Phƣơng pháp tính toán tổn thất kinh tế do tai nạn giao thông

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế An toàn giao thông (Trang 55)

Bài giảng Kinh tế ATGT

Việc lựa chọn phƣơng pháp tính toán chi phí tai nạn cần xem xét mục tiêu đặt ra cuối cùng và lƣợng hóa đƣợc các chi phí. Các phƣơng pháp tính chi phí do tai nạn giao thông đƣợc nghiên cứu trên thế giới đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau

Hình 2-3: Các phƣơng pháp tính chi phí do tai nạn giao thông

a) Phương pháp tổng giá trị đầu ra

* Nguyên tắc :

- Mỗi ngƣời trong cuộc đời sẽ tạo ra một lƣợng sản phẩm và giá trị tạo ra của họ đƣợc công dồn đến hết cuộc đời.

- Khi một cá nhân bị tai nạn giao thông thì giá trị họ tạo ra có thể không còn hoặc giảm

- Chi phí tổn thất theo phƣơng pháp này là tính ra giá trị bị mất mát, tức là lƣợng tổn thất sản phẩm đầu ra do tai nạn giao thông

- Tổn thất xã hội là tổng tổn thất mỗi cá nhân bị tai nạn giao thông * Thành phần chi phí : Gồm 2 thành phần :

- Các chi phí do thiệt hại nguồn lực kinh tế : các chi phí hƣ hỏng tài sản, phí điều trị, cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ.

- Các chi phí tính theo các giá trị thực của đầu ra tƣơng lai bị mất mát. * Công thức xác định tổn thất trung bình cho 1 vụ tai nạn giao thông :

C = CTS + CĐT + CHC + CMS + Co (2-1)

Bài giảng Kinh tế ATGT

- CTS : Tổn thất về hƣ hỏng xe, cơ sở hạ tầng, đƣờng xá, cột đèn tín hiệu… của mỗi vụ TNGT.

- CĐT: Chi phí điều trị cho mỗi vụ TNGT (chi phí khi nằm viện, xuất viện).

- CMS: Chi phí mất mát giá trị tạo ra (giảm năng suất lao động do TNGT, tử vong, mất mát trong thời gian điều trị).

- CHC: Chi phí hành chính mỗi vụ TNGT (CSGT, gọi cấp cứu, lập hồ sơ).

- Co : Chi phí xem xét về sự đau đớn của ngƣời thân.

b) Phương pháp bảo hiểm

Chi phí tổn thất của TNGT đƣợc định nghĩa là tổng của tổn thất nguồn lực thực tế với đầu tƣ bảo hiểm cá nhân.

Chi phí của một tai nạn đƣợc định nghĩa là số tiền mà các cá nhân sẵn lòng trả để bảo hiểm cho bản thân mình. Chi phí này đƣợc tính trên cơ sở nguyên tắc tính bảo hiểm.

C = CBH (2-2)

Trong đó:

CBH là giá trị đƣợc bảo hiểm chi trả cho mỗi vụ tai nạn giao thông dành để trang trải các chi phí thiệt hại về tài sản, thuốc men, điều trị, chi phí cho CSGT làm nhiệm vụ.

Chi phí sẽ đƣợc chi trả cho ngƣời gây tai nạn và ngƣời chịu tai nạn, chi phí này sẽ biến đổi tùy theo mức độ chấp nhận của ngƣời tham gia giao thông mua bảo hiểm tùy thuộc vào các mức thu bảo hiểm khác nhau. Phƣơng pháp bảo hiểm nhìn chung không xét trên quan điểm cộng đồng mà chỉ xét đến chi phí và lợi ích của ngƣời mua và bán bảo hiểm tai nạn giao thông.

c) Phán quyết tòa án

Phán quyết tòa án đói với ngƣời bồi thƣờng do mắc sai phạm hoặc lỗi mà tạo ra tử vong cho ngƣời khác. Nó đại diện tổn thất cho xã hội có liên quan đến ngƣời tử vong.

Bài giảng Kinh tế ATGT

d) Phương pháp chi phí tự nguyện chi trả (sẵn lòng chi trả)

Chi phí tổn thất TNGT đƣợc định nghĩa chi phí tổn thất nguồn lực thực tể cộng với chi phí tự nguyện chi trả của con ngƣời khi giảm thiểu TNGT, hay giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của TNGT ( tiền bạc, thời gian..)

Chi phí này đƣợc tính toán trên cơ sở :

- Chi phí ngƣời sử dụng đƣờng trực tiếp đối phó với rủi ro TNGT. - Chi phí ngƣời thân bạn bè của ngƣời bị TNGT.

- Chi phí xã hội phải gánh chịu.

C = CWTP (2-3)

Trong đó:

C : Chi phí đơn vị trung bình cho mỗi tai nạn giao thông

CWTP: Mức sẵn lòng chi trả của mỗi cá nhân để phòng tránh tai nạn

Phƣơng pháp mức sẵn lòng chi trả liên quan đến cách xác định các rủi ro mà ngƣời ta sẵn lòng chi trả để giảm các rủi ro ở mức chấp nhận đƣợc. Chi phí tai nạn tính theo phƣơng pháp mức sẵn lòng chi trả bao gồm 3 bộ phận:

- Mức sẵn lòng chi trả của ngƣời sử dụng đƣờng trực tiếp đối phó với rủi ro xảy ra tai nạn

- Mức sẵn lòng chi trả của gia đình, ngƣời thân quen, bạn bè, của các nạn nhân bị rủi ro

- Mức sẵn lòng chi trả của phần còn lại của xã hội chịu tác động do rủi ro khi tai nạn xuất hiện.

Để áp dụng phƣơng pháp này, cần tiến hành các cuộc điều tra sâu rộng để thu thập các thông tin liên quan đến mức rủi ro mà ngƣời dân có thể chấp nhận đƣợc và các giá trị nhất định mà họ sẵn sang chi trả để tránh các mức rủi ro đó.

Phƣơng pháp này đòi hỏi 3 nhóm thông tin sau:

- Tai nạn hoặc rủi ro gặp tai nạn xét theo từng loại phƣơng tiện giao thông và từng nhóm đối tƣợng sử dụng.

Bài giảng Kinh tế ATGT

- Xác suất gặp rủi ro xảy ra tai nạn của từng loại phƣơng tiện, thƣờng đƣợc xác định theo đơn vị là xác suất rủi ro cho 1 triệu xe/km.

- Giá trị kinh tế hoặc giá trị bằng tiền của cuộc sống trên quan điểm thống kê, thƣờng đƣợc xác định bằng cách xem xét giá trị mức sẵn lòng chi trả của mọi ngƣời với các chi phí khác nhƣ mất mát tổng giá trị đầu ra, chi phí sức khỏe, chi phí hành chính, chi phí thiệt hại tài sản, và chi phí liên quan đến các giá trị của cuộc sống con ngƣời.

e) Phương pháp giá trị thực tế (sản lượng tịnh)

Sự khác biệt giữa phƣơng pháp này với phƣơng pháp tổng giá trị đầu ra là ở chỗ giá trị tƣơng lai của ngƣời gặp nạn sẽ đƣợc loại trừ khỏi tổng giá trị.

Khác với phƣơng pháp tổng giá trị đầu ra, chi phí tai nạn tính theo phƣơng pháp giá trị thực tế đƣợc tính bằng cách lấy tổng giá trị đầu ra trừ đi giá trị tƣơng lai mà nạn nhân có khả năng tạo ra trong cuộc đời của họ nếu không có tai nạn giao thông.

Chi phí trung bình cho một tai nạn giao thông đƣợc tính theo công thức sau:

C = CTS + CĐT + CHC (2-4)

CTS là chi phí do thiệt hại tài sản trung bình cho mỗi vụ tai nạn giao thông bao gồm các thiệt hại do hƣ hỏng phƣơng tiện, cơ sở hạ tầng, đƣờng xá, hƣ hỏng đèn tín hiệu, cột đèn cao áp, barie bảo vệ tàu hỏa, mặt đƣờng...

CĐT là chi phí điều trị trung bình cho mỗi vụ tai nạn giao thông gồm chi phí điều trị trong thời gian nằm viện và chi phí phát sinh ngoài thời gian nằm viện.

CHC là chi phí hành chính trung bình cho mỗi vụ tai nạn giao thông bao gồm chi phí cho CSGT làm nhiệm vụ, chi phí gọi dịch vụ cấp cứu, lập hồ sơ tai nạn và giải quyết tai nạn.

Bài giảng Kinh tế ATGT

Phƣơng pháp giá trị thực tế sẽ đƣợc lựa chọn khi những nhà làm chính sách quan tâm đến các thiệt hại liên quan trực tiếp đến nguồn lực vật chất do tai nạn xảy ra bởi đây là khoản chi phí thực tế phát sinh do tai nạn.

f) Phương pháp ước tính cơ quan quản lý.

Sử dụng việc xây dựng các chi phí và các giá trị trong dự phòng TNGT và các quyết định hỗ trợ hay phản đối kế hoạch đầu tƣ ảnh hƣởng đến an toàn.

Phƣơng pháp này sẽ đƣa ra đƣợc một con số về chi phí TNGT giúp các nhà chính sách hay cộng đồng nhận ra đƣợc giá phải trả cho việc gây ra TNGT, là căn cứ cho thẩm định các giải pháp phòng tránh TNGT.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế An toàn giao thông (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)