PHÂN TíCH TìNH HìNH CÔNG Nợ 1.Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần May Hà Tĩnh (Trang 61)

T Năm 2004 Năm2005 Năm

2.5. PHÂN TíCH TìNH HìNH CÔNG Nợ 1.Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn:

2.5.1.Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn:

Các khoản phải thu là giá trị tài sản của công ty bị các doanh nghiệp

khác chiếm dụng hay việc thu hồi nợ chưa thực hiện được vì lý do nào đó. Các khoản phải thu tăng lên có nghĩa là vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, đó là một bất lợi cho công ty. Ngược lại các khoản phải thu càng giảm

thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn ít, làm tăng nhanh vòng quay vốn. Vì thế việc phân tích các khoản phải thu là một yêu cầu quan trọng. Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2004, 2005 và 2006 ta lập được bảng phân tích các khoản phải thu ngắn hạn như sau:

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu tăng qua các năm,

năm 2006 tăng khá nhanh. Năm 2005 các khoản phải thu là 998.183 ngđ,

tăng 18.103 ngđ so với năm trước, tương đương tăng 1,85%. Năm 2006 các khoản phải thu là 1.249.959 ngđ, tăng 251.776 ngđ tương đương tăng 25,22%. Cụ thể như sau:

- Phải thu khách hàng năm 2005 là 982.759 ngđ, tăng so với năm 2004 là 16.988 ngđ tương đương tăng 1,76%. Đến năm 2006 tăng thêm 247.638 ngđ tương đương tăng 25,2%. Đây là khoản mục ảnh hưởng lớn nhất đến

các khoản phải thu ngắn hạn.

- Khoản mục trả trước cho người bán và phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng

không đáng kể trong tổng các khoản phải thu do đó thay đổi của chúng

cũng ảnh hưởng không đáng kể đến các khoản phải thu ngắn hạn. Riêng năm 2006 khoản mục này tăng khá nhanh, nhưng xét về giá trị thì không

đáng kể.

- Phải thu khác năm 2005 là 20.029 ngđ tăng so với năm 2004 là 2.280 ngđ tương đương tăng 12,84%. Năm 2006 tiếp tục tăng thêm 11.071 ngđ tương đương tăng 55,28%

- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi cũng tăng nhanh qua các năm, công

ty cần chú ý xem xét vấn đề này. Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu Năm 2004 (Ngđ) Năm 2005 (Ngđ) Năm 2006 (Ngđ) + (-) % + (-) % 1. Phải thu khách hàng 965.771 982.759 1.230.397 16.988 1,76 247.638 25,20 2. Trả trước cho người bán 222 219 513 -3 -1,49 294 134,32

3. Phải thu nội bộ 76 176 450 101 133,23 274 155,40 4. Phải thu khác 17.749 20.029 31.100 2.280 12,84 11.071 55,28 5. Dự phòng phải

thu khó đòi -3.738 -5.000 -12.500 -1.262 33,76 -7.500 150,00

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy nợ phải thu của công ty có xu hướng

tăng trong 2 năm gần đây, điều này cũng là tất yếu khi công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên công ty cần quản lý chặt chẽ để không bị

chiếm dụng vốn quá lâu.

2.5.2.Phân tích các khoản nợ ngắn hạn:

Các khoản phải trả ngắn hạn của công ty bao gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn, các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà công ty

chưa thanh toán cho các đơn vị khác như khoản phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên.

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng phân tích nợ phải trả ta thấy: Năm 2005 nợ phải trả giảm so

với năm 2004, năm 2006 nợ phải trả tăng nhưng tăng không đáng kể. Cụ thể là:

- Năm 2005 nợ phải trả là 2.717.498 ngđ giảm so với năm 2004 là 545.814 ngđ tương đương giảm 16,73%. Nợ phải trả giảm là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang tự chủ hơn về tài chính. Năm 2006 nợ phải trả tăng lên

Bảng 2.9: Phân tích các khoản nợ ngắn hạn trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 ĐVT: Ngđ

Chênh lệch 2005/2004

Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

+ (-) % + (-) % 1. Vay và nợ ngắn hạn 32.500 0 0 -32.500 -100,00 0 - 2.Phải trả người bán 210.352 215.416 226.141 5.065 2,41 10.725 4,98 3.Người mua trả tiền trước 48.822 114.624 228.096 65.802 134,78 113.472 98,99 4. Thuế , các khoản phải nộp nhà nước 2.862 7.031 11.899 4.169 145,67 4.867 69,22 5. Phải trả người lao

động 188.006 236.962 306.692 48.956 26,04 69.730 29,43 6. Chi phí phải trả 822.565 575.394 470.645 -247.171 -30,05 -104.749 -18,20 7.Phải trả nội bộ 1.906.109 1.543.408 1.617.529 -362.701 -19,03 74.121 4,80 8. Phải trả phải nộp khác 52.096 24.661 15.156 -27.434 -52,66 -9.506 -38,54 9. Tổng cộng 3.263.312 2.717.498 2.876.157 -545.814 -16,73 158.660 5,84

nhưng chỉ tăng 158.660 ngđ tương đương tăng 5,84%, sự tăng lên này không đáng ngại vì mức độ tăng khá ít so với sự tăng lên của tổng vốn. Cụ thể các

khoản mục ảnh hưởng như sau:

- Vay và nợ ngắn hạn năm 2004 là 32.500 ngđ, đến năm 2005 công ty đã trả hết khoản nợ này

- Phải trả người bán năm 2005 là 215.416 ngđ, tăng 5.065 ngđ so

với năm 2004 tương đương tăng 2,41%.Năm 2006 khoản mục này tiếp tục tăng, giá tri tăng thêm là 10.725 ngđ tương đương tăng 4,98%

- Người mua trả tiền trước năm 2005 tăng so với năm trước là 65.802 ngđ tương đương tăng 134,78%. Sang năm 2006 người mua trả tiền

trước tiếp tục tăng 113.412 ngđ tương đương tăng 98,99%. Qua 2 năm khoản mục này tăng khá nhanh.

- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2005 tăng 4.169 ngđ so với năm trước tương đương tăng 145,67%. Năm 2006 tiếp tục tăng thêm 4.867 ngđ tương đương tăng69,22%.

- Phải trả người lao động năm 2005 tăng 48.956 ngđ tương đương tăng 26,04% so với năm trước. Năm 2006 khoản mục này tăng thêm 67.730 ngđ tương đương tăng 29,43%.

- Chi phí phải trả năm 2005 giảm 247.171 ngđ so với năm trước tương đương giảm 145,67%. Năm 2006 tiếp tục giảm thêm 104.749 ngđ

tương đương giảm 18,2%.

- Phải trả nội bộ năm 2005 giảm 362.701 ngđ so với năm trước tương đương giảm 19,03%. Năm 2006 tăng 74.121 ngđ tương đương tăng

4,8%.

- Phải trả phải nộp khác năm 2005 giảm 27.434 ngđ so với năm

trước tương đương giảm 52,66%. Năm 2006 tiếp tục giảm thêm 9.506 ngđ tương đương giảm 38,54%.

Như vậy qua phân tích trên ta thấy nợ ngắn hạn của công ty năm 2005 giảm so với năm 2004, năm 2006 tuy có tăng nhưng tăng không đáng kể so

với sự tăng lên của tổng vốn. Điều đó cho ta thấy tính độc lập của công ty đối

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần May Hà Tĩnh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)