3.5.2.1. Tìm kiếm thông tin thửa đất theo yêu cầu
Với có sở dữ liệu bản đồ giá đất đầy đủ trên phường Hà Khánh, trên thị trường bất động sản ta dễ dàng tìm được các thửa đất theo yêu cầu, bằng công cụ Selection/Select By Attributes như sau:
Ví dụ yêu cầu tìm thửa đất trên đường Bãi Tôm, diện tích khoảng 200m2 trở lại. Thì ta thực hiện tìm kiếm mở hộp thoại Select By Attributes, tại ô ghi câu lệnh: “Tren_duong”=Bai Tom and “Dien_tich”<= 200.
Hình 3.18: Tìm thửa đất theo yêu cầu
Khi đó một loại các thửa đất thỏa mãn yêu cầu đạt ra hiện lên được bôi xanh trên bảng thuộc tính và trên bản đồ.
3.5.2.2. Tìm kiếm giá đất theo năng lực tài chính của người tham gia thị trường bất động sản.
Chẳng hạn một người có nhu cầu mua một thửa đất. Do điều kiện tài chính chỉ có thể mua được mảnh đất với mức giá tầm 500 – 800 triệu. Thì ta sẽ nhanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chóng tìm ra các thửa hợp với mức giá trên bằng công thức: "GiaThuaTT" <= 800000000 AND " GiaThuaTT " >= 500000000.
Hình 3.19: Công thức tìm thửa đất theo năng lực tài chính
Ngoài ra ta cũng có thể kết hợp các công thức tìm kiếm với nhau để tạo ra các công thức phức tạp để tìm ra những thửa đất sát với yêu cầu của người tham gia thị trường bất động sản.
3.5.3. Đánh giá kết quả ứng dụng của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu giá đất xây dựng cho địa bàn phường Hà Khánh, là kết quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, công nghệ GIS vào trong quản lý tài nguyên đất đai. Ở đây đề tài tập trung vào nội dung quản lý tài chính đất đai tại địa bàn phường nghiên cứu. Ngoài những ưu điểm của CSDL số so với dữ liệu truyền thống như: dễ bảo quản, lưu trữ, nhanh chóng cập nhật biến động, khả năng bảo mật cao, không bị ảnh hưởng yếu tố thời tiết,… Với CSDL giá đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hỗ trợ đặc lực cho cán bộ quản lý đất đai tại phường đã ứng dụng thành công
trong: Công tác quản lý thông tin tài chính về đất đai (quản lý tài chính đất
hàng năm (Thuế sử dụng đất hàng năm), Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, Hỗ trợ đưa ra phưòng án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất); Phục vụ cho thị trường bất động sản, để:
- Rút ngắn thời gian thực hiện cùng một công việc nếu sử dụng phương pháp thủ công. Công việc tìm kiếm thửa đất, tạo ra các bảng thuế, chỉnh sửa biến động hoàn toàn nhanh chóng được thực hiện trên phần mềm chuyên dụng.
- Tiết kiệm chi phí in ấn, văn phòng phẩm không cần thiết, vì cơ sở dữ liệu số hoàn toàn thực hiện trên máy tính.
Tuy nhiên trong việc ứng dụng CSDL số về giá đất có hiệu quả hơn nữa trong quản lý thì cần phải chú trọng hơn nữa về mặt sau:
- Liên tục cập nhật biến động trên CSDL số theo thực tế.
- Trau dồi thêm chuyên môn, khả năng sử dựng tin học trong ngành, nâng cao, tập huấn cho cán bộ sử dụng CSDL thành thạo.
- Hướng tới nghiên cứu để cung cấp CSDL cho nhiều đồi tượng khai thác hơn, bằng cách chia sẻ CSDL trên Internet cho nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên cần phân quyền sử dụng cho các đối tượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Để xây dựng được bản đồ giá đất tại phường Hà Khánh – TP. Hạ Long chúng tôi đã ứng dụng công nghệ GIS cụ thể là sử dụng phần mềm ArcGis. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là rất cần thiết với mục đích xây dựng hệ thống thông tin đất đồng bộ trên cả nước hoàn chỉnh và hiện đại đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà nước về đất đai.
Thông qua việc thực hiện đề tài chúng tôi đã đạt được kết quả sau:
- Qua nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Hà Khánh, thấy rằng đây là phường đang có nhiều sự chuyển biến lớn trong thời gian qua. Kéo theo đó là sự phát triển kinh tế, tăng dân số đã gây áp lực lớn cho tài nguyên đất đai. Vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu số phục vụ cho quản lý tài chính đất đai là cần thiết.
- Trong quá trình thực hiện khóa luận, đã xây dựng được bảng thuộc tính thể hiện giá đất theo từng thửa đất, đồng thời cung cấp các thông tin cơ bản cho từng thửa như: thửa đất thuộc số tờ địa chính nào, số thửa, diện tích, tình trạng pháp lý, chủ sử dụng, giá đất của thửa theo quy định nhà nước, theo thị trường,…
- Hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đất đai theo giá đất trên các tuyến đường: Trần Phú, đường 337 cũ, đường Bãi Muối, đường Cấu Nước Mặn, đường vào Đèo Sen, đường khu tự xây dựng hà Khánh B, C và tái định cư; và các trục phụ của các tuyến đường chính trên. CSDL có thể sử dụng khai thác cả dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính để phục vụ quản lý đất đai tại phường Hà Khánh. - Chỉ ra một số ứng dụng cơ sở dữ liệu số về giá đất vào công tác quản lý nhà nước về tài chính đất đai như:
+ Xác định thuế sử dụng đất hàng năm: nhanh chóng thu được bảng liệt kê thuế đất cho các hộ trên toàn phường từ cơ sở dữ liệu giá đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Nhanh chóng xác định các loại thuế khác khi có sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất, do tìm ra thửa đất quan tâm, xác định diện tích, tính toán các loại phí, loại thuế thủ tục được thực hiện nhanh chóng trên cơ sở dữ liệu số giá đất.
+ Phục vụ công tác thu hồi đất: Sử dụng CSDL khi cần giải phóng mặt bằng sẽ hỗ trợ đưa ra quyết định, phường án, bồi thường nhanh chóng, xác định các hộ nào được bồi thường, diện tích bị thu hồi là bao nhiêu? Loại đất đó là đất gì? Giá đất bồi thường là bao nhiêu?
- Ứng dụng CSDL trong thị trường bất động sản như: Tìm kiếm các thửa đất theo yêu cầu tài chính hay điều kiện nào đó (về diện tích, tên đường, địa chỉ, ..) của những đối tượng sử dụng CSDL số về giá đất này.
2. Kiến nghị
Do thời gian và chi phí còn hạn chế và địa bàn xã khá rộng nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết cho địa bàn xã còn hạn chế.
Để đảm bảo cơ sở dữ liệu được xây dựng có độ chính xác cao thì cần có dữ liệu đầu vào qua thu thập, diều tra phải sát thực, bộ phụ trách phải có nguồn dữ liệu đầu vào đảm bảo yêu cầu chính xác.
Tích cực tập huấn cho cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin trong quản lý đất đai. Tích cực chuyển giao khoa học công nghệ, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý đất đai, phục vụ nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Bộ phần mềm ArcGis được thành lập với giao diện tiếng Anh. Do vậy, để có thể nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả thì các tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt nên viết một cách cụ thể, chi tiết các chức năng rõ ràng hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh, Ma Trương Thiêm, Hoàng Văn Hùng, (2013), xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên.
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết từ 2011 – 2020 của phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long.
3. Nguyễn Trọng Bình, Trần thị Băng Tâm (1996), Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý GIS, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
4. Trần Quốc Bình (2004), Bài giảng ESRI ArcGIS 8.1, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên.
5. Ths. Nguyễn Văn Bình, Ks. Lê Thị Hoài Phương (2012), Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trường bất dộng sản tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đã Nẵng.
6. Hoàng Văn Đôn, 2006, Ứng dụng GIS để theo dõi sự biến động của giá đất tại thành phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai.
7. Ngô Hữu Hoạnh (2010), Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai
tại phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trường Cao
đẳng Công nghệ - kinh tế và Thủy lợi Miền Trung
8. Mẫn Quang Huy (1999), Ứng dụng GIS thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ cho hệ thống thông tin đánh giá tài nguyên đất cấp huyện, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
9. Hoàng Bảo Hùng, Nguyễn Văn Lộc (2011) Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý thuế đất thành phố Huế, hội thảo GIS toàn quốc 2011.
10. Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng, (2013), Xây dựng vùng giá trị đất đai phục
vụ định giá đất trên cơ sở dữ liệu địa chính, công nghệ GIS và ảnh viễn thám.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12. Tạ Ngọc Long (2013), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ
công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc,
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
13. Võ Quang Minh, 2005, Bài giảng hệ thống thông tin đất đai, bộ môn Khoa học
đất và QLĐĐ, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.
14.Đỗ Văn Minh (2011), Nghiên cứu sử dụng bản đồ địa chính và thông tin đất
đai xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất hành loạt tại khu vực trung tâm thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
15.Trương Thành Nam (2011), Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
ở đô thị tại Thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
16. Phùng Văn Nghệ (2005), Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản, Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai.
17.Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
18. Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP.
19. Lê Quang Trí, 2001, Bài giảng phân tích và quản lý thị trường nhà đất, bộ môn Khoa học đất & QLĐĐ, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ
20. Tổng cục quản lý đất đai, 2009, Định giá đất và tài sản gắn liền với đất (bất động sản).
21.Nguyễn Thị Hữu Phượng (2011), Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác
quản lý lớp phủ rừng tỉnh Quảng Ninh, Trường đại học Khoa học tự nhiên.
22. Quyết định số 3566/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2013 về quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014, UBND tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
24.Trần Thị Băng Tâm, 2006, Giáo trình hệ thống thông tin địa lý, nhà xuất bản
Nông Nghiệp, Hà Nội.
25.Dueker,1979, Land Resource Information Systems.
26. Peter A. Burrough và Rachael A. McDonnell (1998), Principles of Geographical Information Systems.
27. Jeffrey Star and John Estes (1990), Geographic Information Systems.
28. Kamal T.Azar, Joseph Ferreira, Jr (1994), Using GIS for eatimating the spatial
distribution of Land value in metropolitan Beirut, Faculty of Engineering and Architecture, American University of Beirut.
29.Choum Sinnara (2005), Ứng dụng hệ công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai huyện Khsach Kandal tỉnh Kandal, Campuchia, Đại học Nông nghiệp I -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phụ lục 1
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỬA ĐẤT
Tên phường (thị trấn): ...
Tên người sử dụng đất: ...
- Địa chỉ (1): ...
- Thời điểm xác định lại giá đất (2): ...
- Giá đất chuyển nhượng: ... triệu đồng/thửa hoặc ... đồng/m². (Theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên năm 2012) - Giá đất chuyển nhượng:………..Triệu đồng/thửa hoặc …………đồng/ m². ( Theo giá thị trường tại địa bàn) 1. Các thông tin về thửa đất - Tờ bản đồ số: …...; thửa đất số: ...; diện tích: ...m2; Địa chỉ thửa đất (3): ...
Kích thước mặt tiền: ...….. m; Hình thể thửa đất: Hình chữ nhật , hình bình hành , hình vuông , hình thang xuôi , hình thang ngược, hình đa giác, hình chữ L. Kích thước chiều sâu thửa đất: ... m. Tên địa danh Khoảng cách đến đường (phố) hoặc đến ngõ (hẻm) cấp liền kề trước nó (m) Đường (phố):...
Ngõ (hẻm) cấp 1:...
Ngõ (hẻm) cấp 2:...
- Mục đích sử dụng theo quy hoạch: ...
- Những hạn chế quyền sử dụng đất: Đang cho thuê , Đang thế chấp , Đang góp vốn , Đang tranh chấp , Một phần hoặc toàn bộ thửa đất trong hành lang an toàn công trình . 2. Các thông tin về tài sản gắn liền với đất - Nhà ở: Loại nhà: ...;Cấp nhà:...……....; Năm xây dựng: ………...
- Diện tích xây dựng: ….m²; Số tầng:...; Diện tích sàn sử dụng: …..…..m²;
Giấy phép xây dựng: có , không có. - Tài sản khác: ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngày…..tháng …..năm 2012