0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN KẾT “4 NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TẠI XÃ NHUẬN TRẠCH HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 75 -79 )

- Đầu tư cơ sở hạ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Qua nghiên cứu Thực trạng của liên kết “Bốn nhà“ trong sản xuất và tiêu thụ RHC trên địa bàn xã Nhuận Trạch cho thấy: Trong những năm qua, phương châm liên kết “Bốn nhà“ gồm nhà Nước, nhà Nông, nhà Khoa học, Nhà doanh nghiệp để cùng tìm đầu vào và đầu ra ổn định cho hàng hóa nông

nghiệp mang lại giá trị cao đã được khởi xướng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên có rất nhiều địa phương đã gặp thất bại khi thực hiện liên kết này.

Nhuận Trạch là một xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của xã đặc biệt là sản xuất RHC. Vì thế mà chương trình trồng RHC của xã đã bước đầu đạt được những thành công nhất định.

Được sự quan tâm của Huyện uỷ, UBND huyện và các cấp, các ngành có liên quan, sản xuất rau hữu cơ phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày cao của người dân, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và người sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Có được những kết quả trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, trong việc đề ra các biện pháp và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện về quy hoạch vùng sản xuất, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của chính quyền, các giải pháp về kỹ thuật được thực hiện một cách đồng bộ và sự hợp tác của các doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế trong sản xuất rau hữu cơ ở xã Nhuận trạch huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình như công tác quy hoạch, chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn rất chậm, diện tích sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Chưa có quy trình thống nhất trong quản lý sản xuất hữu cơ. Đầu tư cho các vùng sản xuất rau an toàn chưa đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại, chất lượng hữu chưa đảm bảo…Việc tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, vẫn trong tình trạng bán lẻ tại chợ nông thôn hoặc các thương lái đến tại ruộng để thu gom.Mối liện hệ giữa nhà phân phối với người sản xuất còn lỏng lẻo

Để thức đẩy sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, huyện Lượng Sơn cần tập trung vào một số nội dung như: Quy hoạch vùng sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất rau cho từng xã, thị trấn với quy mô lớn, vận dụng công nghệ hiện

đại; ứng dụng công nghệ sinh học trong khâu tạo giống; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học chuyên nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản. Củng cố và phát triển hệ thống phân phối nhằm tiêu thụ rau hữu cơ qua các siêu thị, cửa hàng, các sạp chuyên kinh doanh rau hữu cơ; tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ nhằm tạo lập các chuỗi liên kết khép kín.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, các nhà phải thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Xây dựng thương hiệu cho rau hữu cơ.

2. Kiến nghị

Để tạo môi trường và điều kiện cho phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hiệu quả, luận văn có một số kiến nghị sau:

Đối với Nhà nước.

- Hoàn thiện hành lang pháp lý cho quy trình sản xuất RHC đúng tiêu chuẩn

Nhà nước phải xây dựng quy chế pháp lý cho quy trình sản xuất RHC xây dựng quy định cụ thể về vùng được sản xuất RHC, luật định về cơ quan được đánh giá chất lượng rau toàn, các văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xử lý nghiêm những vùng sản xuất rau toàn không đúng tiêu chuẩn. Ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RHC, buộc những người sản xuất RHC phải chú trọng chất lượng cũng như quy trình sản xuất rau toàn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, các vùng sản xuất RHC.

- Cần có những văn bản pháp luật về việc hướng dẫn đăng ký thương hiệu cho sản phẩm một cách nhanh chóng thuận tiện, dễ dàng.

- Cần có những quy định cụ thể về ghi nhãn hiệu rau an toàn của từng vùng sản xuất để dễ dàng kiểm soát RHC trên thị trường. Đồng thời người tiêu dùng

có nhiều cơ hội lựa chọn RHC của các vùng khác nhau, tạo ra sự cạnh tranh về giá giữa các nhà sản xuất và kinh doanh RHC.

- Nhà nước cần có chính sách, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và vốn cho vùng sản xuất RHC, trang bị kiến thức về quy trình kỹ thuật sản xuất RHC trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên giúp người dân có thể nắm bắt thông tin một cách kịp thời

- Nhà nước cũng cần đầu tư cho các cơ quan chức năng và các Viện nghiên cứu chuyên ngành đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực giúp cho việc kiểm tra, phân tích chất lượng rau đồng thời tổ chức kiểm tra ở tất cả các khâu sản xuất, vận chuyển và phân phối.

- Phổ biến thông tin trên các phương tiện thông tin địa chúng cho người tiêu dung về an toàn thực phẩm , thông tin về chất lượng vệ sinh đặc biệt về sản xuất sản phẩm rau nhằm gia tăng số lượng người tiêu dùng có yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Buộc nhà cung cấp và nhà phân phối cùng nhau tuân thủ quy định trong sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

- Hành lang pháp lý phù hợp sẽ tạo ra môi trường sản xuất và kinh doanh RHC lành mạnh. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh RHC trong nước khi xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời trách nhiệm cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này thật sự rõ ràng, đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với lối kinh doanh sản xuất hiện nay.

Đối với chính quyền

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được tỉnh phê duyệt, huyện cần tiến hành quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất RHC phù hợp với lợi thế của từng vùng (lợi thế sản xuất và tiêu thụ)

- Có chương trình đầu tư đồng bộ cho các vùng đã quy hoạch trồng RHC, nhất là thủy lợi, đường giao thông, ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ sản xuất sạch.

- Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích đối với vùng trồng rau và người trồng RHC, như vay vốn đầu tư, hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn, quảng bá, tiêu thụ sản sản phẩm, nhất là xuất khẩu.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với các vùng trồng RHC, nhất là các điều kiện đảm bảo cho sản xuất RHC (đất trồng, nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu).

- Trên cơ sở những văn bản quy định của luật An toàn vệ sinh thực phẩm, huyện, xã cần quy định cụ thể về tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát đối với vùng trồng RHC cũng như đối với từng hộ dân, quy định hình thức xử phạt, mức phạt phù hợp.

- Cần hoàn thiện tốt quy hoạch ruộng đất cho các hộ gia đình có diện tích sản xuất tập trung hơn, khuyến khích liên kết để sản xuất và tiêu thụ.

- Tăng cường tuyên truền giáo dục, đẩy mạnh liên kết giữa các hộ, các ngành có liên quan và kiểm tra sát sao vấn đề sản xuất RHC của các hộ nông dân. Và việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ giữa nhà nông và các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, và làm cho mối liên kết “ Bốn nhà” trở nên bền vững và đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN KẾT “4 NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TẠI XÃ NHUẬN TRẠCH HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 75 -79 )

×