Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến của thành phố Nha Trang- Khánh Hòa với sự hài lòng và lòng trung thành của du khách (Trang 40)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm khu vực Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 1208’33’’ đến 12025’18’’ vĩ độ Bắc và từ 109007’16’’ đến 109014’30’’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm và Diên Khánh, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp huyện Diên Khánh.

Nha Trang nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: tuyến quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; cách không xa sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 30 km về phía Nam; có cảng Nha Trang là cảng du lịch và vận chuyển hàng hóa ... tạo nên một mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh.

Nha Trang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km về phía Nam, cách không xa các đô thị lớn như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột là các trọng điểm kinh tế lớn của cả nước. Yếu tố này là lợi thế trong giao lưu, hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường v.v.

Với lợi thế về vị trí địa lý và có tiềm lực kinh tế phát triển, Nha Trang được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch lớn, có vai trò quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển chung của cả nước.

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng trũng là khu vực nội thành; vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc - Nam và phía Tây thành phố, vùng ngoài biển phía Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ. Nha Trang có độ cao từ 0 m đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó có những đỉnh núi cao như Hòn Rớ cao 338 m, Hòn Ngang cao 320 m, Hòn Thơm cao 224 m v.v.

2.1.1.3. Khí hậu

Nha Trang chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa; so với các tỉnh phía Bắc thì mùa đông ít lạnh và mùa khô nóng kéo dài hơn; so với các tỉnh phía Nam, Nha Trang có mùa mưa lệch về mùa đông và xuất hiện một mùa mưa ngắn giữa mùa đông; so với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250C - 260C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 và 8. Nhiệt độ cao tuyệt đối năm là 37,40C, nhiệt độ tối thấp vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 năm sau (15,80C). Tổng nhiệt độ năm khoảng 9.600 - 9.7000C và ít biển đổi.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.570 giờ, trung bình tháng có 214 giờ nắng. Về mùa khô, số giờ nắng cao hơn mùa mưa, trung bình tháng từ 220- 280 giờ, mỗi ngày trung bình có từ 7- 9 giờ. Vào mùa mưa, trung bình tháng có từ 150- 210 giờ nắng, mỗi ngày có trung bình 5- 7 giờ.

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 – 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.

- Lượng bốc hơi trung bình năm ở Nha Trang là 1.431 mm/năm.

2.1.1.4. Tài nguyên biển

Vịnh Nha Trang là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, có diện tích khoảng 507 km. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới, có hầu hết các hệ sinh thái điển

hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao với 350 loài rạn san hô, có 40% số loài san hô trên thế giới.

Tài nguyên biển Nha Trang mang nhiều giá trị kinh tế cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển: có tiềm năng to lớn về du lịch ven bờ, du lịch biển đảo; có tiềm năng phát triển kinh tế cảng; đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn sinh thái biển.

Bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài trên 10 km. Ngoài ra trong vịnh Nha Trang còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có tiềm năng phát triển du lịch vui chơi giải trí trên đảo, thám hiểm dưới nước. Đặc biệt đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi đẹp như Bãi Trũ, Bãi Tre, Bích Đầm, khu bảo tồn biển Hòn Mun... Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như Tháp Bà, điện Bảo Đại, chùa Long Sơn v.v. là những điều kiện lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài. Nha Trang đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, đặc biệt là loại hình du lịch biển - đảo rất hấp dẫn, lôi cuốn du khách trong và ngoài nước.

Bờ biển Nha Trang có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành các cảng hàng hoá, thương mại và quốc phòng. Hiện nay trên địa bàn thành phố đang khai thác cảng Nha Trang vào vận chuyển hàng hoá, du khách, ngoài ra còn có cảng quân sự của trường Học viện Hải quân và cảng đưa đón khách du lịch Cầu Đá. Sự phát triển kinh tế cảng sẽ kéo theo một loạt các ngành dịch vụ khác.

Biển Nha Trang còn có tiềm năng lớn về đánh bắt thuỷ sản với nhiều loại thủy hải sản quý như cá thu, cá mú, cá chẽm, tôm hùm, tôm sú, cua biển, cá ngựa, mực...Trữ lượng hải sản vùng biển Nha Trang - Khánh Hoà ước khoảng trên 100 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng 30 nghìn tấn.

Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Nha Trang còn là nơi trú ngụ của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây

là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong nước cũng có thể có được. Nó không chỉ góp phần cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp.

2.1.1.5. Tài nguyên rừng

Nha Trang có 2.768,07 ha đất lâm nghiệp, trong đó phần lớn là rừng sản xuất 2.502,36 ha, chiếm khoảng 90,4% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ 265,71 ha, chiếm 9,6%. Diện tích đất có rừng giàu, trữ lượng lớn hiện nay không còn mà chủ yếu là rừng non, rừng nghèo kiệt; đất trống đồi núi trọc còn nhiều, cần tích cực trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ rừng. Ngoài ra còn có các khu nhà-vườn ở khu vực ngoại thành tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan độc đáo của thành phố.

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Theo khảo sát sơ bộ, trên địa bàn Nha Trang hiện nay chủ yếu chỉ có đá xây dựng, đất sét để sản xuất gạch, cát xây dựng ở sông Cái; đá chẻ, đá dăm ở Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương... Ngoài ra còn có nguồn khoáng sản quý là nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng. Hiện nay khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà đang khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này phục vụ phát triển du lịch tắm khoáng, nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Những năm qua, Khánh Hoà đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước với chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh từ năm 1995 đến năm 2004 là 18.832 tỷ đồng; riêng năm 2004 huy động được 3.300 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn trong nước chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh, bình quân hàng năm tăng 18%. Kết quả đầu tư trong những năm qua đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế-xã hội đô thị, nông thôn và miền núi của tỉnh, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của nhân dân. Hàng trăm công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực giao thông,

công nghiệp, điện, nước, nông nghiệp, thủy lợi, dịch vụ, du lịch, văn hoá, thông tin, giáo dục, y tế, thể thao, chỉnh trang đô thị…được đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, giao thông, liên lạc, ngân hàng, tài chính, y tế, dịch vụ công cộng phát triển mạnh đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, có tầm cỡ và quy mô đầu tư lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Với vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, dịch vụ phát triển, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào; Khánh Hoà đã và đang có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, hướng sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản; tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ cao cấp...Khánh Hoà sẽ là nơi đầu tư an toàn và phát triển.

Nhiều năm qua, Khánh Hoà là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách cao trong khu vực và cả nước. Công nghiệp, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao trong GDP và tăng nhanh. Trong đó, tỷ trọng công nghiệp chiếm 40,75%. Giá trị công nghiệp đạt 7.398 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2003; đây là năm thứ 5 công nghiệp Khánh Hoà liên tục đạt mức tăng trên 20%. Các ngành chế biến thuỷ sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, thuốc lá, đường, dệt may, vật liệu xây dựng; sản xuất phương tiện phục vụ nghề cá và nguyên liệu, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản là những ngành có lợi thế phát triển mạnh ở Khánh Hoà và có giá trị xuất khẩu cao..

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Đến nay, đã có 52 dự án đầu tư nước ngoài vào Khánh Hoà với tổng vốn đăng ký là 396,8 triệu USD. Riêng khu công nghiệp Suối Dầu, đã có 22 dự án đầu tư (13 dự án đầu tư nước ngoài và 09 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 55,477 triệu USD. Hiện nay Khánh Hoà, đang khẩn trương xây dựng các khu công nghiệp Ninh Thuỷ, Nam Cam Ranh, Bắc Cam Ranh, Vạn Ninh và các khu công nghiệp vừa và nhỏ Hòn Nghe, Đắc Lộc thuộc thành phố Nha Trang, Diên Phú thuộc huyện Diên Khánh. Sau khi quy hoạch xong và xây dựng các cơ sở hạ tầng như

điện, nước…sẽ xây dựng các dự án để kêu gọi đầu tư vào các khu vực này. Đồng thời tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực.

2.1.3. Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch 2.1.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.1.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.1.3.1.1. Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông trong tỉnh Khánh Hòa có 4 loại hình giao thông: đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ. Đó là lợi thế để Khánh Hòa có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.

* Đường bộ:

Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về đường bộ tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam như: Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ đèo Cả đến ghềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên; đường 723 - rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa.

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 2.086 km đường giao thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km, chiếm 10,75%; đường do tỉnh quản lý dài 254,95 km, chiếm 12,21%; đường do huyện quản lý dài 327,47 km, chiếm 15,69% và đường do xã quản lý dài 1.566,97 km, chiếm 75%. Chất lượng đường bộ: đường cấp phối, đường đá dăm dài 399,52 km chiếm 19,14%; đường nhựa dài 362,77 km, chiếm 17,38% còn lại là đường đất.

Hiện nay, Nha Trang đang có nhiều tuyến xe buýt phục vụ công cộng… đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh.

* Đường sắt:

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính, có quy mô lớn làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Tuyến đường sắt Nha Trang là một trong những phương tiện quan trọng vận chuyển khách du lịch

* Đường hàng không

Khánh Hòa có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040m; có thể đón 1 triệu khách vào năm 2010 và khoảng 2 triệu khách vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt đối với phát triển du lịch.

* Đường biển:

Khánh Hòa có nhiều vùng vịnh kín gió, nước sâu lại nằm ở cực đông của Việt Namgần với tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 6 cảng biển: Ba Ngòi, Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói, Đá Tây, Trường Sa. Trong đó những cảng được xây dựng sớm nhất: cảng Ba Ngòi năm 1924, cảng Cam Ranh năm 1925, cảng Nha Trang năm 1927.

- Cảng Nha Trang hiện được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành khách và chuyển tải hàng hóa các loại. Cảng có chiều dài cầu tàu 172m, rộng 20m, độ sâu trước bến cảng là 8,5m. Công suất bình quân hàng năm là 6.000 hành khách, công suất bốc dỡ 800.000 tấn/năm.

- Cảng hàng hóa quốc tế Ba Ngòi ở thị xã Cam Ranh, cho phép tàu có tải trọng 1 vạn tấn có thể cập bến, riêng khu vực vùng nước trước cảng có độ sâu 10,5m, tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn ra vào cảng an toàn, công suất bốc dỡ 450.000 tấn/năm. Trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Nam Trung Bộ, cảng Ba Ngòi được xác định là cảng đa năng, phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa và vùng phụ cận. Vì thế, cảng Ba Ngòi sẽ được nâng cấp, mở rộng, đến năm 2010 khối lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 3,4 triệu tấn.

- Cảng Hòn Khói nằm trên bán đảo Hòn Khói, phía Nam vịnh Vân Phong, cách Quốc lộ 1 khoảng 12m, là cảng chuyên dùng xuất muối kết hợp với cảng hàng hóa, công suất khoảng 10 vạn tấn/năm. Trong tương lai, cảng Hòn Khói sẽ được đầu tư nâng cấp thành cảng đa chức năng để tiếp nhận tàu trên 2.000 tấn. Là cảng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến của thành phố Nha Trang- Khánh Hòa với sự hài lòng và lòng trung thành của du khách (Trang 40)