NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁ NHÂN HIỆU

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên sư phạm ngành mầm non ngành Giáo dục đặc biệt (Trang 48)

10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

1.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁ NHÂN HIỆU

HIỆU QUẢ CHO TKT

1.4.1.Tính cá nhân

Cũng cần phải nhìn nhận rằng, ngay cả thời điểm của những năm đầu thế kỉ XXI, dạy học TKT ở nước ta vẫn tồn tại quan niệm chưa đúng về vai trò của giáo viên và TKT trong quá trình dạy học. Nhiều người vẫn cho rằng trong quá trình dạy học TKT thì chỉ có giáo viên là chủ thể còn TKT, do những hạn chế của khuyết tật gây nên, chỉ đóng vai trò thụ động trong hoạt động học tập, chỉ cần tuân sự hướng dẫn của giáo viên mà thôi. Dạy học TKT không khác gì hành động “cầm tay chỉ việc” với mục đích trẻ có được những kỹ năng mà giáo viên cho rằng là cần thiết đối với trẻ. Hoạt động giảng dạy của giáo viên đối với TKT do đó đã bị tách khỏi môi trường lớp học phổ thông bình thường vì vai trò của TKT không bảo đảm được như vai trò của những trẻ em bình thường như: không có khả năng tự tổ chức hoạt động nhận thức, không tích cực, chủ động trong học tập, không thể theo kịp chương trình học phổ thông,...Với quan niệm như vậy giáo viên cần có phương pháp chuyên biệt, giảng dạy với nội dung tuỳ chọn, hình thức tổ chức dạy học thông thường theo kiểu kèm cặp một thầy một trò và đánh giá kết quả thường không cần có sự đánh giá hoặc đánh giá theo cảm tính của từng giáo viên. Cách nhìn nhận như thế đang dần được thay thế bằng quan điểm và cách tổ chức quá trình dạy học trên cơ sở các nguyên tắc dạy học chung trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc cá thể hoá còn gọi là dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của từng trẻ và nguyên tắc dạy học dựa vào điểm mạnh của TKT . [10; tr29], [54; tr89]

Cá biệt hoá hay còn gọi là cá thể hoá trong quá trình dạy học đã được UNESCO đề cập đến với định nghĩa là “sự giáo dục mà nội dung quá trình học

tập và giảng dạy được xác định bởi các nhu cầu, mong muốn của người học và họ tham gia tích cực vào việc hình thành và kiểm soát; sự giáo dục này huy động những nguồn lực và kinh nghiệm của người học”.[113; tr31]. Cá biệt hoá trong quá trình dạy học cũng chính là việc thực hiện quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, tức là dạy học cần phải hướng vào người học, vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Dạy học phải dựa vào chính đối tượng đồng thời là chủ thể của quá trình dạy học, bao gồm: 1). Kinh nghiệm, trình độ hiện có của trẻ; 2). Đặc điểm nhận thức hiện có của trẻ và 3). Khả năng và những điều kiện dạy và học cụ thể của trường, lớp, gia đình, địa phương, cộng đồng,... [14; tr29], [31; tr41], [66; tr102]

Trên cơ sở đó, các tác giả K. Barry và L. King (1993), đã đề cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc thiết kế chương trình, nội dung học tập lấy lợi ích, nhu cầu của người học làm trung tâm. [132], [10; tr176]

Quá trình dạy học TKT ở Việt Nam trong những năm qua có thể được coi là “thước đo” của việc thực hiện quan điểm trên. Mỗi TKT như đã đề cập ở trên là một bức tranh hết sức đa dạng phong phú về trình độ nhận thức, tình cảm, hành vi,...Mỗi trẻ cần một chương trình giáo dục riêng, mỗi bài soạn giáo án hay kế hoạch dạy học của giáo viên cần có mục tiêu, nội dung, hoạt động dành cho trẻ nằm trong tổng thể chung của lớp học. Trên cơ sở đó, những hoạt động dạy học của giáo viên trong lớp sẽ được “hoà quyện” vào nhau nhưng vẫn nhằm vào từng đối tượng khác nhau của lớp học.

Cũng cần tránh quan điểm sai lầm trong thực tiễn các nhà trường hiện nay, cá biệt hoá tức là dành cho những trẻ cá biệt (chẳng hạn như trẻ hay nghịch ngợm, lười học, học kém,..) hay những trẻ thuộc diện năng khiếu, chỉ những trẻ này mới áp dụng nguyên tắc cá biệt hoá. [54; tr99]

Tất cả mọi trẻ em không trẻ nào giống trẻ nào về tất cả các lĩnh vực phát triển. Cá thể hoá tức là việc dạy học và giáo dục cần phải căn cứ vào đặc điểm của từng trẻ, vào khả năng, nhu cầu và hứng thú của từng em. Dạy học phát triển đến trình độ cao là dạy học thực hiện nguyên tắc cá biệt hoá một cách triệt để. [54; tr108]

Như vậy có thể nói: Chương trình giáo dục cá nhân là chương trình dành riêng cho trẻ. Sẽ không có một chương trình chung dành cho mọi TKT , thậm chí ngay cùng dạng khuyết tật [57; tr232], [139], [151], [157], Điều đó có nghĩa là:

- Mục tiêu của chương trình phải hướng tới vào việc giải quyết các vấn đề khó khăn của trẻ trên cơ sở kết quả của hoạt động quan sát và đánh giá của chính trẻ này.

- Các nội dung, hoạt động được thiết kế trong chương trình… cần đảm bảo trẻ tham gia được, để trẻ đạt được những mục tiêu đã đề ra, nghĩa là cho chính trẻ này chứ không phải cho trẻ khác hoặc chung cho nhóm trẻ nào.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên sư phạm ngành mầm non ngành Giáo dục đặc biệt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)