Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của NHNo & PTNT Vĩnh Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tăng cường năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh Vĩnh Thọ (Trang 36)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1.2.4.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của NHNo & PTNT Vĩnh Thọ

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy quảnlý:

Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý:

 Tính đến tháng 12/2009 NHNo & PTNT Vĩnh Thọ có 10 cán bộ.

 Ban lãnh đạo gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng.

 Phòng tín dụng gồm 4 cán bộ.

 Phòng kế toán gồm 3 cán bộ.

 Phòng ngân quỹ gồm 2 cán bộ.

Ngoài ra còn có 2 nhân viên bảo vệ của Công ty Bảo vệ Long Sơn làm việc tại ngân hàng.

Chức năng nhiêm vụ từng phòng ban:

Ban Giám Đốc: Gồm 2 người (1 Giám Đốc, 1 Phó Giám Đốc).

- Giám Đốc: trực tiếp điều hành, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước ngân hàng cấp trên và pháp luật về mọi quyết định của mình. NGÂN QUỸ KHO TIỀN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TÍN DỤNG BẢO VỆ

- 94 -

- Phó Giám Đốc: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc trong các nghiệp vụ và trực tiếp theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, PGĐ còn có quyền ký thay cho GĐ (nếu được ủy quyền) nhưng đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được giao phó.

Phòng Tín Dụng:

Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát riển đúng theo chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước với các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Tham mưu cho ban GĐ về các vấn đề liên quan đến tín dụng.

- Giao dịch trực tiếp với khách háng, hỗ trợ, tư vấn khách hàng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ thủ tục vay vốn, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, thực hiện tín dụng cho vay đồng thời trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng theo hợp đồng tín dụng.

- Lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn cho hoạt động của ngân hàng.

- Thống kê, phân tích số liệu hoạt động, quản lý danh mục khách hàng, thực hiện phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng.

- Thường xuyên theo dõi, báo cáo về tình hình cân đối nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn.

- Thực hiện báo cáo tổng kết hàng tháng, hàng quý, hang năm theo quy định cấp trên và Luật các Tổ chức tín dụng.

- Kiểm tra, tổng hợp các báo cáo chuyên đề theo quy đinh. - Đề xuất các biện pháp, chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Phòng Kế Toán:

- Trực tiếp hạch toán, kế toán, thống kê, hạch toán nghiệp vu thanh toán… theo nghiệp vụ quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của NHNo Khánh Hòa.

- Quản lý quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh. - Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ kí gửi tài sản, giấy tờ có giá.

- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quyết toán các khoản lương, phụ cấp, bồi dưỡng, khen thưởng… cho cán bộ công nhân viên đơn vị mình.

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định. - Lập các báo cáo chuyên đề hàng tháng quý, năm.

- 94 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý hồ sơ của khách hàng, thanh toán nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo an toàn tài sản thuộc bộ phận mình quản lý.

- Đề xuất lượng tồn quỹ tiền mặt tại chi nhánh. - Bảo đảm an toàn kho quỹ.

Hình thức kế toán được áp dụng tại NHNo & PTNT Vĩnh Thọ là chứng từ ghi sổ: Dựa vào từng chứng từ kế toán ngân hàng, bảng kê chứng từ kế toán ngân hàng mà kế toán viên hạch toán vào sổ kế toán hàng ngày, theo từng nghiệp vụ.

Bộ Phận Ngân Quỹ:

Quản lý an toàn kho quỹ,thực hiện các quy định, quy chế về thu chi, vận chuyển tiền bạc đi trên đường, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đồng tiền để phát hiện tiền giả nhằm hạn chế lượng tiền giả lưu thông trên thị trường, góp phần ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tăng cường năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh Vĩnh Thọ (Trang 36)