Khi đi dự giờ, không khí ở các lớp thực nghiệm tốt hơn ở các lớp đối chứng. Bao trùm giờ học ở các lớp thực nghiệm là không khí thoải mái, sinh động; Học sinh đƣợc giáo viên tạo điều kiện chủ động trong học tập, hăng hái phát biểu trình bày ý kiến; các em chứng tỏ đƣợc sự hiểu bải của mình thông qua việc phân tích ví dụ đã cho trong SGK theo cách hiểu của các em, cho đƣợc ví dụ khác, làm đúng bài tập trong sách và bài tập mà giáo viên cho thêm. Không khí trang nghiêm, căng thẳng, sự yên tĩnh của một lớp học truyền thống không còn tồn tại trong các giờ học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp. Có chăng là ở các lớp đối chứng, để trả lời câu hỏi của giáo viên, học sinh cầm SGK và đọc, có phát biểu nhƣng đều phát biểu giống trong SGK; giờ học trôi qua trong sự chủ động giảng giải của giáo viên, học sinh ngồi nghe, ghi chép và thỉnh thoảng trả lời các câu hỏi đơn giản của giáo viên. Không khí lớp học buồn tẻ, có học sinh làm việc riêng trong giờ học, không tập trung vào bài học. Điều ghi nhận đƣợc khi chúng tôi đi dự giờ là tinh thần, thái độ học tập của học sinh: Ở các lớp thực nghiệm, chúng tôi thấy đƣợc sự vui thích khi các em phát biểu và sự tự hào khi các em đƣợc bạn bè và giáo viên nhận xét là em đã trả lời đúng. Học sinh tập trung tích cực. Ở các lớp đối chứng, các em phát biểu vì đƣợc giáo viên gọi, chúng tôi không thấy đƣợc sự phấn khởi của các em khi phát biểu đúng.
Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 theo quan điểm giao tiếp sẽ giúp cho học sinh thêm khôn ngoan, linh hoạt trong giao tiếp với mọi ngƣời. Học tốt bài Phong cách ngôn ngữ báo chí sẽ giúp các em xác định đúng từng thể loại của văn bản báo chí, biết rõ đặc trƣng của từng thể loại và có thể viết đƣợc các loại văn bản đó khi các em làm báo tƣờng, khi các em muốn gửi bài cho các báo, đài... Dạy Tiếng Việt cho học sinh và học sinh ứng dụng tốt vào trong thực tế cuộc sống nhƣ thế mới đạt yêu cầu.
Ngoài kết quả đã đạt đƣợc nhƣ vừa nêu, những tiết thực nghiệm còn một số tồn tại. Trƣớc tiên, đó là vấn đề thời gian. Hầu hết các tiết dạy ở lớp thực nghiệm đều không kịp giờ quy định, có tiết trễ hơn 10 phút. Điều mà các lớp đối chứng không gặp phải (có khi còn 10 – 15 phút thì mới hết tiết). Tiếp đến là vấn đề trật tự lớp học. Các tiết dạy ở lớp thực nghiêm khá ồn do học sinh tích cực phát biểu, thảo luận nhóm và làm bài tập.
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy việc tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh là việc làm cần thiết, hữu ích. Vì đó là cơ sở để hiểu đúng thực trạng dạy và học Tiếng Việt hiện nay. Chúng tôi nghĩ: dạy cái gì cho học sinh không quan trọng bằng việc dạy như thế nào.
Chúng tôi muốn nói đến phƣơng pháp giảng dạy, hình thức dạy học. Nội dung chƣơng trình Tiếng Việt trong SGK nên đƣợc thiết kế để hƣớng đến mục đích giao tiếp. Dƣờng nhƣ chúng ta đang dạy cho học sinh với tính chất nghiên cứu nhiều hơn là tính thực dụng. Chúng tôi mong rằng trong tƣơng lai gần, học sinh sẽ yêu thích nhiều hơn và học giỏi Tiếng Việt hơn.
Việc đảm bảo quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt nói chung sẽ mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh:
Đối với Giaó viên: Chỉ có khâu thiết kế bài là vất vả vì phải lựa chọn phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bài học và đặc điểm từng lớp học. Đồng thời, giáo viên phải lựa chọn câu chuyện hoặc các tình huống giao tiếp phù hợp với nội dung bài học để minh họa và để học sinh luyện tập. Vào tiết học, giáo viên chỉ có vai trò hƣớng dẫn, gợi ý học sinh cách thức tiếp thu bài học. Chỉ cho học sinh nội dung trọng tâm bài học và yêu cầu học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Nhƣ vậy, giáo viên giảng dạy bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp sẽ không phải là ngƣời diễn giảng suốt tiết học nữa, không phải mệt nhọc thuyết giảng một chiều, mà ngƣợc lại, học sinh sẽ cùng nhau chiếm lĩnh kiến thức dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, cùng với các bạn thực hành ứng dụng những điều đã học vào các bài tập tình huống giao tiếp. Giáo viên đã thành công trong việc kích thích khả năng tự học và phát huy đƣợc tính tích cực trong học tập của học sinh.
Đối với học sinh: Nếu các em học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp thì các em phải xem kĩ nội dung bài học ở nhà và tìm những ví dụ từ trong quá trình giao tiếp hàng ngày để minh họa cho bài học (dần dần các em sẽ có thói quen tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức). Vào lớp, các em đƣợc giáo viên tạo điều kiện thảo luận theo nhóm (rèn kĩ năng là việc theo nhóm, học hợp tác); đƣợc phát biểu theo hiểu biết của mình (không nhất thiết là phải đúng); đƣợc thuyết trình trƣớc lớp nội dung bài học mà mình đã chuẩn bị, mà nhóm đã thống nhất (rèn kĩ năng trình bày trƣớc đám
đông, tính tự tin); đƣợc nhận xét câu trả lời của bạn để cùng nhau đi đến thống nhất nội dung bài học; đƣợc thực hành để ứng dụng những điều đã học, kiến thức đƣợc khắc sâu hơn. Nhƣ vậy, học sinh học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp mới thực sự là học, vì kiến thức thu nhận bằng con đƣờng tự khám phá mới là kiến thức vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất, học nhƣ vậy mới có ích cho các em. Học sinh đƣợc là chính mình (thì sẽ hứng thú hơn trong học tập) chứ không phải là ngƣời nói lại những điều SGK, sách học tốt đã viết (Học sinh nói đƣợc nhƣng chƣa chắc đã hiểu, lặp lại những điều giáo viên nói).
Những điều kiện cần đảm bảo để thực hiện dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp: (1) Cần trang bị về cơ sở vật chất: phòng học cần đúng chuẩn; bàn ghế đầy đủ, sạch sẽ; ánh sáng tốt. Nếu có máy vi tính, máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy thì càng tốt. Thƣ viện cần có đầy đủ sách. Đồ dùng dạy học đầy đủ… (2) Học sinh phải chịu học, chịu xem bài và chuẩn bị nội dung bài học và ví dụ trƣớc ở nhà. Đối với học sinh không chịu học, không chuẩn bị bài học trƣớc thì giáo viên cần tìm hiểu lí do và có biện pháp xử lí hoặc kích thích học sinh tích cực học tập hơn. (3) Muốn cho giờ dạy đạt đƣợc hiệu quả nhất, chỉ dựa vào đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là chƣa đủ và chƣa hiệu quả; một trong những yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta cần biết đến đó là giáo viên. (4) Một giáo viên có tâm huyết, yêu nghề thì tình yêu là mục đích và là động lực thúc đẩy cho giáo viên vƣợt qua đƣợc mọi khó khăn thử thách để hoàn thành sứ mệnh của mình; hơn thế nữa, tinh thần vì học sinh thân yêu sẽ ăn sâu vào nguồn gốc giá trị của hành động. Giáo viên sẽ có sự đầu tƣ trong công việc thiết kế giáo án giảng dạy. (5) Kết quả giảng dạy phụ thuộc rất lớn vào phong cách hiện diện của giáo viên trong lớp học, từ cách ăn mặc, trang điểm, giao tiếp, phát ngôn, giờ giấc lên lớp, giọng nói, khuôn mặt, lòng khoan dung, sự kiên nhẫn, tính không ích kỉ là những yếu tố mắt xích liên kết với nhau, không thể tách rời nhau trong giờ học. Các yếu tố này sẽ ảnh hƣởng một cách tích cực tới mỗi học sinh trong lớp, đồng thời đẩy mạnh bầu không khí lớp và dẫn đến sự tác động lẫn nhau giữa GV – HS, HS – HS. Thực tế cho thấy, giáo viên nào đƣợc học sinh yêu thích thì các học sinh đó sẽ yêu thích môn học do giáo viên đó dạy, thậm chí học giỏi môn học đó. (6) Giờ học đƣợc sinh động hay không sinh động, thu hút học sinh hay không thu hút học sinh…đều phụ thuộc vào khả năng hƣớng dẫn, khả năng quản lý và khả năng tổ chức của giáo viên. Nếu giáo viên vui vẻ, hòa đồng sẽ làm cho học sinh cảm thấy không bị áp lực, có hứng thú trong học tập và học tập tích cực. (7) Đối thoại và hội nhập là nhịp cầu nối kết giữa GV – HS. Qua đối thoại giáo viên sẽ hiểu biết rất nhiều về các học trò của mình, hội nhập vào trong ngữ cảnh, môi trƣờng, môi trƣờng của học sinh để lắng nghe những chia sẻ của
các em và giúp đỡ khi các em cần, tạo nên sự thân thiện, đồng cảm, rút ngắn đƣợc khoảng cách giữa GV – HS. Bởi vì giáo dục không những trau dồi cho học sinh về kiến thức mà còn hình thành nhân cách cho các em trong khi còn đang ngồi trên ghế nhà trƣờng.
Các cán bộ quản lí tuy không dạy Tiếng Việt nhƣng cũng cần hiểu rõ quan điểm giao tiếp để nhắc nhở, động viên, chỉ đạo giáo viên giảng dạy cho tốt. Ban giám hiệu cần khen ngợi và tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy cho tốt. Khi dự giờ đánh giá giáo viên, Ban giám hiệu không nên cứng nhắc đánh giá giáo viên theo khuôn mẫu (giáo viên thực hiện đúng năm bƣớc lên lớp, dạy đủ nội dung, đúng giờ, tiết học không ồn ào...) mà nên chú trọng đến hiệu quả giờ dạy của giáo viên: Học sinh có tích cực chƣa? Giáo viên có kích thích đƣợc tính tích cực, sáng tạo của học sinh hay không? có đổi mới cách dạy, có sử dụng phƣơng pháp thích hợp không?... Cũng nên đánh giá cao những giáo viên mạnh dạn trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, có đầu tƣ cho chuyên môn...có nhƣ thế, giáo viên mới không bị áp lực khi giảng dạy, có hứng thú dạy tốt và tiết học sẽ có hiệu quả hơn.
Nếu vì lí do chủ quan hay khách quan nào đó mà giáo viên không đảm bảo quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt thì sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại. Những khó khăn trở ngại khó có thể nhìn thấy trƣớc mắt, vì nó thể hiện ra ở tƣơng lai của học sinh: Học sinh sẽ không nhớ lâu những kiến thức đã học, các em không có kĩ năng ứng dụng những điều đã đƣợc học vào trong cuộc sống. Thiếu kĩ năng trình bày và thiếu hẳn tính tự tin chủ động trong cuộc sống...Trở ngại trƣớc mắt mà chúng ta có thể thấy đƣợc ở hoc sinh đó là: phần lớn các em làm bài tập làm văn không đạt yêu cầu, bị hạn chế về diễn đạt, cách dùng từ, viết câu sai ngữ pháp...Lỗi không hoàn toàn là của giáo viên, nhƣng nếu giáo viên có sự đầu tƣ trong giảng dạy Tiếng Việt, có biện pháp kích thích khả năng tự học và phát huy đƣợc tính tích cực trong học tập của học sinh thì sẽ giảm bớt đƣợc khó khăn trở ngại.
Dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 THPT theo quan điểm giao tiếp bƣớc đầu giáo viên sẽ gặp phải hạn chế: Do quan điểm dạy học này mới đƣợc triển khai ở trung học phổ thông nên học sinh chƣa quen với cách học mà giáo viên hƣớng dẫn nên sẽ khiến cho tiết học bị “cháy giáo án”, nghĩa là hết tiết học nhƣng chƣa hết nội dung bài học. Lớp học ồn ào hơn khi giáo viên dạy theo truyền thống (giáo viên giảng cho học sinh hiểu, học sinh nghe và chép bài, về nhà làm bài tập), việc lớp học ồn ào dễ khiến giáo viên bị Ban giám hiệu khiển trách nên giáo viên tránh cách dạy này. Có một số học sinh do quen với cách học cũ, không chịu thảo luận nhóm với các bạn, không chịu phát biểu, hoặc làm mất trật tự khiến giáo viên mất thời gian để xử lí, khiến
cho tiết học bị gián đoạn...Nhƣng những hạn chế này có thể khắc phục đƣợc và việc dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp có thể đƣợc triển khai thực hiện ở trƣờng trung học phổ thông. Dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 theo quan điểm giao tiếp không hoàn toàn là cách dạy tối ƣu, hay duy nhất, nhƣng đây là cách dạy góp phần cải thiện kết quả học Tiếng Việt của học sinh và nâng dần hiệu quả của việc dạy Tiếng Việt. Với một xã hội phát triển nhƣ hiện nay thì việc dạy cho học sinh cách thức học tập, dạy cho các em kĩ năng tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức và trở thành một còn ngƣời chủ động sáng tạo, biết ứng dụng kiến thức vào thực tế, biết giao tiếp là việc làm thiết thực mà các giáo viên nói riêng, các nhà làm công tác giáo dục nói chung cần quan tâm và thực hiện.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu, vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc tổ chức dạy học bài Phong các ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông và hƣớng triển khai các bài học Tiếng Việt trong chƣơng trình Ngữ Văn 11 theo quan điểm giao tiếp, ngƣời thực hiện đề tài rút ra một số nhận xét và đề xuất sau:
1. Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp là một cách thức dạy học không hoàn toàn mới nhƣng ở trung học phổ thông thì hầu nhƣ rất ít giáo viên vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc dạy bài học này một cách triệt để; thƣờng do giáo viên THPT chƣa chú ý với việc dạy học Tiếng Việt nói chung nên thiếu sự đầu tƣ cần thiết.
2. Qua thực tế vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc tổ chức dạy học một bài Tiếng Việt cụ thể và hƣớng triển khai các bài học Tiếng Việt trong chƣơng trình Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp, ngƣời thực hiện nhận thấy học sinh nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của Tiếng Việt và mục đích của việc học Tiếng Việt, học hứng thú hơn và đạt kết quả cao hơn; Giáo viên thực sự trở thành ngƣời hƣớng dẫn học sinh tìm đến tri thức và ứng dụng tri thức vào trong sinh hoạt hàng ngày (thông qua các bài tập tình huống).
3. Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp không chỉ giúp học sinh học Tiếng Việt tốt hơn mà còn giúp các em cải thiện mối quan hệ với bạn bè và thầy cô thông quan các hoạt động giao tiếp trong lớp và ngoài giờ lên lớp.
4. Không khí giờ học bàiPhong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 theo quan điểm giao tiếp thực sự sinh động, học sinh học tập với tâm lí thoải mái. Mỗi học sinh trong lớp vừa là nhân vật giao tiếp vừa là đối tƣợng giao tiếp. Các em vừa học vừa thực hành tại lớp thông qua các bài tập tình huống
do giáo viên đặt ra. Mỗi học sinh là một chủ thể năng động và sáng tạo, giờ học Tiếng Việt thực sự hiệu quả
5. Dù là một hƣớng đổi mới cách dạy và học nhƣng dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp vẫn dựa trên những phƣơng pháp cơ bản, truyền thống của việc dạy học Tiếng Việt nhƣ một thể thống nhất, hài hòa , bổ sung cho nhau. Cần triển khai bài học Tiếng Việt theo cách dạy và học nhƣ thế nào (song song với các cách dạy và học tích cực khác) để nâng cao chất lƣợng dạy học Tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay. 6. Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp là một giải pháp hữu hiệu cho phép góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng học tập, tạo điều kiện để học sinh tự hiện thực hóa, tự khẳng định nhân cách cá nhân của mình, vạch ra tiềm năng sáng tạo của cá nhân, hình thành những phƣơng châm giá trị và phẩm chất đạo đức cần thiết cho những chặng đƣờng học tập và làm việc tiếp theo, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đƣợc