Phối hợp chặt chẽ giữa gia đìn h nhà trường và xã hội trong việc giáo dục văn hóa học đường cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng môi trường văn hóa tại trường trung học cơ sở Nguyễn Đan Quế - Vĩnh Lộc – Thanh hóa (Trang 56)

b. Cách tiến hành:

3.2.5. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đìn h nhà trường và xã hội trong việc giáo dục văn hóa học đường cho học sinh.

giáo dục văn hóa học đường cho học sinh.

a. Nội dung:

- Việc kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Phải liên hệ mật thiết với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục nhà trường tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".

- Giáo dục văn hóa học đường cho học sinh trong nhà trường là điều dĩ nhiên. Nhà trường là cơ sở giáo dục có trách nhiệm giáo dục để học sinh phát triển toàn diện nhất. Bởi vậy tầm quan trọng của nhà trường trong giáo dục học sinh là vô cùng to lớn. Song một mình nhà trường không thể giáo dục học sinh

hiệu quả được mà cần phải kết hợp với sự giáo dục của gia đình và xã hội trong công tác “trồng người” này.

- Nói đến gia đình là nói đến cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của học sinh. Gia đình cũng là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điều đó được ý thức rất đầy đủ về quan niệm của cha mẹ trong quá trình vào đời của con cái, trong học tập, phát triển nghề nghiệp tương lai, phát triển nhân cách trong quan hệ tình bạn và tình yêu, gia đình hạnh phúc và ý thức trách nhiệm công dân.

- Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện trong việc thường xuyên có sự trao đổi từ hai phía. Nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập, văn hóa đạo đức trường học của học sinh cho gia đình, định kỳ tổ chức họp phụ huynh để trình bày rõ quan điểm của nhà trường đối với học sinh. Gia đình cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng lực của học sinh tạo điều kiện để nhà trường có biện pháp giáo dục, quản lý. Gia đình cũng phải chu cấp đầy đủ về vật chất, thường xuyên quan tâm, động viên các em cố gắng học tập...

- Bên cạnh nhà trường và gia đình là sự quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với giáo dục văn hóa học đường cho học sinh. Ảnh hưởng từ các cá nhân, tập thể trong cộng đồng xã hội cũng không hề nhỏ. Những hành vi ứng xử bên ngoài xã hội dù tốt hay xấu cũng có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách và ứng xử của học sinh. Vì vậy, cộng đồng xã hội cũng cần phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục văn hóa học đường cho học sinh, mỗi thành viên trong xã hội hãy là tấm gương tốt cho các em noi theo.

- Hiệu trưởng cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với các ban, ngành, đoàn thể ở chính quyền địa phương. Nên cơ cấu một cán bộ của địa phương vào Hội đồng giáo dục của nhà trường để nắm được kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó có công tác xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường, từ đó có kế hoạch hỗ trợ nhà trường. Tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm một tiêu chuẩn để xếp loại gia đình văn hóa, xếp loại Đảng

viên, xếp loại hội viên của Hội cha mẹ học sinh…Phối hợp với công an địa phương để ngăn ngừa và phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh khu vực, tạo môi trường xã hội lành mạnh xung quanh khu vực trường học.

- Biện pháp xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế cũng cần tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất cho các hoạt động xây dựng MTVH trong nhà trường.

- Nguồn lực vốn đầu tư cho các hoạt động xây dựng MTVH: Tài chính là một trong những nhân tố quyết định tới kết quả của mọi hoạt động. Đối với hoạt động xây dựng MTVH ở trường THCS Nguyễn Đan Quế trong nhiều năm qua việc đầu tư kinh phí là khá lớn, song để duy trì tốt hoạt động này, cần có sự đầu tư kinh phí một cách hợp lý. Vây, phải huy động và thu hút vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Thực hiện xu hướng tất cả cộng đồng đều đầu tư cho giáo dục.

- Trên thực tế, nhà trường đã tập trung đầu tư kinh phí trang bị cơ sở vật chất theo tiêu chí Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia: có đầy đủ các phòng học cho học sinh, các phòng chức năng đạt yêu cầu chuẩn với các thiết bị dạy và học hiện đại, sân chơi có nhiều đồ chơi và cây xanh bóng mát tạo một khung cảnh sư phạm nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp. Phụ huynh học sinh tích cực ủng hộ nhà trường về vật chất như hệ thống máy điều hòa nhịêt độ, ti vi đầu đĩa tại các nhóm lớp…

- Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường- Gia đình và xã hội là một biện pháp quan trọng trong công tác xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế.

b. Cách tiến hành:

- Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi họp phụ huynh để thông báo tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cho cha mẹ các em được biết. Ban giám hiệu phổ biến kế hoạch Họp phụ huynh cho các giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm sẽ gửi giấy mời về cho gia đình học sinh thông báo về thời gian, địa điểm và những nội dung chính của buổi họp phụ huynh.

- Hằng tháng, đại diện Hội cha mẹ học sinh đến trường để cập nhật thông tin về tình hình học tập của con em, để cập nhật những thông tin mới về công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Nếu có học sinh cá biệt, vi phạm kỉ luật thì Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm sẽ có kế hoạch tổ chức họp phụ huynh của những học sinh đó để thông báo tình hình cho cha mẹ học sinh và từ đó nhà trường và gia đình đưa ra các biện pháp điều chỉnh, giáo dục kịp thời.

- Cuối mỗi học kì, năm học nhà trường lại gửi sổ liên lạc về cho gia đình học sinh để đảm bảo sự gắn kết giữa Nhà trường và gia đình.

- Đội bảo vệ nhà trường đăng kí và tham gia các lớp huấn luyện phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh địa phương do công an địa phương tổ chức.

- Nếu các thành viên, tập thể trong nhà trường, trong gia đình phát hiện ra biểu hiện, hành vi bất thường có liên quan đến việc vi phạm Pháp luật của một cá nhân nào đó thì phải thông báo kịp thời cho chính quyền và công an địa phương.

- Nhà trường gửi giấy mời đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội để mời họ tham gia các hoạt động, phong trào giáo dục kỉ niệm các ngày lễ trong nhà trường để quảng bá hình ảnh nhà trường và kêu gọi sự ủng hộ, đầu tư về tài chính của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

- Trân trọng cảm ơn những đóng góp của các nhà hảo tâm, các đơn vị, các đoàn thể, nhân dân địa phương bằng thư cảm ơn trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để họ thấy sự đóng góp của họ không uổng công tạo điều kiện thuận lợi cho những lần thực hiện kế hoạch huy động tiếp theo.

- Nhà trường, gia đình cùng với các cá nhân, tập thể trong cộng đồng, xã hội tổ chức các cuộc thi, phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao để kỉ niệm các ngày lễ quan trọng của Đất nước, địa phương và nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng môi trường văn hóa tại trường trung học cơ sở Nguyễn Đan Quế - Vĩnh Lộc – Thanh hóa (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w