Nâng cao năng lực của Cán bộ quản lý trong việc xây dựng môi trường văn hóa.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng môi trường văn hóa tại trường trung học cơ sở Nguyễn Đan Quế - Vĩnh Lộc – Thanh hóa (Trang 59)

b. Cách tiến hành:

3.3.6.Nâng cao năng lực của Cán bộ quản lý trong việc xây dựng môi trường văn hóa.

trường văn hóa.

Đây là giải pháp có tính chất quyết định tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng MTVH tại trường THCS Nguyễn Đan Quế trong thời kỳ hiện

nay. Xây dựng MTVH nhằm đáp ứng những nhu cầu văn hoá, giáo dục người học, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Xây dựng MTVH tốt đẹp cần thiết có sự chỉ đạo và tham gia của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của Ban lãnh đạo Nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá.

a. Nội dung:

- Đổi mới và nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, năng lực tổ chức, chỉ đạo và năng lực kiểm tra cho CBQL về công tác xây dựng MTVH trong nhà trường.

- Trên thực tế, hoạt động xây dựng MTVH ở trường THCS Nguyễn Đan Quế trong những năm qua đã cho thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ Đảng và quản lý của Ban giám hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định.

- Để thực hiện được mục tiêu xây dựng MTVH trong Nhà trường, Chi bộ Đảng và Ban giám hiệu trường THCS Nguyễn Đan Quế đã tổ chức quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính Phủ về công tác văn hoá. Từ đó, cần nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hoá và xây dựng MTVH trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Khắc phục sự nhìn nhận phiến diện về xây dựng MTVH, coi xây dựng MTVH đơn thuần chỉ là các hoạt động mang tính chất bề nổi, không quan tâm đến chiều sâu. Kinh nghiệm cho thấy, ở cơ sở nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, có sự đi sâu, đi sát trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá các phong trào, các hoạt động thì ở đó hoạt động xây dựng MTVH có sự chuyển biến tốt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi ở cơ sở nào vai trò lãnh đạo, sự chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước được thực hiện tốt thì từ việc hoạch định chương trình, kế hoạch hoạt động đến việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện xây dựng MTVH đều đạt kết quả cao.

- Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, tổ chức Đoàn, Đội phải phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để tổ chức, hướng dẫn, quản lý công tác xây dựng văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế.

b. Cách tiến hành:

- Người Hiệu trưởng phải tiến hành chỉ đạo, thực hiện công tác quản lí việc xây dựng MTVH trên tất cả các hoạt động của nhà trường. Đó là việc làm thường xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt quá trình quản lí. Người hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo các nội dung sau: Chỉ huy, ra quyết định quản lí hoạt động xây dựng MTVH làm cho các hoạt động của nhà trường diễn ra thuận lợi, theo đúng chương trình, kế hoạch và đạt được mục tiêu như mong muốn; Động viên, khích lệ các thành viên trong trường công tác, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, cần thiết thì có sự giúp đỡ bằng vật chất; Theo dõi, giám sát, điều chỉnh và sửa chữa những sai lầm, hạn chế trong công tác quản lí việc xây dựng MTVH trong nhà trường.

- Mỗi cán bộ quản lí phải tự xây dựng kế hoạch hoạt động cho đơn vị mình phụ trách về công tác xây dựng MTVH. Nội dung kế hoạch phải thể hiện được các yếu tố sau: thời gian, địa điểm, công việc, người chịu trách nhiệm…

- Người CBQL phải biết cách tổ chức, chỉ đạo hoạt động cho đơn vị mình phụ trách một cách khoa học. Trong các buổi sinh hoạt Hội đồng, Tổ chuyên môn, các buổi chào cờ…người quản lý phải vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các thành viên trong nhà trường về vai trò của công tác xây dựng MTVH trường học.

- Các CBQL phải thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, tham gia các hội thảo, chuyên đề về công tác xây dựng MTVH nhà trường.

- Tổ chức thành lập lực lượng Cờ đỏ trong các lớp, các khối lớp.

- Tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tổ chức tốt đại hội giáo dục cấp cơ sở đúng định kỳ, xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục xã nhà nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục trong đó có công tác xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng môi trường văn hóa tại trường trung học cơ sở Nguyễn Đan Quế - Vĩnh Lộc – Thanh hóa (Trang 59)