Phân tích hiệu quả của giải pháp phòng ngừa

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế An toàn giao thông (Trang 100)

a) Tính toán chi phí

Khi phân tích lợi ích của giải pháp phòng ngừa, cần phải tính toán chi phí sự cố và chi phí bình quân năm. Hai giá trị này đƣợc phân tích nhƣ sau.

(1) Chi phí sự cố: Trong chi phí sự cố, phân biệt các chi phí tử vong, bị thƣơng và chi phí tài sản,…

(2) Chi phí bình quân năm: bao gồm: chi phí đầu tƣ ban đầu và chi phí bảo dƣỡng hàng năm). Chi phí này đƣợc xác định phụ thuộc vào điều kiện địa hình của khu vực đặt tuyến và đơn giá vật liệu của từng địa phƣơng. Nếu giải pháp đầu tƣ có quy mô lớn (nhƣ mở rộng làn xe, thay thế cầu yếu hẹp, nút giao khác mức), sẽ dẫn đến kinh phí đầu tƣ khá cao. Trái lại, những giải pháp sơn vạch kẻ đƣờng, bốtrí đèn tín hiệu và gờ giảm tốc… sẽ có kinh phí đầu tƣ thấp nhƣng mang lại hiệu quả cao về giảm tai nạn giao thông. Các chƣơng trình đánh giá đƣờng bộ quốc tế nhƣ EuroRAP, AusRAP, usRAP và iRAP đều chú trọng tới các giải pháp có kinh phí đầu tƣ thấp nhƣng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh 3800km tuyến đƣờng quốc lộ của Việt Nam đã đƣợc tiến hành khảo sát iRAP trong năm 2009, một số các trục đƣờng quốc lộ khác (chƣa có dữ liệu đánh giá của iRAP) có thể căn cứ vào sự tƣơng tự hay “đồng nhất” của đặc điểm địa hình, tình trạng mặt đƣờng, mức độ phức tạp của tuyến đƣờng và đặc trƣng của phƣơng tiện, cũng nhƣ lƣu lƣợng giao thông, để đề xuất và ƣớc tính kinh phí đầu tƣ trung bình của các giải pháp trên các đoạn đƣờng. Hiện nay một số phần mềm nhƣ CUMSUM đƣợc tích hợp trong công cụ VIZIROAD có thể trợ giúp để tiến hành phân đoạn đồng nhất trên mạng lƣới đƣờng. Việc phân đồng nhất dựa trên các tiêu chí về cấp hạng đƣờng, khu vực khí hậu, lƣu lƣợng giao thông, loại và vật liệu mặt đƣờng, độ gồ ghề quốc tế (IRI). Để đơn giản có thể xác định nhƣ sau:

Bài giảng Kinh tế ATGT

Trong đó:

EUAC - Chi phí bình quân năm; VNĐ

I - Chi phí của hạng mục thiết kế; VNĐ i - Lợi tức; %

n - Giới hạn năm sử dụng của thiết bị;

T - Giá trị thu hồi thiết bị; K là chi phí vận hành và bảo dƣỡng trong năm (VNĐ/Năm);

(CR)in - Hệ số hoàn vốn đầu tƣ n năm;

(SF)in – Hệ số xiết nợ trong n năm. (CR)in = (1 ) (1 ) 1 n n i i i    (3-4) (SF)in = (1 )n 1 i i   (3-5) b) Tính toán lợi ích

Giá trị lợi ích kinh tế hàng năm (Annual economic benefit-B) do hạn chế đƣợc con số tử vong và số lƣợng ngƣời chấn thƣơng. Theo tài liệu “The True Cost of Road Crashes” có thể tính giá trị lợi ích kinh tế hàng năm (B) do hạn chế đƣợc con số tử vong và chấn thƣơng theo cách tính sau

B= VSL x (Con số tai nạn trong năm) x (hệ số giảm tai nạn trong năm %)

Trong đó: VSL (Value of Statistical Life) là: Giá trịcủa tuổi thọ cuộc sống con ngƣời; VSL= (a + b* Method) * (GDP đầu người) với a= 41 và b=30;

Method= 1, nếu áp dụng phƣơng pháp sẵn sàng chi trả (Willingness to Pay- “WTP”) và Method = 0, nếu áp dụng lý thuyết “vốn con ngƣời” (Human capital- “HC”)

Thực tế khi áp dụng các phƣơng pháp tính toán khác nhau đối với các nƣớc phát triển nhƣ: Iceland, Hà Lan (phƣơng pháp HC), Áo, New Zealand, Thụy Điển, Mỹ và Anh (phƣơng pháp WTP) và các nƣớc đang phát triển, nhƣ Campuchia (phƣơng pháp HC), Malaysia (phƣơng pháp WTP) nhận đƣợc giá trịtuổi thọcủa cuộc sống VSL= (60 ÷ 80) (GDP đầu người).

Bài giảng Kinh tế ATGT

Trong trƣờng hợp phân loại đƣợc số ngƣời bị tử vong và số ngƣời bị thƣơng nặng, chƣơng trình iRAP cũng khuyến cáo cách tính giá trị lợi ích kinh tế hàng năm (B) theo công thức sau: B= (Con số tử vong giảm trong năm) x 70 x (GDP đầu ngƣời) + (Con số bị thƣơng nặng giảm trong năm) x 0.25 x 70 x (GDP đầu ngƣời).

c) Phương pháp phân tích lợi ích

Phƣơng pháp phân tích hiệu quả của giải pháp phòng ngừa tai nạn rất nhiều, thông dụng có phƣơng pháp so sánh trƣớc sau, phƣơng pháp so sánh chi phí – lợi ích, phƣơng pháp chỉ số an toàn và phƣơng pháp giá thành hữu hiệu.

Phương pháp so sánh trước sau:

Đánh giá lợi ích kinh tế của giải pháp an toàn, thông thƣờng sử dụng phƣơng pháp so sánh trƣớc sau, tức là điều tra tình hình TNGT trƣớc khi đề xuất đƣợc giải pháp cải thiện, và sau khi khánh thành theo dõi sự thay đổi lƣu lƣợng xe, TNGT xem có hay không đạt đƣợc hiệu quả dự báo. Vì giảm thiểu một số vụ TNGT trên tuyến mà sử dụng một số giải pháp cải thiện, thông thƣờng lấy số liệu TNGT trong vòng 2 tuần trƣớc sau khi cải thiện để tiến hành so sánh và đánh giá hiệu quả phƣơng án cải thiện. Quan sát việc giảm TNGT là do ngẫu nhiên hay là do giải pháp mang lại, việc sử dụng giải pháp cải thiện có hữu hiệu, đồng thời sửu dụng kinh nghiệm mà phán đoán việc giảm TNGT (từ thống kê) đạt đƣợc kết luận tính tin cậy tƣơng đối.

Các chỉ số đánh giá của phƣơng pháp so sánh trƣớc sau là giá trị tuyệt đối của số vụ TNGT, suất tai nạn thƣơng vong, chi phí tai nạn, lợi ích kinh tế giải pháp... Đánh giá căn cứ vào toàn bộ TNGT hay chỉ căn cứ chủng loại TNGT quan sát mà phân tích, đánh giá theo tỷ lệ % hay là chênh lệch về số vụ TNGT.

Khi tiến hành phân tích lợi ích cần xem xét các yếu tố sau:

+ Lƣợng giao thông tƣơng ứng là giống nhau. Khi lƣợng không giống nhau có thể ảnh hƣởng đến độ chính xác của kết luận. Do đó phải thống kê lƣợng giao thông trƣớc và sau khi thực hiện giải pháp trong hai tuần. Tính toán suất TNGT theo số xe hoặc lý trình.

Bài giảng Kinh tế ATGT

+ Trong thời gian so sánh giữa 2 thời đoạn, thành phần cấu thành của lƣu lƣợng giao thông của tuyến đƣờng hay khu vực là không đổi, nếu không giống nhau có thể ảnh hƣởng đến độ chính xác.

+ Tổng số TNGT của kỳ sau có thể căn cứ vào xu thế biến hóa của suất TNGT ở năm đã qua mà tính toán.

+ Để đánh giá chính xác, giảm thiểu ảnh hƣởng sai số ngẫu nhiên, thời gian điều tra tƣơng đối dài, thông thƣờng nửa năm.

Phương pháp tỷ số lợi ích chi phí (Benefit Cost Ratio-BCR)

Tỷ số lợi ích chi phí (Benefit Cost Ratio-BCR) là tỉ số giữa lợi ích thu đƣợc (Benefit) và chi phí đầu tƣ (Investment cost) cho các giải pháp cứu chữa và phòng ngừa tai nạn giao thông. Đánh giá tỉ số lợi ích/ chi phí đầu tƣ (BCR) có thể đƣợc phân loại nhƣ sau:

0< BCR < 1: Hiệu quả đầu tƣ kém, không mang lại hiệu quả kinh tế

1< BCR < 3: Hiệu quả đầu tƣ có thể chấp nhận “acceptable”

 BCR >=3: Mang lại hiệu quả kinh tế cao “excellent”.

Phần lớn các chƣơng trình đánh giá đƣờng bộ quốc tế về An toàn giao thông đều lựa chọn những giải pháp có tỷ số BCR ≥2 để thực hiện công việc nâng cấp và mở rộng đƣờng. Một số nƣớc nhƣ Malaysia, Cộng hòa Serbia khuyến cáo áp dụng biện pháp cải thiện an toàn giao thông trên những đoạn có BCR ≥3.

Phƣơng pháp tính toán tỷ lệ giữa lợi ích và chi phí là phƣơng pháp phân tích kinh tế truyền thống, khi dùng phân tích phƣơng án kỹ thuật giao thông, thƣờng xuất hiện một số trƣờng hợp tỷ lệ lợi ích và chi phí là rất lớn, thu nhập thực tế không thể hiện ra đƣợc, lúc này cần có kiểm chứng.

Ví dụ 3-1: Giả thiết ở nút giao thông, do nút giao chiếm dụng nút tƣơng đối nhỏ, mà tăng nhiều vụ TNGT. Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu TNGT phát sinh, đề xuất tiến hành kênh hóa giao thông và mở rộng nút giao. Tính toán chi phí C, hiệu quả B và tỷ lệ lợi ích – chi phí V, đồng thời tiến hành so sánh hiệu lợi ích – chi phí. Kết quả bảng 3-2 sau:

Bài giảng Kinh tế ATGT

Bảng 3-2: Bảng tính ví dụ 3-1

Giải pháp C (VNĐ) B (VNĐ) B/C B – C

Mở rộng nút 45 000000 180 000000 4 135 000000

Kênh hóa lại 6 000000 795 000000 13.25 19 500000 Ta thấy, mở rộng nút có B/C nhỏ hơn kênh hóa lại nhƣng (B - C) lại cao hơn. Cho thấy B/C có thể lớn nhƣng (B – C) thì chƣa chắc lớn.

Phương pháp chỉ số an toàn:

Phƣơng pháp này phù hợp tính toán các công trình giá trị nhỏ. Công thức tính toán nhƣ sau: SI = 1 2 100 Z SF SF E   (3-6) Trong đó: SI – Chỉ số an toàn;

SF1 – Chi phí toàn bộ TNGT trƣớc cải tạo; VNĐ SF2 – Chi phí toàn bộ TNGT sau cải tạo; VNĐ Ez– Tổng chi phí thiết kế hạng mục; VNĐ

Trên thực tế nó là sự hiệu chỉnh của phƣơng pháp tỷ lệ lợi ích và chi phí (B/C). Do hạng mục nhỏ nên không xem xét giá trị đẳng hiệu bình quân năm EUAC, không xem xét giá trị lợi tức i, nhƣng cần biết công trình sử dụng trong bao nhiêu năm. Thông qua tính toán có thể biết đƣợc giải pháp nào nên làm trƣớc, giải pháp nào có thể thực hiện sau, nhƣng phƣơng pháp không chính xác nhƣ phƣơng pháp tỷ lệ chi phí – lợi ích.

Phương pháp chi phí hiệu quả

Đối với mỗi điểm giao thông nguy hiểm, có thể tiến hành so sánh với thiết bị an toàn đầu tƣ, từ đó lựa chọn đƣợc lƣợng đầu tƣ nhỏ. Nhƣng điều này hạn chế tính toàn cụ thể, cuối cùng giải pháp nào hợp lý, chính xác vẫn cần thực hiện phân tích, phán đoán. Công thức nhƣ sau:

Chi phí hiệu quả = EUAC

B (3-7)

3.2.3. Lựa chọn giải pháp ngăn ngừa TNGT

Bài giảng Kinh tế ATGT

a) Tính khả thi kỹ thuật

Tính khả thi kỹ thuật là chỉ giải pháp ngăn ngừa sự cố có/không tính trung thực nhất định, có/không phù hợp với tình hình thực tế của điểm thƣờng xuyên xảy ra sự cố, trên cơ sở kỹ thuật có khả thi không.

b) Phân tích lợi ích

Lựa chọn các giải pháp phòng ngừa sự cố có thể phân tích lợi ích, phân tích lợi ích kinh tế ứng với xem xét hợp lý chi phí ngƣời dùng và tổn thất tai nạn.

c) Giới hạn đầu tư

Giới hạn đầu tƣ là chỉ giải pháp đƣợc chọn có/không khả năng dự tính đầu tƣ mà có thể tiếp nhận.

d) Thống nhất với pháp luật, pháp quy

Giải pháp phải phù hợp với quy định của pháp luật giao thông.

3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội bằng toán đồ 3.3.1. Cơ sở phƣơng pháp 3.3.1. Cơ sở phƣơng pháp

Toán đồ VIC (Value Incremental Conprehension) là toán đồ tổng giá trị gia tăng đƣợc xây dựng trên cơ sở sau:

- Lập mối quan hệ nhân quả bao gồm tổng mức đầu tƣ dự án; tổn thất do TNGT và tác động KTXH và các lợi ích KTXH khác.

- Các thông số về mốc thời gian: thời gian bắt đầu đầu tƣ, thời gian hoàn thành đầu tƣ, thời gian thu hồi vốn, tuổi thọ kinh tế của dự án.

Toán đồ VIC đƣợc xây dựng nhƣ hình 3-1. Các đại lƣợng trong hình nhƣ sau: BKT – Lợi ích kinh tế; BXH – Lợi ích xã hội, B = BKT + BXH ; CĐT - Nguồn vốn đầu tƣ; CTT– Nguồn vốn tổn thất; T – Thời gian hoàn thành dự án + kết thúc đầu tƣ; T0 – Thời gian bắt đầu dự án; Thv – Thời gian hoàn vốn; Ttth – Thời gian tuổi thọ kinh tế (vòng đời).

Bài giảng Kinh tế ATGT

Hình 3-5: Toán đồ VIC 3.3.2. Nguyên tắc lập biểu đồ

Đối với dự án ATGT, khi xây dựng chi phí đầu tƣ (CĐT) đƣợc căn cứ vào tổn thất (CTT) do tai nạn giao thông gây thiệt hại đối với nền kinh tế quốc dân. Do đó việc tính toán tổn thất xã hội quy đổi tối thiểu tƣơng đƣơng với lợi ích xã hội để đánh giá tính khả thi/hiệu quả của dự án theo chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí (B/C). Các khoản chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau đƣợc quy đổi về thời gian gốc để tính toán.

Nếu tạm chƣa xét đến các lợi ích kinh tế khác do cải thiện điều kiện giao thông; giảm thời gian đi lại, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trƣờng... mà chỉ xét đến các lợi ích xã hội (BXH), có thể biểu thị tính khả thi dự án nhƣ sau:

BXH CĐT hoặc CTT CĐT (3-8)

Đƣờng tổng mức đầu tƣ: tổng của tất cả các hạng mục của dự án tạo thành tổng mức đầu tƣ CĐT và đƣợc xác lập ở bƣớc quyết định đầu tƣ và đƣợc coi là hằng số (CĐT = Const). Đƣờng tổng mức đầu tƣ đƣợc thể hiện bằng đƣờng thẳng song song với trục hoành (thời gian).

Thời gian tuổi thọ kinh tế là khoảng thời gian từ lúc kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tƣ, bắt đầu đƣa dự án vào khai thác, qua quá trình phát triển nó không còn mang lại hiệu quả, chủ đầu tƣ quyết định chấm dứt dự án. Đời dự án là một tiêu chí kinh tế quan trọng của dự án vì từ đó đƣa ra các tính toán kinh tế phù hợp.Vòng đời của các dự án ATGT thƣờng ngắn hơn các dự án khác. Do

Bài giảng Kinh tế ATGT

vậy việc duy trì đảm bảo ATGT sẽ phải làm thƣờng xuyên hơn. Thời gian đánh giá hiệu quả của dự án này thƣờng là 10 năm kể từ sau năm thứ nhất đƣa dự án vào khai thác và đƣợc đánh giá vào thời điểm 3 năm từ ngày đƣa dự án vào vận hành.

Tổn thất rủi ro: việc giảm thiểu và đẩy lùi TNGT là mục tiêu phấn đấu không ngừng của các quốc gia. Dù có nhƣ thế nào thì xác suất rủi ro TNGT với con ngƣời luôn tồn tại trong giao thông.

Đƣờng tổn thất (CTT): xuất phát từ điểm có giá trị bằng mức đầu tƣ. Khi bắt đầu dự án, TNGT chƣa đƣợc cải thiện do các giải pháp đang đƣợc tiến hành thực hiện. Do vậy, xu hƣớng tổn thất là đồng biến theo thời gian ở khoảng (To T). Sau khi hoàn thành dự án, TNGT đƣợc giảm dần, do đó xu hƣớng của tổn thất là nghịch biến theo thời gian (T– Ttth). Sau đó đƣờng tổn thất sẽ song song với trục thời gian phản ánh tổn thất rủi ro.

Giao điểm G: là tổn thất bắt đầu đầu tƣ, là giá trị tổng mức đầu tƣ và là điểm xuất phát CTT (vì khi xác định nguồn vốn đầu tƣ phải thỏa mãn điều kiện cận dƣới CĐT = CTT).

Đƣờng lợi ích xã hội (BXH): Lợi ích do giảm thiểu TNGT, đƣợc tính toán dựa trên lợi ích kinh tế khi gán các chỉ tiêu số vụ TNGT, số ngƣời chết, số ngƣời bị thƣơng và thiệt hại vật chất khác hàng năm do TNGT. Thiệt hại TNGT 

“Tổng giá trị đầu ra”.

Đƣờng lợi ích kinh tế (BKT): là lợi ích kinh tế do giảm thời gian đi lại, giảm chi phí vận hành phƣơng tiện giao thông, giảm khí thải, giảm chi phí duy tu bảo dƣỡng, giảm chi phí vận hành thiết bị điều khiển giao thông.

Thời gian hoàn vốn:

T = CĐT.B (3-9)

Thời điểm T*: thời gian kể từ năm xuất vốn đầu tƣ đến năm thu hồi toàn bộ vốn. Nếu B = BXH

T* = BXH.CĐT (3-10)

Bài giảng Kinh tế ATGT

T= (T* - Thv) = BKT. 1

tag

Trong đó: α – độ dốc của BXH

Ý nghĩa của T: khi tính toán một cách đầy đủ B = BXH + BKT thì nhận đƣợc thời gian hoàn vốn Thv sớm hơn một lƣợng T.

Phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội các dự án an toàn giao thông bằng phƣơng pháp Toán đồ VIC đƣợc áp dụng thích hợp cho công tác đánh giá hiệu quả dự án. Toán đồ VIC cũng đƣợc áp dụng mở rộng cho công tác phân tích lợi suất tài chính hƣớng đến kiến tạo các chính sách về thuế và trợ cấp chính phủ... nhằm thu hút các nguồn vốn từ khu vực tƣ nhân đầu tƣ cho một hoặc vài hợp phần hay toàn bộ dự án an toàn giao thông khi các dự báo xu hƣớng tai nạn giao thông, các lợi ích kinh tế khác đƣợc tính toán một cách khoa học và thực tiễn.

3.4. Các chỉ số đánh giá hiệu quả của một dự án an toàn giao thông ở Việt Nam thông ở Việt Nam

3.4.1. Nội dung của một dự án ATGT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế An toàn giao thông (Trang 100)