THCS Nguyễn Đan Quế:
Công tác quản lí môi trường văn hóa trong nhà trường tập trung vào công tác quản lí của người Hiệu trưởng và các tổ chức Đoàn, Đội thông qua các chức năng quản lí:
- Lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo
- Kiểm tra, đánh giá.
a. Những thành công và nguyên nhân.
- Lập kế hoạch
Vấn đề xây dựng, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực luôn được Ban giám hiệu và các phòng ban lãnh đạo nhà trường quan tâm:
Ban giám hiệu trường THCS Nguyễn Đan Quế đã xây dựng được kế hoạch cụ thể về vấn đề xây dựng môi trường văn hóa nhà trường. Bao gồm các kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn. Các kế hoạch đều làm rõ các nội dung: Xác định các hoạt động cơ bản và xác định thứ tự các hạt động sẽ thực hiện; Xác định các quĩ thời gian cho việc thực hiện từng hoạt động; Tính toán nguồn lực cần thiết cho từng hoạt động…liên quan đến công tác xây dựng môi trường văn hóa.
Lãnh đạo nhà trường đã đề ra các nội quy, quy định rõ ràng, cụ thể, khoa học về xây dựng văn hóa học đường cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường phải noi theo như: Đi học đầy đủ, đúng giờ, giữ vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất, không ăn quà bánh, kẹo cao su, hút thuốc lá trong phòng học, thư viện, không đánh bài ăn tiền, chơi game, đánh chửi nhau, vô lễ với các thầy cô, cán bộ nhà trường, học đúng lớp, đúng nơi quy định…
Theo kết quả điêù tra của tôi đối với cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Nguyễn Đan Quế khi hỏi:
Trường thầy cô (các bạn) có xây dựng kế hoạch về xây dựng môi trường văn hoá hay không? thì: 100% đối tượng được hỏi trả lời là Có. Điêù này chứng tỏ nhà trường có lập kế hoạch và phổ biến kế hoạch về xây dựng môi trường văn hoá cho toàn thể thành viên trong nhà trường.
- Tổ chức:
Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định nhằm thực hiện hóa các mục tiêu đề ra theo kế hoạch.
Công tác quản lý văn hóa trong trường THCS Nguyễn Đan Quế được thực hiện đã có được cơ chế quản lý chặt chẽ và phù hợp. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các cá nhân, các phòng ban, đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền Phong, ban bảo vệ nhà trường…
Trường THCS Nguyễn Đan Quế thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các phong trào thi đua về xây dựng môi trường văn hóa nhà trường cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
- Chỉ đạo:
Chức năng chỉ đạo trong quản lý giáo dục là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của cán bộ, nhân viên, người dạy, người học…nhằm đạt tới các mục tiêu của cơ sở giáo dục với chất lượng cao.
Trong công tác xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế, Hiệu trưởng nhà trường đã dựa vào kế hoạch hoạt động mà giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân. Chẳng hạn Hiệu trưởng giao việc quản lý văn hóa học đường của học sinh cho các thầy cô trong trường, đặc biệt là giáo viên bộ môn; giao việc quản lý và bảo vệ cảnh quan vệ sinh nhà trường cho Đội Cờ đỏ trong học sinh nhà trường; giao việc giám sát các hoạt động mang tính chất văn hóa cho tổ chức Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên..
Kiểm tra trong giáo dục là quá trình xem xét thực tiễn các hoạt động của hệ thống giáo dục để đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điều chỉnh nhắm đưa hệ thống giáo dục đạt tới những mục tiêu đã đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn.
Công tác quản lý vấn đề xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế được chú trọng, việc kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, liên tục theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học; Cách thức kiểm tra dễ hiểu: thầy cô theo dõi cách ứng xử, giao tiếp của học sinh với học sinh, của học sinh với giáo viên, những người có trách nhiệm về vấn đề quản lý cảnh quan nhà trường tiến hành kiểm tra vệ sinh lớp học, sân trường... Nếu có thành tích thì Nhà trường có hình thức khen thưởng kịp thời, nếu xảy ra sai sót thì kịp thời điều chỉnh, sửa chữa…
b. Những hạn chế và nguyên nhân.
Ngoài những thành tích đạt được trong quá trình xây dựng và quản lý văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế vẫn còn nhiều hạn chế cần được xem xét và điều chỉnh:
Vấn đề xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường được trường THCS Nguyễn Đan Quế rất quan tâm song nhận thức của các thành viên trong nhà trường và của PHHS về vai trò của công tác quản lí vấn đề này lại là điều đáng bàn. Kết quả điều tra của tôi khi hỏi:
Theo thầy cô (ông bà hoặc các bạn) Công tác quản lý có vai trò như thế nào đối với vấn đề xây dựng môi trường văn hóa Nhà trường?
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của công tác quản lý đối với vấn
đề xây dựng môi trường văn hóa trong nhận thức của Cán bộ, giáo viên và học sinh.
Nhìn vào kết quả trên chúng ta có thể thấy rõ thực trạng nhận thức của mọi người về vai trò của công tác quản lý đối với vấn đề xây dựng môi trường văn hóa. Tỉ lệ PHHS và HS trả lời là Rất quan trọng chiếm % quá ít ( chỉ 8% PHHS và 5% HS trả lời là Rất quan trọng). Tỉ lệ cán bộ, giáo viên lựa chọn đáp án này có vẻ cao hơn nhưng cũng chỉ dừng lại ở con số 20%. Trong khi đó có 33% CB, GV, 18% PHHS và 12% HS trả lời là Quan trọng. Như vậy, tỉ lệ % còn lại trả lời là Không quan trọng ( 47% CB, GV, 74% PHHS và 83% HS). Những con số trên chứng tỏ rằng phần lớn các đối tượng được hỏi đều cho rằng công tác quản lý không có vai trò quan trọng trong vấn đề xây dựng môi trường văn hóa nhà trường. Nhận thức không đúng này của mọi người có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân như: mọi người cho rằng văn hóa nhà trường là do các cá nhân xây dựng nên, thể hiện qua ý thức văn hóa của các cá nhân chứ công tác quản lý của nhà trường chẳng có vai trò gì đáng kể. Đây quả là sai lầm lớn trong nhận thức của các thành viên nhà trường.
Trường THCS Nguyễn Đan Quế đã xây dựng được các kế hoạch về công tác xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường song việc triển khai thực hiện kế hoạch vẫn chưa được quán triệt. Việc xây dựng lực lượng cốt cán trong triển khai từng hoạt động hoặc từng nhiệm vụ chưa được tốt. Nhiệm vụ mới chỉ giao chung chung, chưa cụ thể từng nhiệm vụ cho từng cá nhân; Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch chưa được tiến hành hiệu quả, tất cả chỉ mang tính hình thức. Chính vì thế mà việc điều chỉnh ở các khâu trong kế hoạch (nếu không phù hợp) không đạt hiệu quả.
Khảo sát của tôi về thực trạng tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa của CBQL, GV trường THCS Nguyễn Đan Quế cho thấy: Có 92% CB, GV trong nhà trường trả lời là Không tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch xây dựng MTVH và chỉ có 8% CB,GV trả lời là Có tham gia. Như vậy, dù có kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa song kế hoạch đó lại không có sự đóng góp của tất cả các thành viên nhà trường mà theo điều tra của tôi thì kế hoạch chỉ được xây dựng bởi Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Như vậy, kế hoạch sẽ không có sự đóng góp của nhiều người mà chỉ được xây dựng trên ý kiến chủ quan của một vài người. Việc lập kế hoạch không có sự tham gia phối hợp xây dựng của hội đồng sư phạm, kế hoạch còn chung chung, chưa khoa học và cụ thể. Điều này làm cho khi triển khai thực hiện CB, GV bị thụ động, tính khả thi kém hiệu quả.
- Tổ chức:
Trong tổ chức công tác quản lý xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế thì việc phát triển khả năng quản lý của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức trong nhà trường chưa thực sự mang lại hiệu quả. Bởi vì thực hiện phân công, phân cấp trong vấn đề này chưa hiệu quả. Chưa phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cho từng cá nhân, tổ chức có liên quan nên còn xảy ra tình trạng ỷ lại, thiếu trách nhiệm trong vai trò của người
quản lý. Đồng thời nhà trường cũng chưa có một chế độ chính sách ưu tiên đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên khi họ được phân công nhiệm vụ…
Trường THCS Nguyễn Đan Quế đã tổ chức nhiều cuộc thi, nhiều phong trào về xây dựng môi trường văn hóa cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Song, không phải cuộc thi nào cũng nhận được sự tham gia nhiệt tình của các thành viên trong trường. Vì vậy, các cuộc thi này đạt hiệu quả không cao và đôi khi tổ chức các cuộc thi chỉ mang tính hình thức.
Khi được hỏi : Theo thầy cô (các bạn) các cuộc thi, các phong trào về xây dựng môi trường văn hoá nhà trường do trường thầy cô (các bạn) tổ chức có mang lại hiệu quả thiết thực hay không?
Tỉ lệ cán bộ, giáo viên và học sinh trả lời là Có chiếm 39% Tỉ lệ cán bộ, giáo viên và học sinh trả lời là Không chiếm 61%
Như vậy, phần lớn các thành viên trong nhà trường đều nhận xét rằng các phong trào, các cuộc thi về xây dựng môi trường văn hoá nhà trường đều không mang lại hiệu quả thiết thực. Các cán bộ, giáo viên thì cho rằng những cuộc thi đó tổ chức ra chỉ mang tính hình thức còn học sinh thì cho rằng tham gia các cuộc thi này cho có phong trào chứ các em không quan tâm và không hứng thú tìm hiểu về vấn đề này bởi với các em thành tích học tâph mới la quan trọng nhất..
- Chỉ đạo:
Việc chỉ đạo công tác xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế là một nội dung quan trọng. Chỉ đạo là người lãnh đạo, quản lý thực hiện quyền chỉ huy của mình để triển khai nhiệm vụ. Hiệu trưởng nhà trường rất quan tâm đến vấn đề xây dựng môi trường văn hóa và thường xuyên ra các quyết định chỉ đạo liên quan đến công tác này. Nhưng nhiều khi Hiệu trưởng ra quyết định chỉ bằng lời nói, không bằng văn bản cụ thể nên hiệu quả của quyết định không cao vì có thể người nhận quyết định quên mất hoặc nghĩ
rằng đó chỉ là trao đổi, thảo luận của Hiệu trưởng chứ không phải là Hiệu trưởng đang ra quyết định nên họ không thực hiện quyết định.
Khi đã ra quyết định và giao trách nhiệm cho các cá nhân, tập thể trong nhà trường về việc xây dựng môi trường văn hóa thì hiệu trưởng lại không thường xuyên đôn đốc, động viên, kích thích họ tiến hành nhiệm vụ. Chính vì thế mà đôi khi tiến độ thực hiện nhiệm vụ không được đảm bảo, không phát huy được mọi khả năng của các thành viên để họ phục vụ hết lòng cho Nhà trường.
Trong quá trình chỉ đạo việc xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế có cả công tác giám sát và điều chỉnh nhắm thu thập thông tin về thực trạng thực hiện kế hoạch (tiến độ, chất lượng, khó khăn…), kịp thời phát hiện những điển hình tốt để phổ biến, những khó khăn để giúp đỡ, khắc phục, những thiếu sót để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Tuy nhiên, công tác này Hiệu trưởng nhà trường thực hiện chưa được tốt.
- Kiểm tra:
Công tác kiểm tra việc xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế chưa đưa ra các tiêu chuẩn kiểm tra rõ ràng, cụ thể. Vì vậy khi có kết quả kiểm tra thì không có tiêu chuẩn để so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá.
Việc tiến hành kiểm tra nhiều khi chỉ mang tính hình thức, tràn lan, không có trọng tâm, trọng điểm, không đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác xây dựng môi trường văn hóa nhà trường.
Khi đánh giá kết quả kiểm tra thì trong nhiều trường hợp vẫn không đảm bảo tính khách quan mà vẫn mang nặng tính chủ quan của người kiểm tra, đánh giá.
Trong xử lý các trường hợp vi phạm vẫn còn nhiều thiếu sót do nhiều nguyên nhân như : chưa thu thập đầy đủ thông tin trong quá trình xử lí vi phạm, giải quyết nhiều trường hợp còn chưa thực sự khách quan, vẫn thiên về tình cảm…
Công tác quản lý việc xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế được tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng chưa chặt chẽ, đôi khi quản lý vẫn còn lỏng lẻo. Kết quả điều tra của tôi khi hỏi:
Theo thầy cô(các bạn) công tác quản lý việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường thầy cô (các bạn) như thế nào:
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của Cán bộ, giáo viên và học sinh về
công tác quản lý về việc xây dựng môi trường văn hóa trong Trường THCS Nguyễn Đan Quế:
Theo biểu đồ trên ta thấy có tới 61% học sinh và 47% cán bộ, giáo viên cho là Chưa tốt. Điều này cho thấy công tác quản ký của lãnh đạo nhà trường chưa mang lại hiệu quả và niềm tin cho các thành viên nhà trường. Các thành viên trong nhà trường cho rằng việc quản lý này của nhà trường chưa tốt đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải xem xét và điều chỉnh lại công tác quản lý sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhà trường để nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần xây dựng môi trường văn hóa nhà trường tốt đẹp hơn.
Trong phiếu hỏi dành cho cán bộ, giáo viên trường THCS Nguyễn Đan Quế có câu:
Câu 7 : Xin quí thầy, cô cho biết đánh giá của thầy cô về mức độ hiệu quả của việc thực hiện các chức năng quản lý trong công tác xây dựng môi trường văn hóa trong trường các thầy cô
TT Nội dung Hiệu quả thườngBình Không hiệuquả 1 Lập kế hoạch
2 Tổ chức
3 Chỉ đạo
4 Kiểm tra
Kết quả của câu hỏi này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực
hiện các chức năng quản lý trong công tác xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường của CB, GV trường THCS Nguyễn Đan Quế.
Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy rằng: Đánh giá của các cán bộ, giáo viên về hiệu quả của các chức năng quản lý trong công tác xây dựng môi trường văn hóa trong trường THCS Nguyễn Đan Quế là không cao. Phần lớn họ đều cho rằng các chức năng đó chỉ dừng lại ở mức độ bình thường và không hiệu quả
Kết quả điều tra của tôi cho thấy việc thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế chỉ được tiến hành ở phương diện tổng quan, tức là kiểm tra xếp loại thi đua của tập thể, cá nhân thông qua phong trào thi đua do Đoàn- Đội đề xuất và tổ chức. Nhà
trường thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng MTVH mới chỉ kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động chứ không tiến hành kiểm tra cả quá trình thực hiện như thế nào. Hơn nữa, hình thức kiểm tra sổ sách của GV được thông báo trước nên thực tế cho thấy GV thực hiện còn mang tính đối phó.