Xác định điều kiện sấy phun

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách phlorotannin thô từ một số loài rong nâu thuộc chi rong quạt vùng biển nam trung bộ, định hướng sử dụng làm thực phẩm chức năng có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn (Trang 72 - 73)

Sau khi dịch chiết được đem cô chân không, thẩm tách và ly tâm để loại muối

đến khi đạt nồng độ chất khô là 30% , chúng tôi tiến hành đưa đi sấy phun. Chất khô với nồng độ 30% được coi là dung dịch gốc (tủa) để nghiên cứu điều kiện sấy phun.

Để giảm nhiệt độ sấy của sản phẩm và tăng nồng độ dung dịch, chúng tôi pha loãng dịch chiết (sau khi cô đặc) với cồn ethanol 90% tạo huyền phù và sau đó đem sấy phun. Chọn nhiệt độ buồng sấy là 600C tương ứng với nhiệt độ đầu ra là 400C, sử dụng dung môi là cồn.

- Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng của dung dịch sấy

Để có nồng độ chất khô thích hợp, chúng tôi chọn điều kiện sấy như sau: lưu

lượng phun 3 lít/giờ, nhiệt độ đầu vào 600C và đầu ra là 400C và khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng và lưu lượng phun lên độ ẩm và hiệu suất thu hồi sản phẩm sau sấy. Kết quả được trình bày trong bảng 3.12 (Phụ lục 2).

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng của dung dịch sấy lên độ ẩm và hiệu suất thu hồi sản phẩm sau sấy

Tỉ lệ pha loãng tủa : cồn 1:2 1:3 1:3,5 1:4 1:4,5 1:5

Độ ẩm sản phẩm (%) 18,5 13,1 9,5 7,0 5,2 3,8

Bảng 3.12 cho thấy khi tỉ lệ pha loãng càng cao thì độ ẩm và hiệu suất thu hồi của sản phẩm càng giảm. Cụ thể: tỉ lệ pha loãng tủa : cồn cao nhất là 1:2 (độ pha loãng nhỏ nhất) thì độ ẩm và hiệu suất thu hồi của sản phẩm đạt giá trị cao nhất tương ứng là 18,5% và 91,0%; tỉ lệ pha loãng tủa : cồn thấp nhất là 1:5 (độ pha loãng lớn nhất) thì độ ẩm và hiệu suất thu hồi của sản phẩm đạt giá trị thấp nhất tương ứng là 3,8% và 56,0%;

Dựa vào tiêu chuẩn dược liệu của DNP International thì độ ẩm trong khoảng < 8%, vì vậy chúng tôi chọn tỉ lệ pha loãng là 1 : 4 tương ứng với hệ số thu hồi sản phẩm là 85% và độ ẩm 7,0%.

- Ảnh hưởng của lưu lượng phun dung dịch sấy

Sau khi chọn tỉ lệ pha loãng là 1 : 4, chúng tôi tiến hành chọn lưu lượng phun

thích hợp thông qua khảo sát ảnh hưởng của chúng lên độ ẩm và hiệu suất thu hồi sản phẩm. Kết quả trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lưu lượng phun lên độ ẩm và hiệu suất thu hồi sản phẩm

Lưu lượng phun của dung dịch sấy (l/giờ) 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 5,0

Độ ẩm sản phẩm (%) 4,2 5,5 7,0 9,1 12,4 13,8

Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) 87,6 87,0 85 83 80 70,2

Từ kết quả thu được ở trên có thể thấy lưu lượng phun của dung dịch sấy càng tăng thì độ ẩm sản phẩm càng tăng lên nhưng hiệu suất thu hồi sản phẩm lại giảm dần. Cụ thể: khi lưu lượng phun của dung dịch sấy thấp nhất là 2,0 l/giờ thì độ ẩm sản phẩm thấp nhất là 4,2%, hiệu suất thu hồi lại đạt giá trị cao nhất 87,6%. Khi lưu lượng phun của dung dịch sấy cao nhất là 5,0 l/giờ thì độ ẩm sản phẩm lại cao nhất là 13,8%, hiệu suất thu hồi lại đạt giá trị thấp nhất 70,2%.

Theo các số liệu thu được, chúng tôi kết luận điều kiện sấy phun như sau: - Tỉ lệ pha loãng tủa : cồn là 1 : 4

- Lưu lượng phun của dung dịch sấy là 2 - 3,5 lít/giờ

- Nhiệt độ buồng sấy là 600C và đầu ra là 400C.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách phlorotannin thô từ một số loài rong nâu thuộc chi rong quạt vùng biển nam trung bộ, định hướng sử dụng làm thực phẩm chức năng có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn (Trang 72 - 73)