b. Cách tiến hành:
3.3.7. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả công tác xây dựng văn hóa của nhà trường.
hóa của nhà trường.
a. Nội dung:
- Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại môi trường văn hóa. - Đánh giá ý thức, thái độ của CB, GV,NV và HS trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước,thực hiện các nội quy, quy định trong nhà trường.
- Đánh giá kết quả công tác, giảng dạy - học tập, rèn luyện đạo đức và kết quả tham gia các phong trào hoạt động xây dựng MTVH trong nhà trường của CB, GV,NV và HS.
- Đánh giá ý thức xây dựng trường, lớp, giữ gìn và bảo vệ cảnh quan sư phạm của CB, GV,NV và HS trong nhà trường.
- Để tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường văn hóa nhà trường có thể áp dụng quy trình kiểm tra, đánh giá theo quản lý chất lượng tổng thể với các nội dung sau:
+ Các tổ, cá nhân, nhà trường luôn tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xây dựng MTVH trong nhà trường của mình, tự đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch để tự điều chinh sao cho phù hợp.
+ Ban lãnh đạo nhà trường tiến hành kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp từng tổ và cá nhân để biết được tiến độ công việc, kết quả xây dựng MTVH nhà trường để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
+ Hàng tuần, hàng tháng nhà trường tổng hợp báo cáo về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng MTVH để công bố, động viên, khích lệ mọi người, đồng thời nhắc nhở trách nhiệm đối với các tổ, các cá nhân.
- Đối với quá trình phối hợp với các lực lượng xã hội quản lí hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, Hiệu trưởng cần xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá như sau:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá căn cứ vào kế hoạch với các lực lượng xã hội trong hoạt động xây dựng MTVH, xây dựng các tiêu chuẩn khen thưởng, kỉ luật.
+ Tiến hành kiểm tra, đánh giá.
+ Uốn nắn, điều chỉnh hay động viên, khuyến khích kịp thời.
b. Cách tiến hành:
- Quản lí hoạt động xây dựng môi trường văn hóa cần được thay đổi theo hướng lấy quan hệ cơ bản là phối hợp, nguyên tắc cơ bản là dân chủ, người chịu trách nhiệm chính là Hiệu trưởng. Vì vậy chu trình kiểm tra, đánh giá được tiến hành trong nhà trường như sau:
+ Hướng dẫn các tổ, các cá nhân tự xây chuẩn kiểm tra, đánh giá, tự KT- ĐG về tiến độ thực hiện công việc, kết quả đạt được so với mục tiêu để có sự điều chỉnh và hoàn thành tốt nhất công việc được giao.
+ Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp để nắm được tiến độ thực hiện của từng cá nhân, các tổ, chất lượng công việc để phát hiện những sai sót, những vấn đề nảy sinh, từ đó có biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và bổ sung kịp thời.
+ Thành lập Ban kiểm tra có đại diện của các lực lượng giáo dục để tiến hành kiểm tra sao cho khách quan và công bằng.
- Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh bằng hình thức chấm bài thu hoạch và theo dõi ý thức, thái độ tham gia lớp học của học sinh.
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thông báo cho các giáo viên được biết về thời gian họp Tổ chuyên môn để tổng kết, đánh giá công tác giảng dạy,đồng thời tổng kết lại việc xây dựng MTVH trong nhà trường của giáo viên theo từng tuần.
- Các giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan sát, theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của HS thông qua các bài kiểm tra hoặc các câu hỏi đan xen trong giờ học. GVCN đánh giá hoạt động của HS trong việc xây dựng MTVH trong nhà trường thông qua các bài thu hoạch.
- Ban giám hiệu kết hợp với Ban chấp hành Đoàn lập kế hoạch và thông báo kế hoạch kiểm tra, dự giờ cho các giáo viên và học sinh nhà trường được biết. Tiến hành dự giờ theo đúng kế hoạch và quy trình dự giờ.
- Ban giám hiệu nhà trường lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch tổ chức hội thảo đánh giá lại công tác xây dựng môi trường văn hóa sau mỗi giai đoạn nhất định, điểm gì chưa được thì tìm biện pháp khắc phục, điểm gì đã làm tốt thì phát huy.
- Thông báo kịp thời kết quả đã thực hiện sau mỗi giai đoạn thực hiện cho phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương biết.
- Gây nhân điển hình, ghi vào sổ vàng của nhà trường lưu giữ qua nhiều thế hệ về việc tuyên dương khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho nhà trường.
Kết luận chương III:
Các giải pháp đã được xây dựng, điều quan trọng tiếp theo là phải biết ứng dụng linh hoat, sáng tạo các biện pháp đó vào công tác xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa, khung cảnh sư phạm và ứng xử sư phạm tốt. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp trong học tập, sinh hoạt của đoàn viên, đội viên. Mỗi trường học phải có hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của trường. Có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục văn hóa học đường cho học sinh, là cơ sở, điều kiện để xây dựng một môi trường giáo dục tốt, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp trồng người của Đảng và Nhà nước ta.