Những mặt hạn chế:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần May Hà Tĩnh (Trang 100)

) *100 Doanh thu năm 2006 Doanh thu năm

2.11.2.Những mặt hạn chế:

7. Tỷ suất doanh lợ

2.11.2.Những mặt hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong quá trình quản lý củng như tổ

hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số mặt hạn

chế cần khắc phục:

 Các khoản phải thu của công ty ngày càng tăng đặc biệt tăng nhanh

trong năm 2006. Công ty cần chú ý quản trị tốt hơn khoản công nợ để không bị chiếm dụng vốn quá lâu.

 Hàng tồn kho trong 3 năm qua liên tục tăng. Công ty cần chú trọng quản trị hàng tồn kho tốt hơn vì đặc điểm của hàng may mặc là rất dễ lỗi mốt  Qua việc phân tích các tỷ số thanh toán ta thấy tỷ số thanh toán ngắn hạn

là đảm bảo nhưng tỷ số thanh toán nhanh chưa đảm bảo, do các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản ngắn hạn.

chương 3:

một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần may hà tĩnh

Biện pháp 1: Nâng cao khả năng thu hồi nợ tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu

 Cơ sở của biện pháp:

Qua phân tích tình hình tài chính của công ty 3 năm 2004, 2005 và 2006 ta

thấy việc quản trị nợ của công ty chưa tốt, khoản vốn của công ty bị chiếm dụng lớn và có xu hướng gia tăng qua các năm, đây là điều không tốt vì nó làm cho khả năng lưu thông của đồng vốn của công ty giảm, ảnh hưởng đến kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù công ty cũng đã có chính sách bán chịu để nhằm tăng doanh thu nhưng cũng cần phải thiết lập

một chính sách quản lý nợ có hiệu quả và hợp lý hơn. Để khắc phục tình trạnh nợ bị chiếm dụng này công ty cần có biện pháp để thu hồi nhanh các khoản

nợ, làm tăng số vòng quay các khoản phải thu góp phần làm giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn đồng thời làm tăng vòng quay tài sản ngắn hạn.

 Nội dung biện pháp:

Để quản lý khách hàng một cách chặt chẽ hơn và tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn và lâu thì công ty nên phân loại khách hàng để có chính sách bán hàng phù hợp với từng khách hàng cụ thể để vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa giữ được khách hàng. Công ty có thể phân loại khách hàng như sau:

- Đối với khách hàng lớn và thường xuyên nhưng thường kéo dài việc trả nợ: Đối với những khách hàng này Công ty phải có chính sách thích hợp để vừa giữ được khách hàng nhưng vẫn thu hồi được các khoản nợ có giá trị lớn. Trong 2 năm gần đây số ngày để công ty thu được các khoản nợ là 56 ngày tức là gần 2 tháng, đây chưa phải là thời gian quá dài nhưng nếu cứ tiếp tục gia tăng các khoản nợ và kỳ thu tiền bình quân vẫn tiếp tục tăng lên như trong 2 năm qua thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Để rút ngắn được số ngày thu hồi nợ của những khách hàng này thì công ty nên sử

+ Sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán và có thể sử dụng điều khoản bán hàng là 2/10 net 30 để kích thích khách hàng trả tiền sớm. Điều khoản này có nghĩa là : bán chịu trong vòng 30 ngày, nếu khách hàng trả tiền trong vòng 10 ngày đầu tiên kể từ ngày viết hoá đơn thì được giảm 2% trên giá trị lô hàng. Với chính sách này thì tương đương với lãi suất một năm là là khoảng 37%, với lãi suất này khách hàng có thể đi vay để thanh toán nợ cho công ty để được

hưởng chiết khấu trong khi công ty có thể thu hồi nhanh các khoản nợ của

mình.

+ Ngoài việc dùng chính sách chiết khấu thì công ty cũng phải thường xuyên gửi giấy đề nghị đôn đốc khách hàng trả nợ khi quá thời hạn quy định

+ Trường hợp những khách hàng nợ tiền hàng lớn và kéo dài thời gian trả nợ thì công ty nên cử người trực tiếp đến công ty của khách hàng để thu nợ.

- Đối với những khách hàng mua hàng với khối lượng vừa và nhỏ:

Những khách hàng mua hàng với khối lượng vừa và nhỏ, đây là những khách hàng mua hàng với khối lượng không lớn nên công ty chưa quan tâm đúng mức tới những khách hàng này chính vì thế mà khoản nợ phải thu của những khách hàng này cũng chưa được chú ý đúng mức. Một khách hàng nhỏ thì khoản phải thu ít nhưng tổng các khách hàng nhỏ thì tổng các khoản phải hu

của các khách hàng này cũng không phải là nhỏ. Do đó công ty phải đưa ra được một chính sách bán hàng thích hợp. Để thu được nhanh các khoản nợ và vẫn giữ được khách hàng thì công ty nên sử dụng các chính sách sau:

+ Công ty có thể sử dụng chính sách chiết khấu với lãi suất chiết khấu vừa

phải. Hiện nay, những khách hàng này công ty vẫn chưa sử dụng chính sách chiết khấu để kích thích khách hàng trả nợ vì vậy công ty nên sử dụng mức chiết khấu từ 0,5% đến 1% cho từng khách hàng.

+ Thường xuyên gửi giấy đề nghị khách hàng thanh toán tiền hàng

+ Đối với những khách hàng cố tình kéo dài thời gian trả nợ, không chịu thanh toán tiền hàng cho công ty sau nhiều lần gửi giấy đề nghị thanh toán thì công ty nên cử người trực tiếp đến thu nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Một biện pháp nữa để quản lý các khoản phải thu chặt chẽ hơn đó là bộ phận quản lý và theo dõi nợ phải xây dựng kế hoạch về thời gian cũng như danh

mục khách hàng nợ và theo dõi thường xuyên những biểu hiện của khách hàng

để có những biện pháp thu nợ kịp thời - Đối với những khách hàng mới:

Đây là những khách hàng chiến lược của công ty, họ là những mục tiêu mà công ty hướng tới trong tương lai. Tuy nhiên, những thông tin về khách hàng như tư cách tín dụng của khách hàng, khả năng thanh toán, vốn, ... công ty

hiểu biết chưa nhiều. Do đó nếu công ty bán chịu với khối lượng lớn thì rủi ro trong khâu thu hồi nợ là rất cao. Vì vậy, để có thể vừa tiêu thụ được sản phẩm

vừa giảm thiểu rủi ro trong thanh toán thì công ty nên áp dụng các biện pháp:

+ Có kế hoạch tìm hiểu những thông tin về khách hàng trước khi thực hiện

hợp đồng.

+ Khuyến khích khách hàng mới ứng trước tiền hàng bằng cách cho khách hàng được hưởng 50% lãi tiền gửi nếu khách hàng ứng trước tiền hàng cho

công ty.

Biện pháp 2: Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho

 Cơ sở của biện pháp:

Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc để bán nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty qua 3 năm ta thấy hàng tồn kho

liên tục tăng chứng tỏ công tác quản trị hàng tồn kho chưa tốt. Vì thế công ty cần có những biện pháp để quản trị hàng tồn kho tốt hơn. Phương pháp quản trị hàng tồn kho hiệu quả là tính toán số lượng mỗi lần đặt hàng hợp lý nhất để

doanh nghiệp giảm tối thiểu tổng chi phí đặt hàng, bảo quản hàng và thiệt hại do thiếu hụt hàng dự trữ. Dựa trên nguyên tắc này, phương pháp sẽ tính thời điểm cần bổ sung hàng dự trữ và số lượng bổ sung mỗi lần đặt hàng.

 Nội dung của biện pháp:

Đối với nguyên vật liệu công ty nên áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho

hiệu quả:

- Phân loại chi phí liên quan đến hàng tồn kho thành ba loại chi phí là “Chi phí đặt hàng”,“Chi phí dự trữ hàng” và “Chi phí cơ hội”

+ Chi phí đặt hàng: bao gồm những chi phí liên quan đến việc lập và gửi đơn đặt hàng, theo dõi việc đặt hàng cho đến khi nhận được hàng và kiểm tra

hàng khi nhận. Như vậy chi phí đặt hàng bao gồm: Chi phí thủ tục giấy tờ; Chi phí vận chuyển giao dịch; Chi phí nhận hàng, kiểm tra hàng và các chi phí khác. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổn định, không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua. Do đó chi phí đặt hàng thường tỷ lệ thuận với số lần đặt hàng trong năm. Khi khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lượng lần đặt hàng tăng và chi phí đặt hàng cao. Và ngược lại khối lượng một lần đặt hàng lớn thì số lần đặt hàng ít và chi phí đặt hàng thấp.

+ Chi phí lưu trữ hàng tại kho: là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hoá. Chi phí này bao gồm:

Chi phí hoạt động: chi phí bốc xếp hàng hoá vào kho, chi phí bảo hiểm, hao

hụt mất mát, mất giá trị do hư hỏng và chi phí bảo quản hàng

Chi phí tài chính: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn vốn vay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về kho bãi,...

+ Chi phí cơ hội: Nếu công ty không thực hiện đơn đặt hàng khi có nhu cầu, doanh nghiệp sẽ bị đình đốn sản xuất và có thể không kịp giao hàng cho khách hàng. Sự thiệt hại do để lỡ cơ hội này gọi là chi phí cơ hội

- Xác định số lần đặt hàng và khối lượng hàng hoá cho mỗi lần đặt hàng

sao cho chi phí liên quan đến quản trị hàng tồn kho là ít nhất. + Số lượng tối ưu mỗi lần đặt hàng được tính theo công thức sau:

/CSO SO * 2 Q

Q: Số lượng tối ưu mỗi lần đặt hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S: Số lượng yêu cầu của nguyên vật liệu mỗi năm O: Chi phí đặt hàng mỗi lần mua hàng

C: Chi phí lưu trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho + Số lần đặt hàng tối ưu là: S/ Q

+ Thời điểm đặt lại hàng:

Điểm đặt lại hàng được tính như sau:

Lượng hàng tồn kho tại thời điểm đặt lại hàng = Sản lượng hàng tồn kho sử dụng mỗi ngày * Độ dài thời gian giao hàng

Đối với hàng hóa tồn kho:

Hàng hóa tồn kho có thể là do bị lỗi mốt, có thể do bị một số lỗi nhỏ nên bị các khách hàng nước ngoài trả lại, hoặc do giá cả quá cao nên không bán

được. Theo em công ty nên phân loại số hàng tồn kho này theo chất lượng sản phẩm, có thể sửa lại một vài chi tiết có thể để tăng sức hấp dẫn. Sau đó sẽ trưng bày một số ở cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, gửi đến các cửa

hàng quần áo ở Shop hoặc các cửa hàng ở chợ. Có những chính sách hoa hống ưu đài đối với các chủ cửa hàng, và giảm giá bán xuống.

Biện pháp 3: Nâng cao khả năng thanh toán nhanh

 Cơ sở của biện pháp:

Tình hình thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh,

thể hiện tình hình chấp hành kỷ luật tài chính, tín dụng của nhà nước, thể hiện được nghệ thuật kinh doanh của các đơn vị trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù các tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đảm bảo nhưng khả năng thanh toán nhanh còn thấp chưa đáp ứng được

nhu cầu thanh toán tức thời, điều này có thể làm cho công ty giảm uy tín trên thị trường, vi phạm chế độ quy định của nhà nước, vi phạm hợp đồng,….Vì thế theo em công ty cần có biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán nhanh.

 Nội dung của biện pháp:

- Hiện tại nợ ngắn hạn đang chiếm phần lớn trong tổng nợ của công ty vì thế

nên lượng tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn

này không đủ. Công ty nên tăng tỷ trọng các khoản nợ dài hạn và giảm tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn, như vậy vẫn đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao được khả năng thanh toán nhanh. Công ty

có thể sử dụng các tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của mình để cầm cố

vay vốn tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để vay vốn với thời hạn dài.

- Tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền:

+ Công ty phải quản lý tốt hơn hàng tồn kho và các khoản phải thu, vì hiện tại

hai khoản mục này đang làm ứ đọng một lượng vốn khá lớn. Nếu quản lý tốt

các khoản mục này sẽ góp phần tăng thêm lượng tiền mặt cho công ty.

+ Năm 2007 công ty đã cổ phần hóa và có thêm một kênh huy động vốn qua cổ phiếu. Lượng tiền huy động được một phần sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh và một phần sẽ bổ sung lượng tiền mặt hoặc đầu tư ở dạng tín phiếu

ngắn hạn nhằm tăng tiền và các khoản tương đương tiền để đảm bảo khả năng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần May Hà Tĩnh (Trang 100)