Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến của thành phố Nha Trang- Khánh Hòa với sự hài lòng và lòng trung thành của du khách (Trang 45)

2.1.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.1.3.1.1. Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông trong tỉnh Khánh Hòa có 4 loại hình giao thông: đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ. Đó là lợi thế để Khánh Hòa có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.

* Đường bộ:

Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về đường bộ tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam như: Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ đèo Cả đến ghềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên; đường 723 - rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa.

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 2.086 km đường giao thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km, chiếm 10,75%; đường do tỉnh quản lý dài 254,95 km, chiếm 12,21%; đường do huyện quản lý dài 327,47 km, chiếm 15,69% và đường do xã quản lý dài 1.566,97 km, chiếm 75%. Chất lượng đường bộ: đường cấp phối, đường đá dăm dài 399,52 km chiếm 19,14%; đường nhựa dài 362,77 km, chiếm 17,38% còn lại là đường đất.

Hiện nay, Nha Trang đang có nhiều tuyến xe buýt phục vụ công cộng… đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh.

* Đường sắt:

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính, có quy mô lớn làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Tuyến đường sắt Nha Trang là một trong những phương tiện quan trọng vận chuyển khách du lịch

* Đường hàng không

Khánh Hòa có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040m; có thể đón 1 triệu khách vào năm 2010 và khoảng 2 triệu khách vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt đối với phát triển du lịch.

* Đường biển:

Khánh Hòa có nhiều vùng vịnh kín gió, nước sâu lại nằm ở cực đông của Việt Namgần với tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 6 cảng biển: Ba Ngòi, Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói, Đá Tây, Trường Sa. Trong đó những cảng được xây dựng sớm nhất: cảng Ba Ngòi năm 1924, cảng Cam Ranh năm 1925, cảng Nha Trang năm 1927.

- Cảng Nha Trang hiện được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành khách và chuyển tải hàng hóa các loại. Cảng có chiều dài cầu tàu 172m, rộng 20m, độ sâu trước bến cảng là 8,5m. Công suất bình quân hàng năm là 6.000 hành khách, công suất bốc dỡ 800.000 tấn/năm.

- Cảng hàng hóa quốc tế Ba Ngòi ở thị xã Cam Ranh, cho phép tàu có tải trọng 1 vạn tấn có thể cập bến, riêng khu vực vùng nước trước cảng có độ sâu 10,5m, tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn ra vào cảng an toàn, công suất bốc dỡ 450.000 tấn/năm. Trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Nam Trung Bộ, cảng Ba Ngòi được xác định là cảng đa năng, phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa và vùng phụ cận. Vì thế, cảng Ba Ngòi sẽ được nâng cấp, mở rộng, đến năm 2010 khối lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 3,4 triệu tấn.

- Cảng Hòn Khói nằm trên bán đảo Hòn Khói, phía Nam vịnh Vân Phong, cách Quốc lộ 1 khoảng 12m, là cảng chuyên dùng xuất muối kết hợp với cảng hàng hóa, công suất khoảng 10 vạn tấn/năm. Trong tương lai, cảng Hòn Khói sẽ được đầu tư nâng cấp thành cảng đa chức năng để tiếp nhận tàu trên 2.000 tấn. Là cảng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.

- Cảng trung chuyển Container quốc tế Vân Phong tại khu vực Đầm Môn hiện đang được triển khai xây dựng với phương án công nghệ sử dụng cần cẩu container chuyên dụng và hệ thống nâng hạ trên bãi. Sự hình thành cảng trung chuyển quốc tế ở vịnh Vân Phong chắc chắn sẽ làm thay đổi bố cục cảng biển Việt Nam.

2.1.3.1.2. Hệ thống cấp điện

Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220 KV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về điện cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Toàn tỉnh đã phủ điện 100% đến các xã. Thời gian qua trên địa bàn thành phố đã cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến điện cao thế và hạ thế để nâng sản lượng điện tiêu thụ cho khu vực nội thành. Tuy nhiên, hầu hết vẫn là mạng đường dây nổi, chưa được ngầm hóa để đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị. Sản lượng điện thương phẩm đạt bình quân đầu người khoảng 900 kwh/người/năm.

2.1.3.1.3. Hệ hống cấp thoát nước

Thành phố Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày/đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay Nha Trang có 2 nhà máy nước sạch Xuân Phong và Võ Cạnh đã được nâng công suất, cung cấp nước cho thành phố là 73.000 m3/ngđ; dự kiến đến 2015 đạt 125.280m3/ngđ. Mạng lưới đường ống dẫn nước có chiều dài 751,9 km, lượng nước sử dụng bình quân đạt 110 lít/người.ngđ. Đến nay, đã có 92% tỷ lệ dân số nông thôn, 95% dân số thành thị được sử dụng nước sạch.

2.1.3.1.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, 100% xã được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng Internet. Toàn tỉnh có 103/105 xã có điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, chiếm tỷ lệ 98%.

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố Nha Trang được đánh giá là khá hiện đại, đồng bộ, phát triển với tốc độ nhanh. Toàn thành phố Nha Trang có 31 tổng đài điện tử. Đã phát triển mở rộng mạng điện thoại di động và cố định. Tổng số máy điện thoại cố định lên 103.023 máy và 536.000 số máy điện thoại di động (trả trước và trả sau) đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin của người dân và xã hội. Mật độ bình quân toàn thành phố đạt trên 36 máy/100 dân. Ở tất cả các xã, phường đều đã có điểm bưu điện hoặc bưu điện văn hoá, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin, liên lạc và vận chuyển hàng hoá bưu phẩm của nhân dân trong vùng. Dịch vụ Internet trở nên phổ cập với mọi người, mạng lưới bưu điện và bưu cục với bán kính bình quân 3km cho một điểm bưu điện đã thực sự hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.

2.1.3.1.5. Hệ thống trung tâm y tế

Hoạt động y tế của thành phố nhìn chung ngày càng được nâng cao, trung tâm y tế thành phố giờ đã được đầu tư khang trang, thực tế chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được kết quả tích cực. Ngành y tế đã chủ động ngăn chặn các dịch bệnh, không để bùng phát các ổ dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát; hoàn thành các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia. Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân được tăng cường kiểm tra. Trên địa bàn thành phố có hệ thống y tế tuyến tỉnh, ngành, thành phố và xã phường với 49 cơ sở, hơn 1.209 giường bệnh và 1.485 cán bộ y, bác sỹ, điều dưỡng. Hiện tại đang đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà thành bệnh viện Vùng, nâng cấp hệ thống dự phòng tuyến Tỉnh và Thành phố. Đang tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Bệnh viện Phong và Da liễu, Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng.

Xây dựng mới Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền, trường Cao đẳng Y tế Khánh Hoà và các trạm y tế xã phường. Khuyến khích xã hội hóa ngành y tế, xây dựng các bệnh viện Đa khoa Tư nhân.

2.1.3.1.6. Vấn đề an ninh - an toàn cho du khách

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nói chung và Nha Trang – Khánh Hòa nói riêng , sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.

Riêng ở Khánh Hòa, công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi trường du lịch có bước chuyển biến tích cực hơn so với trước đây. Tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án "Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch và địa bàn du lịch"; thực hiện cài đặt chương trình khai báo tạm trú cho 152 cơ sở lưu trú du lịch; hướng dẫn các doanh nghiệp cam kết thực hiện các quy định về an ninh trật tự và phòng chống cháy, chữa cháy; thành lập Đội chống tội phạm cướp giật, triệt phá toàn bộ các băng nhóm tội phạm; thu gom và đưa vào trại Khánh Bình các đối tượng lang thang cơ nhỡ; xây dựng thí điểm mô hình "Xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội"; phân loại các luồng giao thông, lắp đặt các biển báo và quy định đường một chiều một số tuyến đường... Nhờ vậy, đến nay 100% cơ sở kinh doanh lưu trú cam kết phối hợp với công an đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và chấp hành nghiêm túc quy định phòng cháy, chữa cháy; tình hình an ninh, trật tự tại các điểm du lịch đã tốt hơn nhiều so với trước đây; môi trường du lịch ngày càng được cải thiện.

Về vấn đề du lịch Khánh Hòa, tuy đạt được những thành quả to lớn, song phía trước du lịch Khánh Hòa vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn, một trong những vấn đề đó là an ninh nhất là các khu vực nội thị thành phố Nha Trang và lân cận. Nạn lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán, họp chợ, giữ xe, nạn bán hàng rong, ăn xin, cò mồi... vẫn còn khá phổ biến đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch.

Năm qua, một số bài báo thông tin không chính xác về tình hình du lịch ở Khánh Hòa như quá tải, hết phòng..., hay thông tin quá mức về tình hình trộm cắp, cướp giật, môi trường du lịch không an toàn đã ảnh hưởng đến tâm lý của du khách và hình ảnh của du lịch Khánh Hòa.

2.1.3.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 2.1.3.2.1. Cơ sở lưu trú 2.1.3.2.1. Cơ sở lưu trú

Nha Trang từ lâu đã được biết đến là thành phố biển nổi tiếng với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp cùng nhiều loại hình du lịch hấp dẫn trải khắp từ đất liền đến biển đảo, thu hút hàng triệu lượt khách thập phương mỗi năm đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Nếu như những năm đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX, Thành phố Nha Trang chỉ có vài chục khách sạn thì đến gần năm 2010 đã có gần 500 cơ sở lưu trú ; trong đó, khách sạn từ 3 đến 5 sao có gần 4.000 phòng. Các thương hiệu khách sạn nổi tiếng của thế giới như: Sheraton, Novotel, Marriot và tổ hợp du lịch giải trí Vinpearl, Khu du lịch Diamond bay Nha Trang, Khu nghỉ mát Ana Mandara, Khu du lịch Hòn Tằm. Sản phẩm du lịch của Nha Trang ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao. Các sự kiện văn hóa – du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế liên tục được tổ chức ở Nha Trang như: Các cuộc thi hoa hậu trong nước và quốc tế, chương trình Festival Biển được tổ chức 2 năm/lần (từ năm 2003)… đã góp phần quảng bá hình ảnh và từng bước khẳng định thương hiệu du lịch Nha Trang với du khách trong nước, quốc tế. Nhờ đó, lượng khách đến nghỉ dưỡng ở Nha Trang liên tục tăng.

Bảng 2.1. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa năm 2005 - 2010

Danh mục 2005 2007 2010 Tăng trưởng

bình quân

1. Tổng số cơ sở lưu trú 320 371 448 18.35% 2. Tổng số buồng phòng 7.691 8.890 8.890 23,77%

Qua bảng 2.1 cho ta thấy: số cơ sở lưu trú tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân trên 18.35% / năm, số phòng lưu trú cũng tăng qua các năm. So với năm 2005, thì số phòng lưu trú đến cuối năm 2010 đã tăng hơn 1.000 phòng, từ 7.691 phòng năm 2003 lên 8.890 phòng năm 2010.

2.1.3.2.2. Phương tiện vận chuyển du khách

Với chủ chương kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa, các doanh nghiệp, hợp tác xã tư nhân đầu tư nhiều loại ô tô vận tải khách để phục vụ cho nhu cầu đi lại của khách.

Ngoài ra nhiều địa điểm du lịch của tỉnh nằm trên các hòn đảo nên toàn tỉnh có 125 tàu và ca nô, 65 thuyền máy để đưa đón khách đi tham quan, nghỉ mát ở các khu du lịch không nằm trên đất liền.

Phương tiện vận chuyển hành khách tuy khá nhiều nhưng đa phần vẫn là xe đời cũ rẻ tiền và không có xe ô tô cao cấp để chuyên phục vụ cho khách sang trọng nước ngoài. Đồng thời vào những dịp lễ hội lượng xe cũng không đủ để phục vụ cho khách.

2.1.3.2.3. Các cơ sở vật chất phục vụ du lịch khác

Dịch vụ du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và thành phó, do đó, tỉnh và thành phố đã đầu tư xây dựng và đổi mới trang thiết bị vật chất phục vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngay càng đa dạng của du khách.

+ Các khu mua sắm: hiện nay, thành phố Nha Trang có nhiều siêu thị và các chợ lớn rải rác nhiều nơi: chợ Đầm, chợ Xóm Mới, siêu thị Maximax, Metro, Nha Trang Centre, phố đi bộ, cùng với các của hàng mĩ nghệ trên các tuyến du lịch chính…

+ Khu vui chơi giải trí: Sự phát triển du lịch Nha Trang ngày càng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp đặc biệt là các dịch vụ vui chơi giải trí, khu nghĩ dưỡng để kéo dài thời gian lưu trú của khách khi đến thành phố. Đáp ứng nhu cầu hiện nay, các khu du lịch, vui chơi giải trí hoạt động có hiệu quả như: Vinpearl land, suối nóng Tháp Bà, …

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch:

Liên tiếp những thành công qua các Festival biển, Vòng chung kết Hoa hậu Hoàn vũ thế giới, Hoa hậu thế giới người Việt,... thành phố Nha Trang nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách về một vùng đất hiền hòa, hiếu khách và năng động. Du lịch Khánh Hòa đã và đang từng bước đi lên theo đúng những định hướng sáng tạo từ Chương trình phát triển Du lịch của Tỉnh ủy khóa XIII.

Quán triệt và thực hiện chủ trương phát triển du lịch của Tỉnh ủy, theo từng giai đoạn các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động, dự án về phát triển du lịch; quy hoạch và điều

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến của thành phố Nha Trang- Khánh Hòa với sự hài lòng và lòng trung thành của du khách (Trang 45)