0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Xây dựng môi trường sư phạm, khung cảnh sư phạm.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN ĐAN QUẾ - VĨNH LỘC – THANH HÓA (Trang 49 -49 )

b. Cách tiến hành:

3.2.2. Xây dựng môi trường sư phạm, khung cảnh sư phạm.

a. Nội dung:

- Từ thực trạng xây dựng MTVH của trường THCS Nguyễn Đan Quế trong những năm qua đã cho thấy vai trò của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, các bậc phụ huynh học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Cần xác định rõ xây dựng MTVH là trách nhiệm của tất cả mọi người, muốn thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và xây dựng

MTVH chúng ta cần phải biết kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, đoàn thể, từ đó để triển khai thực hiện công việc một cách có hiệu quả và chất lượng nhất.

- Môi trường sư phạm và khung cảnh sư phạm là môi trường xung quanh học đường, đòi hỏi cảnh quan trường học phải xây dựng thật trong lành, văn hóa. Văn hóa thể hiện ở giáo viên, sinh viên qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Môi trường xung quanh học đường là ý thức của giáo viên và học sinh khi bỏ rác đúng nơi quy định, không bẻ cây, khạc nhổ, vẽ bậy lên tường, bàn học; không hút thuốc lá trong trường học; không nói tục, chửi thề... Những việc làm tưởng chừng rất nhỏ đó, nhưng là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo đức ban đầu của một nhà giáo.

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua cho các thành viên trong nhà trường, lồng ghép vào đó các nội dung của việc xây dựng MTVH trong sạch và lành mạnh. Đẩy mạnh phong trào “Vì một môi trường trong sạch” trong Nhà trường, nâng cao vai trò người giáo viên trong các hoạt động xã hội, trong gia đình, phấn đấu xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.

- Chăm lo xây dựng bồn hoa, cây cảnh, vườn trường, chú trọng công tác vệ sinh để nhà trường thực sự sạch đẹp như công viên. Từng bước hoàn thành các tiêu chí của trường học thân thiện- học sinh tích cực với đúng nghĩa làm cho học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.Nhờ đó mới thu hút được sự chú ý của nhiều người và mới được nhiều người ủng hộ.

b. Cách tiến hành:

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường là yếu tố rất quan trọng để đạt được chất lượng giáo dục trong đó có xây dựng môi trường văn hóa nhà trường.

- Ban chấp hành Đoàn, Đội trong nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi tập thể để nâng cao sự đoàn kết trong tập thể cán bộ, giáo viên và các khối, lớp học sinh: Đá bóng, kéo co, đóng kịch…

- Ban giám hiệu phối hợp với tổ chức Đảng, Đoàn trong nhà trường họp bàn với CB, GV, NV để tổ chức những chuyến du lịch ngắn ngày vào các ngày nghỉ đến các địa diểm du lịch như: biển Sầm Sơn, chùa Bái Đính, Tràng An, vịnh Hạ Long, Tam Đảo… nhằm nâng cao tầm hiểu biết cho các thành viên trong nhà trường, để CB, GV, NV thư giãn sau thời gian công tác vất vả, đồng thời những chuyến đi chơi sẽ củng cố và gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên với nhau.

- Ban giám hiệu lên kế hoạch và thông báo, tổ chức các buổi sinh hoạt Hội đồng nhà trường, các buổi họp tổ chuyên môn để đánh giá công tác giảng dạy và hoạt động của CB, GV, NV trong nhà trường. Trong các buổi họp này, mỗi cá nhân phải biết tự đánh giá bản thân, tìm ra ưu điểm để phát huy và để cho các thành viên khác học hỏi, đồng thời cũng phải nhận thấy hạn chế của bản thân để khắc phục và sửa chữa. Công tác tự phê bình và phê bình là cực kì quan trọng để các cá nhân hoàn thiện bản thân.

- Tổ chức các buổi lao động tập thể cho CB, GV, NV và HS trong nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường giao trách nhiệm cho tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách và quản lý hoạt động này. Ban chấp hành Đoàn lên kế hoạch và thông báo kế hoạch lao động, tổng vệ sinh toàn trường đến toàn thể CB, GV, NV và lớp trưởng các lớp. Buổi lao động tổng vệ sinh phải được diễn ra đúng thời gian, mỗi lớp, mỗi cá nhân phụ trách một công việc nhất định. Hoạt động này vừa là vệ sinh toàn trường, mang lại cảnh quan trong sạch, lành mạnh cho nhà trường, vừa góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau cho các thành viên trong nhà trường.

- Tuyên truyền trong các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp để các thành viên trong nhà trường nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan sư phạm trong sạch, lành mạnh, văn hóa.

- Ban chấp hành Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch, phổ biến kế hoạch cho các lớp về phong trào thi làm báo tường với chủ đề xây dựng môi trường văn hóa nhà trường.

- Đoàn thanh niên thông báo cho học sinh các lớp thời gian tổng vệ sinh

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN ĐAN QUẾ - VĨNH LỘC – THANH HÓA (Trang 49 -49 )

×