đƣờng bộ gây ra
Việc lƣợng hóa các thiết bị do TNGTĐB gây ra là khó khăn và phức tạp , khi nghiên cứu xác định, ta cần xét đến những tổn thất, mất mát cả trực tiếp và gián tiếp do các vụ tai nạn giao thông đƣờng bộ gây ra.
a) Phương pháp tiếp cận trực tiếp
Phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp là phƣơng pháp xác định thiệt hại do tai nạn giao thông đƣờng bộ gây ra chỉ xét đến những đối tƣợng có liên quan trực tiếp là ngƣời bị tai nạn và ngƣời gây tai nạn. Các thiệt hại đƣợc xác định ở đây là các thiệt hại vật chất bao gồm thiệt hại về con ngƣời và thiệt hại về tài sản của các đối tƣợng liên quan. Các thiệt hại này bao gôm: chi phí thuốc men, điều trị, chi phí thiệt hại về phƣơng tiện hàng hóa và công trình giao thông,…
-Thiệt hại do chi phí điều trị gồm: chi phí điều trị trong bệnh viện (chi phí
sơ cứu, chi phí vận chuyển, chi phí bác sỹ, chi phí thuốc thang và viện phí), chi phí điều trị tại nhà, chi phí ma chay, cúng lễ (đối với trƣờng hợp tử vong ),…các khoản thiệt hại này đƣợc tính toán bằng phƣơng pháp điều tra và thống kê các số liệu thu nhập đƣợc từ bệnh viện va gia đình nạn nhân.
-Thiệt hại do hư hỏng phương tiện: các thiệt hại này có thế đƣợc lƣợng hóa
qua các số liệu thu nhập đƣợc từ các công ty bảo hiểm và các xƣởng sửa chữa xe ô tô dựa trên các yêu cầu đòi hỏi bồi thƣờng và các chi phí sửa chữa các xe bị hỏng. Thiệt hại các xe bị hƣ hỏng trong các vụ tai nạn khác do phụ thuộc vào mức độ hƣ hỏng nên đƣợc xác định dựa vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn.
Bài giảng Kinh tế ATGT
Không phải lúc nào mức độ nghiêm trọng của tai nạn cũng liên quan với mức độ hƣ hỏng xe. Ví dụ trong trƣờng hợp tai nạn xảy ra đối với ngƣời đi bộ làm ngƣời đi bộ chết thì vụ tai nạn này đƣợc xếp vào loại tai nạn có ngƣời chết nhƣng xe có thể bị hỏng nhẹ hoặc không bị hỏng.
-Các thiệt hại công trình giao thông: các công trình tiện ích công cộng (cột
đèn…), cơ sở hạ tầng giao thông (hộ lan, đƣờng ray…), những hƣ hỏng do tai nạn đƣờng bộ gây ra với cơ sở vật chất của nhà nƣớc bao gồm các hƣ hỏng công trình tiện ích công cộng trên đƣờng (cột đèn chiếu sáng , cột điện …) và hƣ hỏng liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông ( hộ lan, cột cây số, hỏng dải phân cách, long tróc bề mặt đƣờng,…). Các thông tin số liệu thƣờng cố thể thu thập đƣợc từ Sở Giao thông vận tải và Sở Công an.
c) Phương pháp tiếp cận gián tiếp (mở rộng)
Phƣơng pháp tiếp cận gián tiếp là phƣơng pháp tiếp cận mở rộng về không gian và thời gian, trong đó xác định thiệt hại do tai nạn giao thông đƣờng bộ giao thông gây ra có xét đến mối tƣơng quan với các yếu tố khác. Mở rộng về không gian ở đây là ngoài việc xác định tổn thất vật chất của các đối tƣợng có liên quan trực tiếp là ngƣời gây tai nạn và ngƣời bị nạn, phƣơng pháp này còn xác định đến tổn thất , mất mát của gia đình, bạn bè nạn nhân, của toàn xã hội và thiệt hại về môi trƣờng. Mở rộng về thời gian là không chỉ xác định thiệt hại trực tiếp ngay tại chỗ mà còn xác định những mất mát, hậu quả để lại trong thời gian lâu dài cho nạn nhân, cho gia đình, bạn bè và toàn xã hội. Các thiệt hại gián tiếp do tai nạn giao thông đƣờng bộ gây ra đƣợc xác định ở đây bao gồm: tổn thấtvề giá trị cuộc sống, thiệt hại do mất mát nguồn lực sản xuất, thiệt hại do tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trƣờng. Đây là những yếu tố vật chất rất khó lƣợng hóa.
- Tổn thất về giá trị cuộc sống: còn đƣợc gọi chi phí mất mát thƣơng đau,
khi tai nạn có ngƣời chết và ngƣời bị thƣơng nặng, các nạn nhân (những ngƣời bị thƣơng nặng), ngƣời thân bạn bè của họ phải gánh chịu nỗi đau về thể chất và tinh thần. Do đó, trên phƣơng diện tính nhân đạo cần gán các chi phí cho sự đau
Bài giảng Kinh tế ATGT
thƣơng, nuối tiếc và chịu đựng của những ngƣời liên quan đến tai nạn đƣờng bộ, ta chỉ có thể đƣa ra giả định để tính toán một cách tƣơng đối.
- Thiệt hại do mất mát nguồn lực sản xuất: Khi tai nạn có ngƣời bị chết thì
sẽ gây ra mất mát giá trị đầu ra tƣơng lai đối với đất nƣớc do nguồn lực bị mất đi (trong trƣờng hợp này là sức lao động – một trong các yếu tố sản xuất quan trọng của nền kinh tế). Thiệt hại này đề cập đến mất mát của nền kinh tế quốc gia do các nạn nhân bị mất hoặc giảm sức lao động tƣơng lai của họ.
- Chi phí hành chính: Các chi phí hành chính bao gồm các chi phí thời gian
CSGT giải quyết và điều tra tai nạn, chi phí lập hồ sơ bảo hiểm và chi phí tòa án (các chi phí bồi thƣờng, kiện cáo đòi bồi thƣờng). Việc gán giá trị tiền tệ cho các dịch vụ này là cực kỳ khó. Các chi phí hành chính có thể xác định đƣợc khi các hồ sơ chi tiết liên quan đến tai nạn đƣợc lƣu giữ nhƣng hầu hết các nƣớc ASEAN chƣa thiết lập đƣợc CSDL này nên họ chọn cách lờ đi các chi phí của CSGT và chi phí quản lý. Một lý do nữa là các chi phí này chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi phí tai nạn.
- Thiệt hại về môi trường bao gồm: chi phí mất mát thời gian do tắc nghẽn
giao thông (mất mát thời gian tạo ra của cải vật chất) và thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng. Trong đó, chi phí tổn thất thời gian do tắc nghẽn giao thông có thể đƣợc lƣợng hóa một cách tƣơng đối, còn yếu tố thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng chỉ có thể xác định ảnh hƣởng một cách định tính.