Tình hình ứng dụng GIS tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất phục vụ quản lý tài chính đất đai tại phường hà khánh, TP hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 37)

Công nghệ GIS mới phát triển mạnh ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay, đã có nhiều cơ quan Nhà nước, các trường Đại học và các Viện nghiên cứu của mình. Đặc biệt trong công tác đánh giá đất, những ứng dụng GIS đó có những đóng góp thiết thực trong việc bảo vê, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Sau đây là một số chương trình và đề tài ứng dụng GIS tại Việt Nam:

- Năm 2010, Ngô Hữu Hoạnh (Trường Cao đẳng Công nghệ - kinh tế và Thủy lợi Miền Trung) đã thực hiện “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về không gian và thuộc tính phục vụ quản lý thông tin hiện trạng về đất đai, quản lý tài chính về đất đai một cách hiệu quả, chính xác, thuận tiện và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu hiện nay tại địa phương [7].

- Năm 2011, Nguyễn Thị Hữu Phượng Trường đại học Khoa học tự nhiên thực hiện “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Quảng Ninh”, đã xây dựng được cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin liên quan đến quá trình thiết kế, xây dựng, cập nhật và phân phối dữ liệu phục vụ cho quy hoạch và công tác quản lý vĩ mô các vấn đề có liên quan [21].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Năm 2011, Thạc sỹ Trương Thành Nam ( Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất ở đô thị tại Thành phố

Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ

liệu về giá đất ở đô thị qua các năm, phục vụ nghiên cứu về thị trường bất động sản, nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến cung cầu đất ở đô thị và thành lập được bản đồ giá đất ở đô thị năm 2011 [17].

- Năm 2013, Tạ Ngọc Long đã thực hiện “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu

địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”. Đã xây dựng được dữ liệu không gian và giữ liệu thuộc tính phản ánh

đúng thực trạng tại khu vực, phục vụ tốt cho công tác lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất [16].

- Năm 2013, Trịnh Hữu Liên đã thực hiện “xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ định giá đất trên cơ sở dữ liệu địa chính, công nghệ GIS và ảnh viễn thám. Nghiên cứu chỉ ra việc ứng dụng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất hàng loạt, tính giá đất chi tiết cho từng thửa đất tại khu vực đô thị ở nước ta [14].

- Năm 2013, Nguyễn Ngọc Anh, Ma Trương Thiêm, đã xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả đạt được là hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) đa thông tin cả không gian và thuộc tính. Cơ sở dữ liệu được coi là nguồn tài liệu số tổng hợp có giá trị và có thể triển khai ở nhiều địa phương khác [1].

- Thạc sỹ Nguyễn Văn Bình, kỹ sư Lê Thị Hoài Phương (Khoa Tài nguyên đất và môi trường nông nghiệp Đại học Nông Lâm Huế) đã ứng dụng GIS để xây

dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trường bất động sản tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà nẵng. Kết quả đã thiết lập nên dữ

liệu thuộc tính và không gian về các thửa đất phục vụ cho thị trường bất động sản cũng như phục vụ cho việc tính toán các khoản tài chính liên quan tới đất đai một cách hiệu quả và chính xác, thuận tiện và nhanh chóng [6].

Qua tìm hiểu các đề tài đi trước tôi nhận thấy hướng nghiên cứu về ứng dụng giá đất với công nghệ GIS để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu là rất cần thiết, cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa. Để có những ứng dụng tới thực tế một cách hiệu quả, đem lại hiệu quả trong sử dụng tài nguyên đất đai.

Chính vì vậy tôi thực hiện nghiên cứu đề tài ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất phục vụ công tác quản lý tài chính đất đai trên địa bàn phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Loại đất tại khu vực nghiên cứu: Đất ở.

- Bản đồ: Sử dụng bản đồ địa chính Phường để điều tra thực địa

- Phần mềm GIS: Khai thác chức năng của một số phần mềm ArcGIS để quản lý dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn Phường Hà Khánh, TP Hạ long, Tỉnh Quảng Ninh

Thời gian tiến hành: Từ 9/2013 đến 9/2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội Phường Hà Khánh

- Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý

+ Địa hình địa mạo

+ Khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên khác. - Điều kiện kinh tế xã hội

+ Thực trạng phát triển kinh tế + Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng + Hiện trạng dân số và lao động

+ Thực trạng quản lý và sử dụng đất của xã.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

2.3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất

* Thực trạng quản lý đất đai. * Hiện trạng sử dụng đất.

2.3.3. Thực trạng bản đồ địa chính, giá đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tổng quan giá đất, thị trường bất động sản của Phường * Công tác quản lý tài chính đất đai, tính thuế

2.3.4. Xây dựng bản đồ giá đất cho Phường.

- Xây dựng dữ liệu không gian - Xây dựng dữ liệu thuộc tính

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu giá đất đai.

2.3.5. Một số ứng dụng trong tài chính đất đai

* Trong thị trường bất động sản * Trong quản lý tài chính đất đai

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin sơ cấp:

- Thu thập thông tin dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về các mặt điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, các số liệu về đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, tình hình sử dụng đất đai…), nguồn tư liệu thống kê đất của phường, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng từ các cơ quan chuyên môn kết hợp kế thừa có chọn lọc. Thông tin được lấy từ bộ phận quản lý đất của phường hoặc thành phố.

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ làm việc tại địa bàn phường để thu thập một số thông tin về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, tên các ngõ nhỏ và một số thông tin về quy hoạch trên địa bàn.

* Thu thập thông tin thứ cấp:

Ngoài các thông tin sơ cấp thu thấp được, qua công tác nội nghiệp, tuy nhiên thông tin vẫn còn thiếu sót và chưa cập nhật chỉnh sửa. Tiến hành khảo sát thực địa giúp cập nhật và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu.

- Tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn, các thông tin thu thập khách quan những hộ gia đình có thửa đất bám trục đường. Điều tra ngẫu nhiên hộ gia đình trên khu vực nghiên cứu.

Xác định vị trí trên bản đồ giấy, sử dụng bản đồ địa chính để khảo sát thực tế, nhằm điều tra sự thay đổi trên thực tế mà bản đồ chưa kịp cập nhập. Sử dụng bút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ghi chép lại sự thay đổi đó lên bản đồ giấy để lấy cơ sở tổng hợp chỉnh sửa bổ sung các thông tin như tên ngõ, độ rộng ngõ, tình trạng ngõ, giá đất thị trường, chủ sử dụng đất và các biến động khác mà dữ liệu thu thập nội nghiệp chưa phản ánh đúng thực tế v.v.

* Phương pháp khảo sát thực địa.

Sử dụng bản đồ địa chính của phường để khảo sát thực tế theo tuyến đường chính và theo các đường ngõ trên địa bàn nghiên cứu, nhằm quan sát, thu thập thông tin tình trạng đường, đồng thời xác định chủ sử dụng đất. Thấy có sự khác biệt giữa thực tế và bản đồ thì cần cập nhật, bổ sung thông tin cho đúng với thực tế.

2.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phân loại các dữ liệu theo bản chất dữ liệu cụ thể: Tổng hợp dữ liệu thu thập được gồm có dữ liệu thuộc tính, dữ liệu về không gian. Mỗi loại dữ liệu có cách quản lý lưu trữ riêng. Nên cần phân loại và xử lý riêng cho mỗi loại.

- Trình bày số liệu dạng số, dạng chữ như giá đất, diện tích, chủ sử dụng… dưới dạng bảng biểu dễ hiểu, thuận lợi cho việc tìm kiếm và cập nhật bổ sung khi có thay đổi trên thực tế (sử dụng Excel của Microsoft). Đồng thời hệ cơ sở dữ liệu thuộc tính dễ dàng đồng bộ với cơ sở dữ liệu không gian được quản lý trên phần mềm GIS ( ở đây ta sử dụng phần mềm ArcGIS của hãng Ersi).

- Dữ liệu dạng không gian thu thập được từ nhiều phần mềm quản lý khác nhau cho nên định dạng của chúng có sự khác biệt. Phần mềm ArcGIS là bộ công cụ quản lý và xử lý dữ liệu được đánh giá cao nhất. Các dữ liệu thu thập được cần phái chuyển định dạng, tổ chức quản lý trên phần mềm, theo các đối tượng cụ thể điểm, đường, vùng.

2.4.3. Phương pháp bản đồ

- Sử dụng bản đồ trong điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung những thông tin biến động trên bản đồ làm cơ sở thành lập bản đồ giá đất trong quản lý.

- Nhập các dữ liệu vào ArcGIS, đúng các công cụ truy xuất, biên tập, xuất vẽ tạo ra những bản đồ chứa các dữ liệu thuộc tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Dùng một số modul GIS để chạy ra một số bản đồ thể hiện các thông tin theo yêu cầu.

Kết hợp 3 phương pháp thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và phương pháp bản đồ xây dựng quy trình thực hiện sau:

Hình 2.1: Quy trình xây dựng bản đồ giá đất

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của những người am hiểu về vấn đề nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu, còn băn khoăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa luận.

- Tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn, các chuyện gia về lĩnh vực nghiên cứu để hoàn thành khóa luận.

- Học hỏi những người đi trước đã nghiên cứu, thành thạo phần mềm ArcGIS mà đề tài thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội Phƣờng Hà Khánh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1: Vị trí và bản đồ hiện trạng của phƣờng Hà Khánh

Phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là một phường đang trong giai đoạn đô thị hóa nằm ở phía Đông Bắc thành phố. Cách trung tâm thành phố khoảng 5 km.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phía Bắc giáp xã Vũ Oai (huyện Hoành Bồ).

- Phía Tây Bắc giáp xã Thống Nhất (huyện Hoành Bồ) - Phía Đông giáp phường Quang Hanh (TX. Cẩm Phả) .

- Phía Đông Nam giáp phường Hà Phong, phường Hà Tu, phường Hà Trung, phường Hà Lầm (TP phố Hạ Long).

- Phía Tây Nam giáp phường Cao Thắng, phường Cao Xanh. (TP phố Hạ Long).

Phường Hà Khánh là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hạ Long, nơi thông thương giao lưu kinh tế với huyện Hoành Bồ. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân phường Hà khánh đã phấn đấu đạt được nhiều kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa - xã hội.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phường Hà Khánh là một trong các phường có tổng diện tích tự nhiên lớn (3182,79 ha), có địa hình tự nhiên mang dáng dấp đặc trưng bán sơn địa , chênh lệch độ cao tương đối lớn (khoảng từ 30 đến 300m), giảm dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Được phân chia thành hai loại chính là: - Vùng núi cao và đồi thấp.

- Vùng thung lũng và các bãi trũng thấp.

+ Vùng núi cao và đồi thấp: Chủ yếu là các khu vực khai thác và sản xuất của các công ty khai thác than thuộc tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV). Khu vực này mặt bằng luôn bị thay đổi do tác động của con người trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.

+ Vùng thung lũng và các bãi trũng thấp: Khu vực này chiếm phần diện tích còn lại. Đây chính là nơi phân bố chủ yếu các khu dân cư và các công trình hạ tầng cơ sở, phúc lợi xã hội của toàn phường.

3.1.1.3 Khí hậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn phường là 22,8 độ C, dao động từ 15,8 độ C đến 28,5 độ C. Nhiệt độ trung bình mùa Hè là 26,3độ C, cao nhất là 39 độ. Nhiệt độ trung bình mùa Đông là 13,7 độ C, thấp nhất la 5độ C.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình 2016,2mm phân bố không đều trong năm và chia thành hai mùa tương đối rõ:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% - 85% tổng lượng mưa cả năm, cao nhất là tháng 7 và tháng 8 có năm đạt đến 360mm.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt khoảng 15% - 20% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau, có năm chỉ đạt khoảng 3 - 40mm.

c. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm tính được khoảng 82%. Cao nhất có thời điểm đạt tới 88%, thấp nhất khoảng 68% cá biệt có trường hợp chỉ đạt 18%.

d. Chế độ gió

Mặc dù nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa song phường Hà Khánh nói riêng và thành phố Hạ Long nói chung đều chịu ảnh hưởng tác động của khí hậu hải dương. Đây là nét riêng biệt về mặt khí hậu của vùng duyên hải Bắc Bộ.Vì thế chế độ gió mang tính đặc trưng theo mùa là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Do vị trí nằm trong vùng duyên hải Bắc bộ vì vậy ảnh hưởng tác động của bão là điều không thể tránh khỏi vì thế các thiệt hại do bão gây lên là không nhỏ.

3.1.1.4. Thủy văn

Vì là khu vực nằm trong vịnh kín (vịnh Hạ Long) vì vậy chế độ nhật triều là nước dâng không có sóng do vậy không ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt và hoạt động liên quan đến thủy văn.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên: 3182,79 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1345,45 ha, đất phi nông nghiệp: 1656,94 ha và đất chưa sử dụng: 180,40 ha. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất trên địa bàn phường Hà Khánh đất được chia ra thành 5 nhóm chính: Đất mặn sú, vẹt, đước (Mm), Đất phù sa (P), Đất Glây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(G), Đất vàng đỏ (F), Đất nhân tác (NT).

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước được nhìn nhận và đánh giá dựa trên 2 nguồn nước chính là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất phục vụ quản lý tài chính đất đai tại phường hà khánh, TP hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)