Thực trạng đánh giá nguồn nhân lực KH&CN về mặt kết quả thực hiện công

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại VNPT Bạc Liêu (Trang 51)

11. Kết cấu luận văn

2.3.2. Thực trạng đánh giá nguồn nhân lực KH&CN về mặt kết quả thực hiện công

hiện công việc

2.3.2.1. Quy trình đánh giá

- Qui trình đánh giá thông qua mạng (hệ thống quản lý OMS) để đánh giá: + Nhân viên: Mô tả công việc thực hiện trong ngày trong trình đơn tự

đánh giá CLCV trên OMS để Trưởng đơn vị xem xét và phê duyệt CLCV hàng ngày;

+ Trưởng đơn vị: Tổng hợp nội dung của công việc thực hiện trong ngày của nhân viên, phân tích, nhận xét đánh giá và làm cơ sở chốt lại thành những đề xuất báo cáo định kỳ về VNPT Bạc Liêu trên mạng;

+ Phòng TCLĐ tham mưu cho giám đốc VNPT Bạc Liêu tổng hợp những nội dung công việc chính từ các đơn vị trực thuộc (kết xuất lấy thông tin trên OMS)

-52-

2.3.2.2. Tiêu chí đánh giá

2.3.2.2.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng công việc của nhân viên

Bảng 2.5.Tiêu chí đánh giá công việc nhân viên

TT Tiêu chí đánh giá

Mức điểm & Xếp loại

CLCV 1. Chấp hành nội quy lao động (ATVSLĐ, VHDN, Thời gian quy

định: lao động, Hội nghị, Tập huấn…) 20

Mức đánh giá

Xuất sắc:

- Làm thêm giờ do công việc phát sinh và đột xuất mà đơn vị giao (Ban đêm, thứ 7, chủ nhật…v.v);

- Gương mẫu, được mọi người học tập.

A+

Tốt: Thực hiện đúng theo quy định hiện hành A

Khá: Thực hiện theo quy định nhưng chưa tốt B

Trung bình: Thực hiện quy định chưa đạt yêu cầu C

Kém: Không thực hiên quy định định D

2. Hiệu suất, khối lƣợng và chất lƣợng công việc: 70

Mức đánh giá

Xuất sắc: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. A+

Tốt: Hoàn thành công việc và trách nhiệm được giao. A

Khá: Hoàn thành công việc nhưng chưa tốt B

Trung bình: Thực hiện công việc chưa đạt yêu cầu.

C

Kém: Không đảm bảo được công việc và trách nhiệm

được giao D

3. Quan hệ nội bộ (Đoàn kết; Thái độ hợp tác và làm việc nhóm, Kỹ

năng giao tiếp…. ) 10

Mức đánh giá

Xuất sắc:- Tích cực tham gia vào tổ chức các hoạt động chung của đơn vị để thúc đẩy tinh thần đồng đội, giúp đỡ đồng nghiệp để cùng hoàn thành nhiệm vụ- Tình nguyện tổ chức các sự kiện và thực hiện các công việc chung của

-53-

đơn vị; Cộng tác tốt với các thành viên khác trong hoặc ngoài đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Tốt: Có tham gia vào các nhiệm vụ chung của đơn vị, Có khả năng hòa đồng và nhận được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp.

A

Khá: Có tham gia vào các nhiệm vụ chung của đơn vị, Có

khả năng hòa đồng nhưng chưa tốt. B

Trung bình: Thiếu hợp tác đối với các hoạt động và nhiệm vụ của đơn vị. Ít quan tâm và giúp đỡ đồng nghiệp để giải quyết công việc chung.

C

Kém: Không hợp tác đối với các hoạt động và nhiệm vụ

của đơn vị. D

( Nguồn: Phòng tổ chức lao động ,VNPT Bạc Liêu cung cấp)

Chú thích:

- Mức A+ = 120% điểm tối đa - Mức A = 100% điểm tối đa - Mức B = 70% điểm tối đa - Mức C = 50% điểm tối đa. - Mức D = 00% điểm tối đa.

2.3.2.2.2 Biểu đánh giá chất lượng công việc hàng ngày

Bảng 2.6. Mẫu đánh giá và chấm công hàng ngày

T T Họ Tên Nhân viên 1. Chấp hành nội quy lao động (Cột 1) 2. Hiệu suất, khối lượng và chất lượng công việc (Cột 2) 3. Quan hệ nội bộ (Cột 3) Tổng cộng (Cột 1 + Cột 2 + Cột 3), chương trình qui ra điểm Phân loại công việc hàng ngày (Cột 5) Giữa ca (Cột 6) Ca ba (Cột 6)

-54-

(Cột 4)

Nhânviên T đơn vị Nhânviên Trư

ởng đơn vị Nhân viên Trư ởng đơn vị Nhân viên

T. đơn vị Nhânviên T đơn vị Nhânviên T đơn vị

1

2 3

( Nguồn: Phòng tổ chức lao động ,VNPT Bạc Liêu cung cấp)

Chú thích:

 Cột 4: Dựa vào kết quả đánh giá chất lượng cột 1, cột 2, cột 3, chương trình sẽ cho kết quả số điểm.

 Cột 5: Từ số điểm cột 4 chương trình cho kết quả sau: + T : Tốt nếu điểm cột 4 đạt từ 85 trở lên.

+ TB: Trung bình nếu điểm cột 4 đạt từ 65 – 84. + K: Kém nếu điểm cột 4 nhỏ hơn 65.

 Các trường hợp nghỉ chính sách (ký hiệu: CS), nghỉ không lương (ký hiệu: KL), nghỉ vô kỷ luật (ký hiệu: O) thì trưởng đơn vị đánh giá vào cột 5 như sau:

+ CS: Đi học tập trung dài hạn; Nghỉ phép năm; Tham quan; Nghỉ dưỡng; Điều trị bệnh; Nghỉ thai sản. Nếu không tham gia công việc của đơn vị thì cột 4 tự ghi 70 điểm. Những ngày được nghỉ theo chính sách này khi tính lương không được thấp hơn mức lương cơ bản quy định của Nhà nước.

+ KL: Vì hoàn cảnh đặc biệt phải nghỉ và được đơn vị cho phép. Thì cột 4 tự ghi 0 điểm.

+ O: Nghỉ vô kỷ luật (không phép); vi phạm kỷ luật lao động. Cột 4 tự ghi 0 điểm.

Trong thời gian nghỉ CS, nếu nhân viên có tham gia công việc thì Trưởng đơn vị quyết định đánh giá mức điểm ở cột 4 là 80, 90, 100.

-55-

 Cột 6, cột 7: Nếu không đánh giá thì mặc định là 0

 Cột 7: Nhân viên làm hành chính mặc định là 0.

2.3.2.2.3. Quy trình đánh giá chất lượng công việc:

 Cuối ngày làm việc, nhân viên tự đánh giá chất lượng của mình trên mạng và báo cáo tóm tắt công việc đã thực hiện trong ngày (hoàn thành hay tiếp tục thực hiện vào ngày kế tiếp...v.v);. Sau 2 ngày làm việc (đến 17 giờ), nếu không tóm tắt được công việc hoặc không tự đánh giá xếp loại chất lượng thực hiện công việc thì Trưởng đơn vị có quyền quyết định chọn xếp loại đánh giá chất lượng.

 Trưởng đơn vị sẽ đánh giá lại chất lượng công việc của từng nhân viên hàng ngày, sau 5 ngày làm việc (đến 17 giờ, ngoại trừ ngày cuối tháng chương trình sẽ đóng lúc 08 giờ ngày 27), nếu không đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên thì chương trình sẽ tự động khóa không cho phép thực hiện. Lúc đó dựa vào kết quả đánh giá của nhân viên.

 Nếu cả nhân viên không đánh giá hoặc tóm tắt công việc và trưởng đơn vị cũng không đánh giá thì mặc định cột 4 ghi 50 điểm.

 Nếu nhân viên vi phạm kỷ luật lao động trưởng đơn vị có thể đánh giá kết quả mức O ở cột 5.

 Ví dụ minh họa:

Bảng 2.7.Ví dụ đánh giá công việc của nhân viên

TT Họ Tên Nhân viên 1. Chấp hành nội quy lao động (Cột 1) 2. Hiệu suất, khối lƣợng và chất lƣợng công việc (Cột 2) 3. Quan hệ nội bộ (Cột 3) Tổng cộng (Tỷ lệ chất lƣợng công việc hàng ngày) % (Cột 4) Phân loại công việc hàng ngày (Cột 5) Giữa ca (Cột 6) Ca ba (Cột 7)

-56- Nhânviên T đơn vị Nhânviên Trư

ởng đơn

vị

Nhân viên Trư

ởng đơn

vị

Nhâ

n viên

T. đơn vị Nhânviên T đơn vị Nhânviên T đơn vị

1 Nguyễn Văn A B C A B C B 89 66 TB 1 0 0 0 2 Trần Thị B A+ A A A+ B B 101 111 T 1 1 1 0 3 Huỳnh Văn C A A B A B A 76 100 T 0 1 0 0 4 Lê Văn X C B B 66 TB 0 0 5 Trần Văn X 50 TB 0 0

( Nguồn: Phòng tổ chức lao động ,VNPT Bạc Liêu cung cấp)

* Giải thích: Ví dụ Trường hợp của Nguyễn Văn A như sau: - Cột 4 được tính:

+ Nhân viên tự đánh giá:

Cột 1 = B; Cột 2 = A; Cột 3 = C. Quy đổi ra tỷ lệ % chất lượng công việc là:

(20 x 70% + 70 x 100% + 10 x 50%) = 89% + Trưởng đơn vị đánh giá:

Cột 1 = C; Cột 2 = B; Cột 3 = B. Quy đổi ra tỷ lệ % chất lượng công việc là:

(20 x 50% + 70 x 70% + 10 x 70%) = 66%

- Cột 5: Từ kết quả cột 4 là 66 được tự động xếp loại TB (trung bình)

- Cột 6: Chương trình tự chấm công chế độ được hưởng tiền ăn giữa ca theo quy định của đơn vị:

+ Số 1: Được hưởng chế độ tiền giữa ca trong ngày nếu có làm việc; + Số 0: Không được hưởng chế độ tiền giữa ca trong ngày khi không đi làm việc như đi học, tham quan, nghĩ chế độ…v.v);

-57-

- Cột 7: Chấm công chế độ được hưởng tiền ca đêm theo quy định của đơn vị:

+ Số 1: Có trực ca đêm; + Số 0: Không trực ca đêm;

2.3.2.2.4. Tính điểm thu nhập hàng tháng:

- Tỷ lệ % chất lượng công việc cuối tháng (TLCLCVT) bằng Tổng điểm trong tháng (Trưởng đơn vị cột 4) (∑ĐT) chia cho Số ngày chuẩn trong tháng theo quy định (∑NLVC);

TLCLCVT = ∑ĐT / ∑NLVC

+ Ví dụ: Số ngày chuẩn làm việc trong tháng 03/2013 là 21 ngày; Nhân viên A được 189 điểm thì.

TLCLCVT = 189/21 = 90%

- Số ngày chuẩn làm việc trong tháng theo quy định được tính tuần làm việc 5 ngày; Ngày làm việc sáng Thứ bảy chỉ bố trí nhân viên làm những công việc đột xuất (do Trưởng đơn vị quyết định). Chất lượng công việc những ngày này được tính tăng thêm chất lượng công việc vào những ngày làm việc tiếp theo của tuần làm việc liền kề trong tháng ngoại trừ đơn vị làm việc theo ca. Nếu vì công việc đột xuất phải phân công làm việc ngày nghỉ thì được bố trí nghỉ bù;

Lưu ý: Trường hợp do làm theo ca mà số ca nhiều hơn ngày chuẩn trong tháng thì tính bình quân theo ngày chuẩn.

- Hệ số thu nhập tháng của nhân viên bằng Tỷ lệ % chất lượng công việc cuối tháng nhân với HSCV của nhân viên;

+ Ví dụ: HSCV hiện tại của Nhân viên A là 3.1; Tỷ lệ % chất lượng công việc cuối tháng đạt 90%. Vậy hệ số thu nhập tháng (HSTNT) của nhân viên A là: HSTNT = 3.1 * 90% = 2.79

- Thu nhập của nhân viên trong tháng bằng hệ số thu nhập tháng của nhân viên chia cho Tổng hệ số thu mhập tháng của đơn vị) nhân với Tổng quỹ lương đơn vị;

-58-

2.3.2.2.5. Khen thưởng, kỷ luật

- Hàng tháng nhân viên cao điểm nhất của Phòng (nhưng không có kết quả K (kém), hoặc O (nghỉ vô kỷ luật) được tăng 10% HSTNT và được biểu dương trong Phòng; Trường hợp có nhiều nhân viên cao bằng điểm nhau thì do Phòng chọn, nhưng ưu tiên cho nhân viên chưa được khen thưởng.

- Cuối năm danh sách khen thưởng, nâng hệ số công việc mỗi phòng được xét ưu tiên theo tổng điểm từ cao đến thấp.

- Hàng tháng nếu nhân viên có hai điểm O quy đổi (ba điểm K = một điểm O) thì kiểm điểm, góp ý xây dựng. Nếu tháng sau tái phạm phải làm kiểm điểm trước tập thể phòng và báo cáo kết quả về phòng tổ chức hành chính.

Thống kê kết quả đánh giá thực hiện chất lƣợng công việc

- Thống kê đánh giá CLCV hàng tháng, quý, năm theo: Mức CLCV đối với từng đơn vị, cá nhân nhân viên…v.v để làm cơ sở xem xét năng lực làm việc, HSCV, khen thưởng và phục vụ cho công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực.

- Phân quyền truy cập thông tin năng lực lao động:

+ Nhân viên: chỉ được xem kết quả thực hiện công việc của chính mình, không truy xuất được vào thông tin kết quả công việc của người khác;

+ Trưởng đơn vị: được xem kết quả công việc của toàn bộ nhân viên do đơn vị mình quản lý, không truy xuất được vào thông tin kết quả công việc của nhân viên đơn vị khác.

+ BGĐ VTT: được xem tất cả các kết quả công việc của cá nhân và tập thể toàn đơn vị.

+ Phòng TCLĐ (người phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tiền lương): được xem tất cả các kết quả công việc của đơn vị trực thuộc và cá nhân của nhân viên ở từng đơn vị và toàn đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước trưởng đơn vị và lãnh đạo VNPT Bạc Liêu trong việc giữ bí mật thông tin theo quy định của tổ chức.

-59-

2.3.2.3. Điểm mạnh và hạn chế 2.3.2.3.1. Điểm mạnh

Có tiêu chí đưa ra áp dụng cho cá nhân tự đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng ngày của cá nhân trong toàn VNPT Bạc Liêu sau đó lãnh đạo từng cấp đánh giá nhân viên của mình đây là điểm mới của VNPT Bạc Liêu trong công tác đánh giá thực hiện công việc hàng ngày và đồng thời lấy kết quả xét cuối năm.

2.3.2.3.2. Hạn chế

Cho dù có kết quả thực hiện công việc trên nhưng cũng không được thực hiện dựa theo tiêu chí trên mà việc đánh giá nhân viên hiện nay vẫn theo “lối mòn” : 1 năm 1 lần, lãnh đạo và nhân viên cùng ngồi lại, cùng đánh giá công việc chung, công việc riêng trong tập thể, sau đó, tiến hành bỏ phiếu. Một cách thức đánh giá hoàn toàn phản tác dụng vì nhân viên nào cũng thấy bản thân bị đánh giá chưa chính xác, lãnh đạo không hiểu những khó khăn của nhân viên, đồng nghiệp không biết công việc của họ nên việc bỏ phiếu chỉ mang tính chiếu lệ, hình thức. Với cách đánh giá như hiện nay, nhân viên cảm thấy căng thẳng khi đến kỳ đánh giá và có tâm lý bất mãn sau kỳ đánh giá. Sau kỳ đánh giá, động lực làm việc của nhân viên không tăng, có chiều hướng giảm thậm chí có thái độ bất mãn do sự đánh giá thiếu chính xác, thiếu công bằng của lãnh đạo.

Công tác đánh giá nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa khuyến khích lao động phát huy hết tiềm năng trong thực thi nhiệm vụ và phấn đấu. Thiếu căn cứ khoa học để đánh giá một cách đúng đắn mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn nhất là đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của đơn vị.

Lý do hiện nay VNPT Bạc Liêu không có tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN cho quy hoạch, phát triển, còn tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc chỉ dựa vào các tiêu chí để đánh giá như sau: Chấp hành nội quy lao động; Hiệu suất, khối lượng và chất lượng công việc; Quan hệ nội bộ. các tiêu chí này chỉ cho điểm A,B,C,D không chi tiết cụ thể mà chỉ

-60-

cho điểm chung chung chưa đủ để đánh giá cho nên việc áp dụng vào đánh giá rất khó cần bổ sung thêm chi tiết hơn.

Phiếu khảo sát ( xem phụ lục 1B) được thiết kế nhằm mục đích khảo sát tình hình đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN tại VNPT Bạc Liêu như thế nào, các phiếu khảo sát này được khảo sát tại các phòng ban chức năng và các trung tâm thuộc VNPT Bạc Liêu do nguồn nhân lực KH&CN tại VNPT Bạc Liêu rất ích nên chỉ có khảo sát 50 phiếu.

Căn cứ trên kết quả khảo sát nhận thấy việc đánh giá nguồn nhân lực KH&CN tại VNPT Bạc Liêu như sau:

- Tình hình đánh giá thực hiện công việc (trả lời có 46/50 chiếm 92%, trả lời không 4/50 chiếm 8%).

- Tiêu chí đánh giá cho thực hiện công việc (trả lời có 40/50 chiếm 80%, trả lời không 10/50 chiếm 20%).

- Tính khách quan của tiêu chí thực hiện công việc hiện tại (trả lời có 8/50 chiếm 16%, trả lời không 40/50 chiếm 80%, không trả lời 2/50 chiếm 4%).

- Tình hình đánh giá cho thực hiện công việc từng phòng ban (trả lời có 15/50 chiếm 30%, trả lời không 30/50 chiếm 60%, không trả lời 5/50 chiếm 10%).

- Tính khách quan của tiêu chí đánh giá phòng ban (trả lời có 15/50 chiếm 30%, trả lời không 30/50 chiếm 60%).

Trong đề tài này tác giả lấy ý kiến chuyên gia bằng cách là phỏng vấn lãnh đạo VNPT Bạc Liêu theo ý kiến của lãnh đạo là cần xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN tại VNPT Bạc Liêu cho kết quả thực hiện công việc một cách cụ thể và chi tiết để làm cơ sở xem xét trong việc trả lương và quy hoạch một cách hợp lý và tạo động lực cho nguồn nhân lực càng phát triển.

-61-

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại VNPT Bạc Liêu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)