Sản phẩm sản xuất của công ty chủ yếu là may gia công áo Jackket từ 2 đến 3 lớp theo hợp đồng của các hãng nước ngoài. Ngoài ra công ty còn nhận
gia công quần áo bảo hộ lao động, quần áo đồng phục cho các công ty, các
đơn vị trong Tĩnh vì vậy công việc sản xuất được bố trí rất chặt chẽ theo dây
chuyền, mỗi sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Theo quy trình sản xuất mỗi sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều người, nhiều khâu
sản xuất. Mỗi người chỉ hoàn thành một hay một số bộ phận trong sản phẩm đó do đó đòi hỏi công tác tổ chức sản xuất phải được tổ chức chặt chẽ đối với
từng khâu sản xuất đồng thời có sự khớp nối nhuần nhuyễn giữa các khâu. - Phân xưởng cắt, may mẫu:
Có nhiệm vụ may mẫu theo yêu cầu của khách hàng, khi mẫu được khách chấp thuận thì triển khai cắt vải thành các phôi ( Bộ phận của quần áo) lập quy trình may và bàn giao cho phân xưởng may.
- Phân xưởng may (có hai ca, mỗi ca 2 tổ máy)
Các tổ may có nhiệm vụ tổ chức phân công lao động may theo dây chuyền và quy trình của nhà cắt bàn giao. Yêu cầu tổ chức sản xuất ở tổ đòi hỏi rất cao, phải bố trí hợp lý đối với từng người lao động theo tay nghề bậc thợ với phôi may để đảm bảo dây chuyền hoạt động đồng bộ, bộ phận trước không làm
ảnh hưởng đến bộ phận sau.
Các phân xưởng này chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc phụ trách sản xuất kỹ thuật. Công ty chịu trách nhiệm toàn bộ đầu vào, đầu ra như ký hợp đồng gia công, nhận nguyên liệu, mua phụ liệu sau đó giao cho các phân xưởng thực hiện.
Loại hình sản xuất của công ty là kiểu sản xuất theo dây chuyền liên tục, sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, quy mô sản xuất thuộc loại vừa, sản phẩm sản xuất có thể theo một quy trình, sản xuất theo một phương pháp
song giữa các loại sản phẩm có sự khác nhau về mẫu mã, quy cách, kích cỡ
2.1.3.2.3.Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Công ty hiện đang sử dụng dây chuyền may do Nhật Bản sản xuất, quy
trình sản xuất tương đối hoàn chỉnh từ khâu cắt may đến KCS, đóng gói sản
phẩm và đưa ra thị trường.
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: Giải thích quy trình:
- Nguyên vật liệu được nhập về công ty theo 2 nguồn chủ yếu, nếu khách hàng thuê gia công thì toàn bộ nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp. Nếu
khách hàng chỉ đặt mua theo mẫu sẵn có của công ty thì nguyên phụ liệu sẽ do công ty nhập về, sau đó nguyên phụ liệu sẽ được kiểm tra về số lượng và chất lượng như hợp đồng rồi được phân chia theo khổ vải mầu sắc và đem đi
cắt.
- Giai đoạn chuẩn bị: căn cứ vào hợp đồng, áo mẫu tiêu chuẩn của sản phẩm để: ra mẫu, giác sơ đồ xác định định mức, làm mẫu đối, sản xuất thử,
lập phiếu tác nghiệp chuẩn bị cho giai đoạn cắt.
- Công đoạn cắt: căn cứ vào mẫu cứng để giác sơ đông nhận vải từ kho và
căn cứ vào phiếu tác nghiệp để tiến hành trải vải ra cắt. Quy trình cắt gồm 2 giai đoạn( cắt phá và cắt gọt). Sau đó đánh số thứ tự vào các chi tiết để tránh sai màu rồi đưa vào công đoạn may để lắp ráp vào sản phẩm.
- Công đoạn may: căn cứ vào quy trình may và lắp ráp sản phẩm và các quy trình kỹ thuật khác để lắp ráp các chi tiết thành một sản phẩm.sản phẩm khi may xong được thu hoa của tổ kiểm tra 100% và nhân viên KCS công ty kiểm tra tỷ lệ theo quy định, nếu đã đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng thì chuyển sang bộ phận là và đóng gói.
- Công đoạn là gấp sản phẩm: đây là công đoạn có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm các sản phẩm sau khi đã may xong đạt chất lượng tốt
được là gấp theo đúng mẫu yêu cầu của khách hàng sau đó được đóng gói
trong túi ni lông rồi được chuyển sang công đoạn đóng gói.
Nguyên vật liệu Giai đoạn chuẩn bị Cắt May Là gấp Đóng gói
- Công đoạn đóng gói: căn cứ vào List giao hàng, các sản phẩm được đóng gói trong các thùng cartông theo số lượng màu sắc, cỡ vóc ở trong List. bề mặt thùng được kẽ theo các nội dung sau:
+ Nơi nhận hàng .
+ Số thứ tự thùng hàng. + Số lượng .
+ Tỷ lệ màu sắc, kích cỡ + Trọng lượng
Một sản phẩm thường phải trải qua nhiều công đoạn đều phải trải qua tay rất nhiều công nhân. Do vậy nếu người nào làm không tốt quá trình công nghệ đều sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Cũng vì thế mà các doanh nghiệp thường có quy định chặt chẽ cho từng công đoạn, các bán thành phẩm
của công đoạn tiếp theo đều phải được kiểm tra 100%, nếu không đạt phải sửa lại.