Đảm bảo tính liên tục, phát triển

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên sư phạm ngành mầm non ngành Giáo dục đặc biệt (Trang 52)

10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

1.4.4. Đảm bảo tính liên tục, phát triển

Một chương trình giáo dục cá nhân hoàn hảo cho một TKT, cần thiết phải đảm bảo tính liên tục và nhất quán trong các dịch vụ hỗ trợ [139; tr205], [127; tr107], [160; tr47]. Có thể lựa chọn từ các dịch vụ sau đây:

Đưa trẻ vào chương trình: là hình thức mà ở đó chương trình sẽ cung cấp chủ yếu cho trẻ các dịch vụ GDĐB, hỗ trợ trẻ một cách tổng thể, đầy đủ nhất

Dạy học hợp tác: là hình thức mà ở đó chương trình sẽ tận dụng những chuyên môn khác nhau của những giáo viên có liên quan đến từng mảng/lĩnh vực thuộc chương trình để hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất.

Tham vấn/dạy học cộng tác: cũng là hình thức hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia trong lĩnh vực GDĐB, hình thức này có thể là trực tiếp trên trẻ hoặc gián tiếp (đối tượng tham vấn, bao gồm cho cả những người liên quan đến trẻ)

Các dịch vụ tư vấn:là hình thức hỗ trợ về mặt thông tin giúp cha mẹ trẻ, giáo viên và những người liên quan có được những hỗ trợ (cả kiến thức và kỹ năng) hữu ích trong việc giáo dục trẻ.

Phòng nguồn (đưa ra khỏi chương trình): đây là một hình thức mà ở đó chương trình thực hiện tính tới việc chuyển tiếp cho trẻ trong các giai đoạn. Tùy vào các đối tượng cụ thể mà ở đó, trẻ được trang bị những kiến thức, kỹ năng đủ để có

thể chuyển tiếp sang những giai đoạn mới cao hơn, hoặc hỗ trợ phần nào cho trẻ cũng như các cơ sở tiếp nhận trẻ ở giai đoạn hiện tại hoặc sau này những kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Giáo dục đặc biệt.

Tham gia một phần vào các lớp chuyên biệt: hình thức này dành cho những trẻ có thể tham gia được các chương trình giáo dục phổ thông, song trẻ vẫn còn gặp khó khăn do những khuyết tật đem lại. Vì thế trẻ cần những hỗ trợ chuyên biệt mà các cơ sở chăm sóc giáo dục phổ thông không đáp ứng được. Cha mẹ có thể gửi con định kỳ để đảm bảo trẻ có thể có những hỗ trợ song hành, hiệu quả.

Học trong lớp chuyên biệt: chương trình chủ yếu tập trung vào những nội dung hỗ trợ các kỹ năng chuyên biệt dành cho những trẻ (nhóm trẻ) thực sự gặp khó khăn và không theo được chương trình giáo dục phổ thông nói chung. Tại đây trẻ có thể tham gia vào những hoạt động trị liệu cụ thể (cá nhân, nhóm) phù hợp với khó khăn của mình.

Các trường (trung tâm) giáo dục chuyên biệt: nội dung chương trình ở quy mô lớn hơn dành cho các nhóm trẻ có nhu cầu GDĐB khác nhau. Tại đây các giáo viên hỗ trợ trẻ là những giáo viên có kỹ năng, phương pháp chuyên biệt để hỗ trợ trẻ cũng như họ có kỹ năng phát triển những chương trình giáo dục cá nhân cho từng đối tượng.

Có thể thấy mỗi một hình thức trên đều có những chức năng trội nhất định. Tùy theo đặc điểm tình hình của mỗi trẻ cũng như điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, gia đình mà những người thực hiện chương trình cho trẻ tham gia vào dịch vụ nào là phù hợp và quan trọng là đảm bảo tính liên tụctrong việc hỗ trợ trẻ -điều đó góp phần tăng tính hiệu quả trong các dịch vụ hỗ trợ.

Tính liên tục và nhất quán còn thể hiện trong quá trình triển khai chương trình tại các môi trường khác nhau: chuyên biệt, hòa nhập; tại trung tâm, tại trường; tại nhà… Nó phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ cũng như tần xuất thực hiện các hoạt động trong đó có tính tới các điều kiện triển khai chương trình.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên sư phạm ngành mầm non ngành Giáo dục đặc biệt (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)