Hoạt tính sinh học của phlorotannin

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách phlorotannin thô từ một số loài rong nâu thuộc chi rong quạt vùng biển nam trung bộ, định hướng sử dụng làm thực phẩm chức năng có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn (Trang 31)

Hoạt tính sinh học của phlorotannin được công bố nhiều nhất là hoạt tính chống oxy hóa. Hoạt tính này được nghiên cứu thông qua khảo sát khả năng quét các gốc DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrasyl), gốc hydroxyl (-OH), các anion như superoxide anion (O2), khử sắt (III), tạo phức chelat với các ion hóa trị (II) và oxy hóa lipid của chúng.

Các nhà khoa học Mexico đã xác định khả năng quét các gốc DPPH, anion O2- và hoạt tính khử của hỗn hợp các chất thuộc nhóm phlorotannin được chiết từ một số loài rong nâu sinh trưởng tại vùng biển nhiệt đới tại Mexico. Họ đã thu các phlorotannin bằng chiết lạnh, sử dụng dung môi là dichloromethanol : methanol (2 : 1) trong 20 giờ. Kết quả thu được cho thấy tất cả tổng phlorotannin được chiết từ các loài rong (Lobophora variegata, Padina gymnospora, Dictyota cervicornis và một số loài rong thuộc chi Sargassum, chi Turbinaria) đều có hoạt tính chống oxy hóa với giá trị SC50 của gốc DPPH tương ứng là như sau: Lobophora variegata: 0,32±0,01 mg/ml,

Padina gymnospora: 3,45 mg/ml, chi Sargassum: từ 6,64 đến 7,14mg/ml, chi Turbinaria: 8,85 mg/ml và chi Dictyota: 6,42 mg/ml. Ngoài ra tổng phlorotannin chiết từ loài

Lobophora variegata còn thể hiện khả năng quét gốc anion O2-và tính khử mạnh. Để xác định hoạt tính chống oxy hóa của phlorotannin chiết từ 03 loài rong

Sargassum marginatum, Padina tetrastomatica Turbinaria conoides sinh trưởng tại bờ biển Ấn Độ, S. Kumar Chandini và cộng sự [28] đã sử dụng phương pháp chiết

phlorotannin hoàn toàn khác với công trình của các nhà khoa học Mexico. Chiết 03 lần với các dung môi khác nhau tại nhiệt độ phòng để thu được các nhóm chất phân cực nhẹ, phân cực và không phân cực. Sau đó gộp cả 03 lần chiết vào làm một, rồi cô cạn và cuối cùng hòa tan bằng cồn metanol 900. Hỗn hợp phlorotannin tan trong methanol của tất cả các loài rong nâu nêu trên đều thể hiện khả năng quét gốc DPPH và gốc hydroxyl.

Ngoài hoạt tính chống oxy hóa Takashi Kuda và cộng sự [30] còn xác định cả ảnh hưởng của điều kiện chiết như dung môi, nhiệt độ và trọng lượng phân tử của phlorotannin chiết từ loài rong Petalonia binghamiae (J. agaradh) lên hoạt tính chống oxy hóa của chúng. Tính chất oxy hóa của dung dịch phlorotannin chiết bằng nước cao hơn hẳn so dịch chiết bằng cồn ethanol. Các phân đoạn phlorotannin có trọng lương phân tử > 100 KDa, trong khoảng 10 đến 30 KDa và < 5KDa đều thể hiện khả năng quét gốc DPPH và O2- cũng như khả năng khử ion Fe rất cao so với phân đoạn phlorotannin có trọng lượng phân tử trong khoảng 30-100 KDa. Tại nhiệt độ chiết 1210C khi sử dụng dung môi chiết là nước hoạt tính chống oxy hóa tăng lên nhiều lần so với khi chiết tại nhiệt độ 500C và 850C. Áp dụng quy trình này nhóm tác giả [30] tiếp tục nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của phlorotannin chiết từ 03 loài rong nâu tại Nhật Bản dưới dạng sản phẩm thương mại là scytosiphon lomentaria (kayamo- nori), papenfussiella kuromo (kuromo)nemacystus decipiens (mozuku). Phân đoạn chiết bằng nước có hoạt tính mạnh trong khi phân đoạn chiết bằng cồn ethanol có hoạt tính rất yếu.

Gần đây, đã có một số công trình công bố về hoạt tính chống viêm nhiễm, kháng vi sinh vật kiểm định, chống dị ứng, chống ung thư, kháng vi rút HIV và điều hòa đường huyết của phlorotannin.

Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của phlorotannin chiết từ loài rong

Ecklonia kurome tại Nhật Bản đã được Koki Nagayama và cộng sự [22] công bố năm 2002. Để thử hoạt tính kháng vi sinh vật của phlorotannin, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp chiết phlorotannin bằng cồn methanol. Hỗn hợp thu được sau khi chiết bằng cồn được chiết lại với ethyl acetate và cuối cùng được tách trên sắc ký bản mỏng. Tất cả các các phân đoạn thu được đều được thử hoạt tính trên 25 chủng vi sinh vật kiểm định thuộc 02 nhóm Gr(+) và Gr(-). Kết quả là tất cả các phân đoạn đều thể hiện hoạt tính kháng 25 chủng vi sinh vật đem thử.

Năm 2004 Kang K và các cộng sự [23] đã phát hiện phlorotannin chiết từ cùng chi Ecklonia là loài Ecklonia cava nhưng sinh trưởng tại Hàn Quốc thể hiện hoạt tính chống viêm nhiễm.

Không sử dụng hỗn hợp phlorotannin (bao gồm các polyme, oligome của phloroglucinol), các nhà khoa học Ý và Nhật Bản sử dụng ngay phloroglucinol để thử hoạt tính và chính monome này đã có hoạt tính chống ung thư và trị bệnh tiểu đường.

Trên cơ sở phlorotannin thô chiết từ loài rong Ecklonia cava các nhà khoa học Hàn Quốc đã xác định được nhiều hoạt tính sinh học khác của chúng. Tất cả các dẫn xuất của phloroglucinol phân lập được (fucodiphloroethol G, dieckol , 6,6 bieckol, phloroeckol và phlorofucofuroeckol A) đều thể hiện hoạt tính ức chế các enzyme matrix metalloproteinase (MMP), alpha-glucosidase, alpha-amylase và ức chế quá trình giải phóng histamin. Kết quả này định hướng cho việc sử dụng chúng để hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, thấp khớp, viêm nhiễm kinh niên, chống dị ứng. Trong khi đó chỉ 1 dẫn xuất của phloroglucinol là 6,6’ - bieckol có hoạt tính kháng vi rút HIV.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, các dịch chiết từ rong biển nói chung và rong nâu nói riêng được coi như là nguồn nguyên liệu mới để sản xuất các chất có hoạt tính sinh học cho công nghiệp dược phẩm và thực phẩm chức năng.

Nói chung trên thế giới cũng chưa nhiều nghiên cứu về tách chiết các hoạt chất

từ rong biển. Nghiên cứu các chất chuyển hóa (trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là polyphenol) của rong biển nói chung và rong nâu Padina nói riêng là bước mở đầu hợp lý cho bài toán kinh tế trong tương lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách phlorotannin thô từ một số loài rong nâu thuộc chi rong quạt vùng biển nam trung bộ, định hướng sử dụng làm thực phẩm chức năng có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)