10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
2.3.3. Bộ công cụ khảo sát
Để thu thập thông tin cho các nội dung nghiên cứu thực trạng trên đây, chúng tôi đã thiết kế các bộ công cụ khảosát sau:
Thứ nhất, đối với nội dung khảo sát số 1 - Nhậnthức về CTGDCN,kỹ năng PTCT GDCN và Thực trạngkỹ năng PTCT GDCN của người giáo viên dạy TKT cũng như SV, chúng tôi thiết kế Phiếu tìm hiểu thực trạng KN PTCT GDCN cho TKT (Dành cho cả 3 đối tượng: GVMN, GVSP và SV khoa GDĐB)
Bộ câu hỏi khảo sát(phụ lục 1.1 gồm 15câu hỏi; phụ lục 1.2 gồm 9 câu hỏi và phụ lục 1.3 gồm 24 câu hỏi; gồm các câu hỏi chính và một số câu hỏi phụ thu thập thêm thông tin về người được hỏi. Tất cả tập trung vào các lĩnh vực chính:
1) Đánh giá sự hiểu biết của giáo viên, giảng viên, sinh viên về CT GDCN cho TKT và sự hiểu biết về kỹ năng PTCT GDCN
3) Tìm hiểu nhận định của GV, GVSP, SV về vai trò của việc PTCT GDCN đối với trẻ và hiệu quả của nó trong dạy học.
4) Đánh giá thực trạng về kỹ năng PTCT GDCN của SV bao đánh giá về tính đầy đủ của của kĩ năng; tính hợp lí về logic của kĩ năng
5) Đánh giá thực trạng tổ chức rèn luyện kỹ năng phát triển CTGDCN cho SVMN ngành GDĐB
Đồng thời, để khẳng định và làm sáng tỏ thêm nội dung của phiếu điều tra trên, đặc biệt các tiêu chí đánh giá kỹ năng này của giáo viên như mức độ thành thạo của kỹ năng; tính hợp lý của các kỹ năng và mức độ linh hoạt của kỹ năng…
Chúng tôi thiết kế Phiếu phỏng vấn giáo viên về CTGDCN cho TKT cũng như đánh giá kỹ năng PTCT GDCN của giáo viên (Phụ lục 1.4) và Phiếu quan sát kỹ năng PTCTGDCN (Phụ lục 1.5)
Đánh giá mức độ: Các câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng với 5 mức độ lựa chọn thể hiện 5 mức độ từ thấp đến cao với các hình thức chủ yếu sau:
- Mức độ tần xuất:
+ Không bao giờ: Trong mọi tình huống học tập hay trong các hoạt động GD, giáo viên/SV không thực hiện bất cứ thao tác nào liên quan đến kỹ năng phát triển CTGDCN
+ Hiếm khi: Chỉ thực hiện 1 đến 2 lần trong quá trình dạy TKT, có thể là theo yêu cầu và cố gắng thực hiện theo yêu cầu của cơ sở dạy trẻ đó, bao gồm cả việc điều chỉnh từ chương trình chung, nhưng không hoàn thiện theo tiến trình từ đầu đến cuối
+ Thỉnh thoảng: Chỉ thực hiện 2 đến 3 lần trong quá trình dạy trẻ, bao gồm cả việc điều chỉnh từ chương trình chung, sở dạy trẻ đó nhưng không hoàn thiện theo tiến trình từ đầu đến cuối, các hoạt động chỉ là thủ tục, không gắn với trẻ.
+ Thường xuyên: thực hiện đều đặn theo yêu cầu của cơ sở chăm sóc trẻ song các hoạt động chỉ là thủ tục, không gắn với trẻ.
+ Luôn luôn: thực hiện đều đặn chương trình là căn cứ để hỗ trợ trẻ, các hoạt động đã gắn với trẻ.
- Thể hiện quan điểm của mình
+ Phản đối: không đồng ý về vấn đề được hỏi và không chấp nhận ý kiến, quan điểm đó với bất cứ lý do gì .
+ Không đồng ý: không đồng ý về vấn đề được hỏi.
+ Phân vân: lưỡng lự khi đưa quan điểm của mình về vấn đề được hỏi có thể bao gồm cả không có ý kiến (trung lập)
+ Đồng ý: đồng ý với những quan điểm đưa ra, cũng có thể có vài thắc mắc hoặc băn khoăn xung quanh vấn đề được hỏi.
+ Hoàn toàn đồng ý: đồng ý 100%, không có điều gì băn khoăn, thắc mắc. - Mức độ khả năng
+ Kém: không thực hiện được những thao tác của kỹ năng
+ Yếu: thực hiện được 1 hoặc 2 thao tác, nhưng chưa thấy hiệu quả cụ thể + Trung bình: thực hiện được đa số thao tác của kỹ năng song chỉ mới dừng lại ở hình thức tái hiện.
+ Khá: thực hiện được hầu hết các kỹ năng và bước đầu đạt hiệu quả trên trẻ song vẫn còn 1-2 thao tác chưa hoàn thiện
+ Tốt: thực hiện thành thạo các thao tác của kỹ năng, có hiệu quả rõ rệt trên trẻ.
+ Rất không cần thiết: giáo viên hoàn toàn không nhận thấy hiệu quả của chương trình GDCN và không muốn mất thời gian vào công việc này
+ Không cần thiết: GV hoàn toàn không nhận thấy hiệu quả của chương trình GDCN song có lẽ giáo viên vẫn phải làm theo yêu cầu, và làm đối phó.
+ Có cũng được, không có không sao: GV cũng đã nhận thấy hiệu quả của chương trình GDCN song không thường xuyên xây dựng chương trình GDCN cho trẻ
+ Cần thiết: GV nhận thấy hiệu quả của chương trình GDCN và đã thường xuyên xây dựng chương trình GDCN cho trẻ, tuy nhiên hiệu quả của chương trình chưa rõ do giáo viên còn thiếu kỹ năng.
+ Rất cần thiết: giáo viên không thể dạy trẻ nếu không có chương trình GDCN, 100% số TKT được giáo viên xây dựng CTGDCN và có sự phát triển tốt từ chương trình này.