Với các điều kiện chiết đã lựa chọn ở trên, chúng tôi tiến hành quá trình chiết tách, cố định các thông số:
- Tỉ lệ nguyên liệu : dung môi: 1:35 - Nhiệt độ chiết: 400C
- Thời gian: 30 giờ
- Dung môi: ethanol 70%
Tuy nhiên, khi tiến hành thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy, nêu chỉ chiết 1 lần thì các chất có hoạt tính sinh học cũng như phlorotannin không thể chiết tách ra hết được.
Điều này có thể lý giải như sau: Ở điều kiện 400C với tỉ lệ nguyên liệu : dung môi: 1:35, ngâm chiết trong thời gian 30 giờ, có thể lúc đầu, nồng độ chất tan và phlorotannin có trong rong nhiều, sự khuếch tán chúng ra khỏi tế bào nhanh và mạnh, lượng dung môi lớn làm tăng khả năng tiếp xúc của dung môi và chất tan, từ đó làm tăng chênh lệch áp suất thẩm thấu và sự khuếch tán của các chất tan có trong tế bào rong ra dung môi chiết, vì thế, lượng chất chiết khô và hàm lượng phlorotannin trong dịch chiết tăng lên. Với thời gian là 30 giờ, dung môi thẩm thấu vào trong từng tế bào rong qua các mao quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự khuếch tán chất tan và phlorotannin ra khỏi tế bào rong để đi vào môi trường chiết.
Tuy nhiên sau đó lượng dung môi ngấm kiệt vào trong các thành phần của rong (Sự thẩm thấu gần đạt trạng thái bão hòa) thì sự khuếch tán của các chất này ra khỏi tế bào cây rong cũng giảm và chậm hơn. Do đó, khả năng hòa tan của chúng vào môi trường chiết sẽ giảm đáng kể trong lần chiết đầu tiên.
Vì vậy, chúng tôi tiếp tục tiến hành chiết lần 2, 3, 4, 5. Phân tích hàm lượng phlorotannin thu được sau mỗi lần chiết, chúng tôi có bảng 3.10 đánh giá hiệu suất chiết tương ứng với số lần chiết.
Bảng 3.10. Hiệu suất thu được tương ứng với số lần chiết Số lần chiết (lần) Hiệu suất (%) 1 58 2 20 3 10 4 6 5 6
Từ kết quả thu được ở trên, để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí trong quá trình thực hiện, chúng tôi lựa chọn số lần chiết là 3 lần, với hiệu suất thu được là 88%.