ.

+ Tính thụ động, trông chờ, ngại thay đổi, lưỡng lự trong sự liên kết, hợp tác, tập quán canh tác lạc hậu, không phù hợp với sản xuất rau an toàn của nông dân còn cao, khó thay đổi.

+ Sự tham gia liên kết của 4 nhà: mặc dù trong những năm qua có quyết định 80.CP của Thủ tướng Chính Phủ về liên kết 4 nhà, nhưng thực tế hiện nay việc liên kết 4 nhà vẫn chưa được thực hiện. Ngoài việc Nhà nước đầu tư cho người trồng rau một số cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương,nhà lưới, giếng còn lại các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ với người sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w